Bí quyết để thăng tiến trong sự nghiệp ngay cả khi phải làm việc tại nhà

Dù phải làm việc ở nhà, vẫn có những cách để bạn duy trì "phong độ" và thăng tiến trong sự nghiệp.

0 492

Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi một số thứ, trong đó có việc ngày càng nhiều người buộc phải làm việc ở nhà (work from home – WFH). Và nếu bạn cảm thấy sự nghiệp của mình có vẻ đang chững lại trong thời gian này thì vẫn chưa muộn để tái khởi động.

“Nhiều người lo lắng rằng vì họ không có mặt tại văn phòng và không tương tác, gắn bó với đồng nghiệp hoặc khách hàng theo cách mà họ đã làm trước đây, nên có cảm giác như cuộc sống đang bị đình trệ theo một nghĩa nào đó”, Dorie Clark, tác giả của “Bạn là doanh nhân” cho biết, “Thật khó để biết làm thế nào để thích ứng vì có quá nhiều điều không chắc chắn”.

Và đây là những cách để có thể duy trì sự nghiệp của bạn:

1. Tiếp tục gặp gỡ những người mới

Kết nối trực tuyến là một phần quan trọng để có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Ở thời điểm hiện tại, các hội thảo gặp gỡ trực tiếp, giờ nghỉ giải lao và gặp gỡ bàn tròn không còn phổ biến, để có thể gặp nhiều người mới bạn cần phải chủ động hơn.

Bạn có thể cảm thấy khó xử khi liên hệ với một ai đó và đề nghị trò chuyện qua mạng. Bạn có thể đặt mục tiêu gặp gỡ một người mới mỗi tuần, ví dụ người mà bạn đang tiếp cận nghe có vẻ thú vị hoặc bạn có chung mối quan hệ trên LinkedIn.

Cách thức này sẽ giúp tạo ra các mối liên hệ cho bạn. Ví dụ: ‘Tôi muốn tìm hiểu thêm về ngành này và thấy anh là nhà lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm – tôi rất muốn nghe anh chia sẻ về hành trình sự nghiệp của mình”.

2. Thường xuyên tìm kiếm những phản hồi

Nhận các đánh giá để xác định các lĩnh vực cần cải thiện và điểm mạnh cũng như sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ sẽ giúp phát triển sự nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ nhận được đánh giá hiệu suất từ người quản lý của mình một hoặc hai lần một năm – khiến bạn nản lòng và phòng thủ – điều này cũng không có lợi cho cả hai bên.

Clark nói: “Nếu bạn có thể chịu được những đánh giá thấp hơn kỳ vọng để nhận nhiều phản hồi thường xuyên hơn, bạn sẽ cảm thấy mình ít bị phán xét hơn và nhận được đánh giá về năng suất cụ thể nhiều hơn”.

Nhưng nhiều người quản lý không thoải mái khi đưa ra phản hồi. Clark nói: “Bạn phải chủ động. Hãy đến gặp họ sau khi thuyết trình và nói: ‘Tôi muốn làm cho bài thuyết trình của mình tốt hơn trong tương lai. Ông có nhận xét gì không hoặc có thể đưa ra lời khuyên gì để tôi có thể làm tốt hơn?’”.

Bạn càng tạo ra được nhiều cuộc trò chuyện, bạn sẽ nhận được các phản hồi dễ dàng và hiệu quả hơn.

3. Tìm một người hướng dẫn

Một người cố vấn có thể giúp trả lời các câu hỏi nghề nghiệp, kết nối, cung cấp hướng dẫn và tạo động lực cho sự nghiệp của bạn.

Hãy tìm một người nào đó ở cấp độ hơn bạn để xây dựng mối quan hệ, Wendi Weiner, một chuyên gia nghề nghiệp và thương hiệu cá nhân gợi ý.

4. Tiếp cận quản lý của bạn

Sếp đóng một vai trò lớn trong sự nghiệp của bạn. Và có thể khó khăn hơn để tiếp tục xây dựng mối quan hệ khi bạn không có những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên hành lang hoặc những cuộc trò chuyện trực tiếp khác.

Tìm cách giúp sếp của bạn có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn trong dài hạn, tăng khả năng tiếp cận với các dự án mới của bạn. Dana Brownlee, tác giả của cuốn sách “Các quy tắc bất thành văn về quản lý”, gợi ý những vấn đề mà sếp của bạn có thể gặp phải.

Ví dụ, bạn có thể giúp quản lý của mình gọi một cuộc điện thoại vào buổi sáng nếu họ đang không thể thực hiện được. Hoặc tìm hiểu 3 ưu tiên hàng đầu trong năm nay của họ là gì, tìm ra điều gì quan trọng nhất đối với quản lý của mình. Điều này có thể là kim chỉ nam cho bạn trong suốt thời gian làm việc còn lại”, Brownlee gợi ý.

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn bài viết ndh.vn
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ