8 cách giúp sếp truyền cảm hứng cho nhân viên

0

Bạn muốn nhân viên của bạn làm việc tận tâm thay vì chỉ chấm công rồi về? Dưới đây là một số cách giúp bạn truyền cảm hứng cho nhân viên, khiến họ trở nên tràn trề nhiệt huyết và làm việc hết sức mình.

Việc khơi gợi được những gì tốt nhất từ ​​nhân viên của bạn có thể phức tạp hơn nhiều so với việc chi trả tiền lương. Chúng ta đều biết rằng, có sự khác biệt lớn giữa một nhân viên xách cặp đi làm và một nhân viên tận tụy, tận tâm, làm việc hết sức mình. Những nhân viên mạnh nhất thường là những người được truyền cảm hứng và tràn đầy đam mê. Vậy làm thế nào để khiến nhân viên của mình trở nên đầy nhiệt huyết như vậy?

CÓ ĐI CÓ LẠI CHÍNH LÀ CHÌA KHÓA.
Nếu bạn muốn nhân viên của mình luôn cảm thấy hào hứng với công việc của mình, thì bạn phải hào hứng với chính nhân viên của mình. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc đến việc đầu tư nỗ lực vào việc nuôi dưỡng văn hóa cống hiến. Dưới đây là những cách có thể giúp bạn làm được điều đó.

1. CÓ MỘT TẦM NHÌN RÕ RÀNG.
Kiếm tiền là một việc tốt, có được sự hài lòng của khách hàng là việc tốt, nhưng giá trị của công việc không chỉ nằm thuần túy ở đồng lương cuối tháng. Bạn cần phải có sự thấu hiểu rõ ràng về mục tiêu lớn của công ty và có khả năng trình bày rõ tầm nhìn đó cho nhân viên của bạn. Hiểu được cách mà công ty tạo nên một cộng đồng, một nơi làm việc tốt đẹp hơn có thể giúp bạn thấy được sự khác biệt giữa nhân viên tận tâm với những người chỉ điểm danh rồi về. Việc có chung một mục đích có thể kéo bạn và đội ngũ của mình xích lại gần nhau hơn, và việc hiểu bạn đang hướng tới đâu sẽ giúp bạn đến gần mục tiêu hơn nữa. Hãy cố gắng chứng minh rằng làm việc tại công ty của bạn không chỉ đơn thuần là việc lương lậu.

2. KHEN NGỢI NHÂN VIÊN MỘT CÁCH CÔNG KHAI.
Có lẽ lời khuyên này bạn đã được nghe rất nhiều: Nên khen ngợi công khai và khiển trách riêng tư. Tuy nhiên còn có nhiều cách để dùng lời khen thay vì chỉ đơn giản là khen ở nơi ai cũng có thể nhìn thấy. Tôi muốn đẩy nó lên một bước xa hơn bằng cách biểu dương những nhân viên mắc lỗi. Ý tôi không phải là ủng hộ những nhân viên kéo cả đội đi xuống, liên tục làm sai và từ chối học hỏi từ những sai lầm. Tôi đang nói về những kiểu sai lầm mà nhân viên tạo ra khi họ được trao quyền quyết định và họ đáng được thưởng vì dám liều mình với những rủi ro có thể mang lại lợi ích cho công ty. Khi bạn khen ngợi một nhân viên đang gắng thử một cái gì đó mới mẻ, kể cả khi dự án đó thất bại, thì bạn đang đưa ra một thông điệp rằng mình sẽ khen thưởng sự sáng tạo trong công việc. Hãy để nhân viên của bạn hiểu rằng việc cố gắng thử những điều mới không có nhiều rủi ro mà lại có tiềm năng được bạn đánh giá cao.

3. KỂ CÂU CHUYỆN CỦA BẠN.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của nghệ thuật kể chuyện. Hãy kể câu chuyện về những ngày đầu lập nghiệp đầy khó khăn, những thách thức bạn đã vượt qua, những cuộc cạnh tranh khốc liệt, hay những sai lầm bạn đã mắc phải… bằng cách nào đó giúp những câu chuyện ấy phần nào liên quan tới những thử thách hiện tại mà nhân viên bạn đang gặp phải.

Khi bạn đan xen câu chuyện của bạn vào câu chuyện của nhân viên, bạn không chỉ cho họ tấm gương để giải quyết vấn đề của họ, mà còn viết nên một câu chuyện gần gũi, mang đến cho nhân viên của bạn một bức tranh tổng quát về công ty. Điều này giúp họ thấy được công ty đang đầu tư vào sự thành công của họ.

4. ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐỒNG THUẬN
Có mục tiêu rõ ràng với sự phát triển công ty của mình một điều tốt, nhưng sẽ còn tuyệt vời hơn khi bạn để nhân viên xác định được những mục tiêu riêng của họ và khiến họ cống hiến cho doanh nghiệp của bạn. Khuyến khích nhân viên của bạn dành thời gian cho công việc, cho dù đó là ngắn hay dài hạn, như là một phần quan trọng trong cuộc hành trình cá nhân của họ.

Khi bạn khen ngợi một nhân viên đang gắng thử một cái gì đó mới mẻ – kể cả khi dự án đó thất bại – bạn đang đưa ra một thông điệp rằng mình sẽ khen thưởng sự sáng tạo trong công việc. Hãy để nhân viên của bạn hiểu rằng việc cố gắng thử những điều mới không có nhiều rủi ro mà lại có tiềm năng được bạn đánh giá cao.

Giả dụ công ty kế toán của bạn tuyển một chàng trai có thiên hướng nghệ thuật. Bạn có thể thấy chàng nghệ sĩ của bạn không trụ được ở công ty lâu hay bỏ việc sớm. Nếu bạn có thể động viên anh ta coi thời gian làm việc tại công ty kế toán như một phương tiện để có được những kiến thức kinh doanh quan trọng – những kiến thức mà nhiều người nghệ sĩ rất cần – anh ta sẽ cảm thấy có thành tựu và thỏa mãn hơn nhiều.

5. HỌC NHỮNG KĨ NĂNG MỚI
Điều này thường thấy ở trong thế giới của các vận động viên. Bạn sẽ thấy một tuyển thủ bóng rổ dành một ngày nghỉ tập luyện để đi tập yoga. Không phải vì yoga là mối quan tâm chính của chàng tuyển thủ này, mà bởi vì yoga có thể giúp anh vận động các cơ khác nhau và cải thiện tình trạng thể chất chung của mình. Tương tự như vậy, việc nhân viên của bạn khám phá những công việc và các kĩ năng khác nhau theo định kì có thể giữ cho họ có được sự sắc bén và tránh cảm giác nhàm chán trong công việc.

6.TRUYỀN THỐNG ĂN MỪNG.
Trong công ty hiện tại của tôi,mỗi khi chào đón một thành viên mới, bài hát “Thunderstruck” của ban nhạc AC/DC lại được chúng tôi ca vang. Chúng tôi bật rất lớn, lớn tới mức những người hàng xóm xung quanh cũng phải phàn nàn và nó khiến cho nhịp tim của tất cả mọi người cùng tăng lên. Đây không chỉ là một sự ngắt quãng khỏi môi trường làm việc nghiêm túc hàng ngày mà chúng tôi vẫn hay làm, nó còn là một nhân tố thúc đẩy tinh thần của mọi người nữa. Khi bạn nghe thấy một nhân viên nói, “Tôi muốn nghe ‘Thunderstruck’ ngày hôm nay,” bạn biết rằng mình đã sở hữu một đội ngũ nhân viên tràn đầy cảm hứng.

7. KHEN THƯỞNG BẰNG NHỮNG CÁCH ĐỘC ĐÁO.
Bạn muốn nhân viên của bạn coi trọng những giá trị khác ngoài tiền bạc? Hãy cân nhắc việc mang tới những động lực thúc đẩy không phải là tiền mặt. Cho dù đó là một buổi đi xem bóng hay một lớp học nấu ăn theo nhóm, hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội để nuôi dưỡng tinh thần đồng đội và đông thời khen thưởng thành tích xuất sắc của họ. Hãy nhắc nhở nhân viên của mình bằng một thứ hữu hình để họ nhớ lấy mục tiêu của mình.

8. CHO PHÉP HỌ NGHỈ NGƠI.
Thúc đẩy nhân viên trong công việc quá mức có thể là một trong những điều phản tác dụng nhất mà bạn từng làm. Thay vào đó, hãy cố gắng bảo toàn thời gian nghỉ của nhân viên.

Nhân viên của bạn cũng cần có thời gian cho bạn bè, gia đình và thời gian cho cuộc sống bên ngoài công ty. Vậy nên nếu bạn không tôn trọng nhu cầu của họ về việc nghỉ ngơi, bạn đang thể hiện là bạn đang coi thường tới những phúc lợi của họ. Hãy cho nhân viên của bạn thời gian để tái tạo sức lực, và có lẽ họ sẽ đến văn phòng với tâm thế sẵn sàng làm việc chăm chỉ vì bạn.

Chúng ta có xu hướng được truyền cảm hứng từ những người tràn ngập cảm hứng. Cách bạn kinh doanh, cách bạn đối xử với nhân viên và khách hàng có thể tạo nên tấm gương cho những gì bạn mong đợi từ nhân viên của mình.

Hãy đưa nhân viên của mình gần với câu chuyện công ty, vẽ ra con đường dẫn đến thành công và có lẽ phần thưởng bạn nhận được sẽ là những nhân viên đầy nghị lực, tràn trề cảm hứng và sẵn sàng dốc hết sức lực vì sự thành công chung.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Trường doanh nhân HBR

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ