Giá dầu giảm và những tác động đến các nền kinh tế

0 367

Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2015 công bố mới đây đã phân tích cặn kẽ những tác động đến các nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ giá dầu giảm, trong bối cảnh năm 2016 rất khó cho một kịch bản giá dầu tăng trở lại.

Gia dau se the nao

Những tháng cuối năm 2014 đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới. Giá một thùng dầu thô Brent đã giảm liên tục từ 111,8 USD vào tháng 6/2014 xuống còn khoảng 62,34USD vào tháng 12/2014. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, một trong những tác giả của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2015, cho rằng sự sụt giảm mạnh giá dầu trong năm qua bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như mất cân bằng cung cầu trên thị trường dầu thế giới, sự thay đổi mục tiêu của các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC và sự gia tăng giá đồng USD.

Xu hướng cung – cầu

Trên thị trường dầu mỏ toàn cầu trong những năm gần đây là sự gia tăng nguồn cung vượt hơn mong đợi và nhu cầu về dầu dưới mức mong đợi. Cụ thể, trong khi nguồn cung trên toàn thế giới tăng, nhu cầu về dầu lại có xu hướng giảm trên các thị trường chủ lực như Trung Quốc do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự “ì ạch” của nền kinh tế Nhật Bản và châu Âu.

Xét về cung, các nước OPEC phục hồi sản xuất nhanh hơn dự kiến (chẳng hạn như Iraq). Hơn nữa, nguồn cung dầu mỏ của các nước không thuộc OPEC tăng đều đặn, đặc biệt là tại Mỹ có sự gia tăng sản xuất dầu đá phiến khiến cung dầu mỏ tăng nhanh trong những năm gần đây. Do vậy, các nước OPEC đã phải đối mặt với việc bị giảm thị phần trong năm 2014 do sự bùng nổ hoạt động khai thác dầu mỏ.

Lượng dầu cung ứng của các nước không thuộc OPEC ước tính đạt trung bình 51,91 triệu thùng/ngày trong năm 2014, tăng 1,68 triệu thùng/ngày so với năm 2013. Bên cạnh đó, suốt 6 năm qua, các nhà sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ đã đẩy sản lượng từ 5 triệu thùng/ngày trong năm 2008 lên 8,5 triệu thùng/ngày vào tháng 6/2014. Vì vậy, Mỹ được cho là nguyên nhân chính góp phần làm cho nguồn cung dầu thế giới thặng dư thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày khiến cho giá dầu tụt giảm mạnh.

Về phía cầu, Mỹ từng là nước nhập khẩu nhiều dầu mỏ nhất từ OPEC. Hiện nay, Mỹ vẫn còn là nước “nhập khẩu ròng” về dầu mỏ, song sản lượng dầu mỏ nội địa của Mỹ đã tăng tới 70% trong 6 năm qua nên nhu cầu nhập khẩu dầu của Mỹ trong năm 2014 cũng đã giảm đáng kể.

Sự sụt giảm giá dầu đã chạm mức 47,76 USD/ thùng trong tháng 1/2015. Trong 2 tháng đầu năm 2015, giá dầu đã có chiều hướng chững lại và giao động tại mức 58,1 USD/thùng trong tháng 2/2015 và 55,89 USD/ thùng trong tháng 3/2015. Tăng trưởng kinh tế thế giới 2015 được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp nên dự đoán mức cầu về dầu mỏ trong năm 2015 sẽ tiếp tục ở mức thấp và không tăng đột biến.

Thay đổi trong mục đích của OPEC

Saudi Arabia vẫn thường đóng vai trò phối hợp hành động chung trong OPEC (đóng vai trò như một cartel), dùng sản lượng dầu mỏ dư thừa nhằm tác động và giữ chân giá dầu biến động trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn thay đổi vào 11/2014 khi OPEC đã quyết định giữ nguyên sản lượng sản xuất 30,56 triệu thùng/ngày, vượt quá tổng sản lượng tối đa được quy định là 30 triệu thùng/ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi hướng đi của OPEC là giữ thị phần thay vì đẩy giá dầu lên cao. OPEC muốn giữ nguyên mức cung cấp như vậy để làm nản lòng các tập đoàn khai thác khí và dầu đá phiến của Mỹ . Các công ty sản xuất dầu từ đá phiến này có chi phí khai thác cao nên chịu nhiều tổn thương cho giá dầu giảm sâu.

Với sự sụt giảm tới 50% trong giá dầu kể từ tháng 6/2014, nhiều nhà sản xuất từ đá phiến của Mỹ đã phải thu hẹp kế hoạch tìm kiếm giếng dầu mới, một số DN khác thì tạm ngừng khai thác và phá sản. Tuy nhiên, quyết định của các nước OPEC cũng đã gây ảnh hưởng đến trực tiếp thu nhập của các thành viên trong khối như: Iran, Iraq, Algeria, Nigeria, Venezuela.

USD, đồng tiền thường được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu dầu mỏ trên thế giới đã tăng giá 10% so với các đồng tiền chủ chốt khác từ giữa năm 2014. Thông thường, sự tăng giá của USD tác động tiêu cực lên giá dầu do sức mua tại một số quốc gia giảm sút khi đồng tiền của nước này sụt giá so với USD. Các kết quả nghiên cứu định lượng của IMF năm 2015 cho thấy khi USD tăng giá 10% thì giá dầu sẽ giảm ở mức cao là 10% và mức thấp là khoảng 3% hoặc thấp hơn.

Tác động đến các nền kinh tế

Giá dầu giảm trong những tháng cuối năm 2014 đã gây ra những tác động khác nhau tới nhiều nền kinh tế theo hai hướng là tích cực đối với những nước có nhu cầu nhập khẩu và tiêu cực đối với những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Giá dầu sụt giảm ảnh hưởng tới cán cân vãng lai của một nước tùy thuộc vào xuất nhập khẩu nhiều hay ít; phụ thuộc vào chính sách thuế và phụ thuộc vào tỉ trọng của mặt hàng dầu trong rổ hàng hóa đối với việc cải thiện tình trạng lạm pháp của đất nước đó.

Các nước xuất khẩu dầu mỏ như: Nga, Iran, Nigeria, Venezuela và Ecudor dựa vào nguồn thu dầu mỏ để tài trợ cho chi tiêu chính phủ nên bị ảnh hưởng mạnh nhất. Sụt giảm giá dầu khiến các nước này không thể cân bằng ngân sách nhà nước, gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài và ổn định đồng tiền quốc gia. Các nhà sản xuất và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu mở và năng lượng của các nước này cũng chịu sự giảm sút lợi nhuận, thậm chí thua lỗ, nên phải cắt giảm việc làm hàng loạt.

Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là thành viên có ảnh hưởng lớn nhất trong tổ chức OPEC đã chịu thiệt hại lớn từ giá dầu thấp với mức thâm hụt ngân sách khoảng 14% GDP khi giá dầu xoay quanh mức 60 USD/thùng. Tuy nhiên, Saudi Arabia đã chủ trương không cắt giảm sản lượng để giữ thị phần, rút kinh nghiệm từ bài học giảm giá dầu những năm 1980, khi OPEC có cắt giảm sản xuất nhưng giá dầu vẫn giảm, dẫn đến tình trạng bạo loạn trong nước.

Nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, khoảng 750 tỷ USD, giúp Saudi Arabia giữ quan điểm không cắt giảm sản lượng và dự tính sẽ dùng nguồn dự trữ ngoại hối để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm tới đây. Nếu giá dầu tiếp tục giữ ở mức thấp thì các đối thủ có chi phí sản xuất cao như Mỹ sẽ phải đóng cửa và những nước như Saudi Arabia với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ là người được hưởng lợi và chiếm được thị phần về dài hạn.

Tại Nga, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi nước này đồng thời phải chịu những đòn trừng phạt từ các nước phương Tây, Mỹ và sự sụt giảm giá dầu. Do nguồn thu từ dầu mỏ chiếm tới 45% ngân sách, nên ngân sách Nga bị giảm đáng kể. Nhiều lĩnh vực kinh doanh của Nga chịu ảnh hưởng nặng nề từ hậu quả giá dầu thấp ở mức kỷ lục.

Kinh tế Việt Nam trước tác động giá dầu giảm

Dù vai trò của Việt Nam trên thị trường dầu mỏ thế giới là không lớn, nhưng thị trường dầu mỏ Việt Nam lại khá đặc thù và chịu nhiều tác động. Nước ta xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu hầu hết các sản phẩm dầu mỏ. Theo PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Đại học Bách khoa Hà Nội, với sự phụ thuộc đa chiều vào thị trường dầu mỏ thế giới nên những biến động về giá dầu thế giới cũng gây ra những tác động đa chiều tới kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, với một nước xuất khẩu dầu thô và doanh thu dầu thô luôn chiếm từ 10 – 20% trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) như Việt Nam, với giá dầu thấp phải gánh chịu những thiệt hại trực tiếp từ khi giảm sút của doanh thu và nguồn thu ngân sách. Việc giá dầu thô giảm sâu sẽ gây hậu quả xấu tới cân đối ngân sách trong bối cảnh các nhiệm vụ chi theo dự toán ngày càng tăng cao. Muốn đảm bảo các nhiệm vụ chi NSNN theo dự toán, đồng thời không làm tăng quy mô thâm hụt NSNN bắt buộc Chính phủ phải khai thác nguồn thu khác để bù đắp khoản hụt thu do giảm giá dầu.

Thứ hai, trên phương diện Việt Nam là một nước nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu thành phẩm (với hơn 70% lượng xăng dầu nhập khẩu), khi giá dầu giảm, giá các thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới giảm theo sẽ làm giảm nhẹ hóa đơn xăng dầu của người tiêu dùng Việt Nam. Trên thị trường nội địa, chúng ta cũng đã nhận được các đợt điều chỉnh giảm liên tục giá các sản phẩm xăng dầu từ điều hành của Nhà nước. Một khi chi tiêu cho xăng dầu giảm thì thu nhập khả dụng của người tiêu dùng còn lại cho các sản phẩm hàng hóa khác sẽ tăng lên và sự gia tăng sức mua cho người dân trong nước sẽ góp phần làm tăng GDP.

Đặc biệt, việc giảm giá dầu thành phẩm lại là cơ hội để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước khi xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của rất nhiều hoạt động kinh tế. Thông qua phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu phi dầu mỏ, cơ cấu thu NSNN sẽ chuyển dịch sang nhiều hơn vào thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Đây là cơ hội để Nhà nước có thể giải quyết các vấn đề bất cập về cơ cấu thu NSNN với nguy cơ thiếu bền vững do vẫn dựa rất lớn vào thu từ khai thác dầu mỏ (lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào biến động trên thị trường quốc tế). Định hướng này là hoàn toàn phù hợp trong điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khi kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đó là chưa kể các hiệu ứng tích cực khác của việc giá dầu giảm tới kinh tế của đất nước như việc hỗ trợ tích cực cho việc kiểm soát lạm phát.

Năm 2016, sẽ rất khó cho một kịch bản giá dầu tăng trở lại. Vì vậy, cần thừa nhận một kịch bản giá dầu thấp và có thể kéo dài để chủ động trong việc lập các kế hoạch thu – chi ngân sách ở quy mô quốc gia, cơ cấu thu ngân sách nhà nước phù hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế với đầu vào là xăng dầu có giá thấp, từ đó mới có thể tận dụng được các cơ hội từ việc giá dầu giảm mạnh.

Câu hỏi đặt ra là: Có nên khai thác dầu để xuất khẩu với số lượng lớn như hiện nay?

PGS.TS Bùi Xuân Hồi cho rằng, về khai thác và xuất khẩu dầu thô, công tác điều hành, ra quyết định cần phải có dữ liệu về chi phí một cách đầy đủ. Nếu giá ở chu kỳ thấp nhưng mỏ dầu của Việt Nam tiếp tục có thể khai thác kinh tế (do chi phí sản xuất thấp) thì việc tiếp tục cung ứng là điều cần thiết vì vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho công nghiệp dầu mỏ và góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN. Nếu chi phí cung ứng cao, được hiểu là khai thác không kinh tế thì phải cân nhắc về sản lượng cung ứng, không nên khai thác để xuất khẩu bằng mọi giá. Hơn nữa, kịch bản giá dầu thấp là điều khó tránh khỏi đối với năm 2016, do vậy, trong công tác điều hành giá, Nhà nước nên có những điều chỉnh các thành phần của biểu giá theo quan điểm ít có rủi ro về việc tăng giá trở lại.

Một điểm nữa được PGS.TS Bùi Xuân Hồi lưu ý trong công tác điều hành chính sách, khi Nhà nước đã sẵn sàng cho một kịch bản giá xăng dầu thấp thì đi kèm với nó cần có một kế hoạch cụ thể để khai thác các hiệu ứng tích cực từ việc giá xăng dầu giảm. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược là đầu vào quan trọng của nhiều hoạt động kinh tế… giá xăng dầu giảm, chi phí đầu vào giảm, cần có sự điều hành linh hoạt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phù hợp với logic giá đầu vào giảm. Khi đó, giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ, nhưng tăng nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước do giá dầu giảm thậm chí còn mang lại hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế.

Thegioibantin.com

KỲ ANH, nangluongvietnam online

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ