Học chuyên ngành phụ giúp ích gì cho con trong tương lai ?

0

Nếu con thích nhiều hơn một ngành nghề, hoặc bất đồng ý kiến với cha mẹ về việc chọn ngành, “chuyên ngành phụ” sẽ là một lựa chọn phù hợp giúp con lên kế hoạch “nước đôi” mà không phải phân vân quá nhiều. Khái niệm này thực chất vô cùng quen thuộc ở phương Tây, nhưng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. RMIT là một trong số ít những trường Đại học tại Việt Nam hiện nay cho phép sinh viên lựa chọn một chuyên ngành phụ bên cạnh chuyên ngành chính, áp dụng cho một số ngành học thuộc khoa Kinh doanh & Quản trị và khoa Ngôn ngữ.

⭐️ THẾ NÀO LÀ CHUYÊN NGÀNH PHỤ?
Nói một cách dễ hiểu, chuyên ngành phụ là tập hợp những môn học có khả năng bổ trợ cho chuyên ngành chính, và sinh viên sẽ theo học cả hai chuyên ngành này cùng lúc.

Sinh viên có thể chọn chuyên ngành chính đủ rộng, rồi sử dụng chuyên ngành phụ để học sâu hơn về một mảng cụ thể trong chuyên ngành chính. Ví dụ, con có thể lấy Kinh doanh (Quản trị) làm chuyên ngành chính, rồi học thêm chuyên ngành phụ về Quản trị Du lịch & Khách sạn – chúng bổ trợ cho nhau rất tốt và giúp CV của con trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, trong trường hợp con thích nhiều hơn một ngành nghề, con cũng có thể chọn một lĩnh vực khác hẳn để làm chuyên ngành phụ. Chẳng hạn, con học Quản trị Nguồn nhân lực, nhưng lại chọn Digital Marketing để làm chuyên ngành phụ. Người ngoài nhìn vào có thể thấy hai chuyên ngành này không liên quan đến nhau, nhưng trên thực tế, đây có thể là hai ngành cùng mang lại cho con nhiều đam mê, và trong quá trình phát triển sự nghiệp sau này, rất có thể con sẽ sử dụng đến tất cả những kiến thức và kỹ năng mà con học được từ hai ngành này.

⭐️ LỢI ÍCH MÀ CHUYÊN NGÀNH PHỤ MANG LẠI CHO CON?
Đầu tiên và quan trọng nhất, chuyên ngành phụ trang bị cho con một “bộ kĩ năng” để dễ dàng linh hoạt chuyển đổi công việc giữa thị trường lao động đầy biến động trong tương lai. Rất có thể, công việc con gắn bó suốt 10 năm đầu tiên ra trường sẽ không còn tồn tại sau 10 năm tiếp theo. Nếu học thêm một chuyên ngành phụ, con sẽ có những sự lựa chọn khác nhau để chủ động đón đầu những cơ hội mới khi cần thiết.

Thứ hai, chuyên ngành phụ giúp con tự tin hơn khi làm việc với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Đây cũng là vũ khí giúp con thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp. Chẳng hạn, nếu con học chuyên ngành “Quản trị Chuỗi cung ứng & Logistics”, con có thể chọn thêm chuyên ngành phụ “Quản trị” để hiểu cách các bộ phận khác trong doanh nghiệp vận hành như thế nào ngoài bộ phận cung ứng. Với kiến thức ở cả chuyên ngành phụ và chính, sau nay khi đã phát triển sự nghiệp trong ngành logistics, con hoàn toàn có thể trở thành Giám đốc Điều hành hay CEO của một doanh nghiệp.
Thứ ba, việc học chuyên ngành phụ khiến con trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Học một chuyên ngành đã rất vất vả rồi, nên họ sẽ thấy được nỗ lực, sự can đảm và khả năng tiếp thu tốt của con khi lựa chọn thêm một chuyên ngành thứ hai. Điều này chắc chắn sẽ giúp con nổi bật hơn so với những ứng viên bình thường khác.

⭐️ RMIT TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CON HỌC CHUYÊN NGÀNH PHỤ NHƯ THẾ NÀO?
Tại RMIT, bên cạnh những môn học chính, con được đăng ký học thêm các môn tự chọn, trong đó có các môn tự học chung (dành cho mọi chương trình của trường) và các môn tự học ngành (dành riêng cho chương trình mà con đang theo học). Tùy từng ngành học cụ thể, chuyên ngành phụ sẽ chiếm khoảng 2-4 môn tự chọn ngành.

Cụ thể hơn, ví dụ con là một sinh viên ngành Quản trị, đây là cách con có thể chọn chuyên ngành phụ và môn tự chọn chung:
🔘 Chuyên ngành chính: Quản trị (khoa Kinh doanh & Quản trị)
🔘 Chuyên ngành phụ: Digital Marketing (khoa Kinh doanh & Quản trị)
🔘 Môn tự chọn chung: một số môn của khoa Truyền thông & Thiết kế (một khoa khác hẳn)

Đặc biệt, RMIT không yêu cầu sinh viên quyết định chuyên ngành phụ ngay từ kì I, nên con sẽ có thời gian để khám phá xem mình thích tìm hiểu thêm về lĩnh vực nào.

Ngoài ra, tại RMIT, bộ phận Tư vấn hướng nghiệp và bộ phận RMIT Connect hỗ trợ 1-1 sẽ lắng nghe và tư vấn để con lựa chọn chuyên ngành phụ một cách có chiến lược cũng như phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

Tóm lại, nếu hiểu rõ và có chiến lược cụ thể, con sẽ thu lượm được rất nhiều giá trị từ chuyên ngành phụ của mình. Nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng, linh hoạt chuyển đổi giữa các công việc khác nhau, hay tự tin giao tiếp với đồng nghiệp và đối tác – cha mẹ hãy hướng con lựa chọn chuyên ngành phụ để đạt được một trong số những lợi ích này, hoặc thậm chí là tất cả.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: RMIT & Cha Mẹ

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ