Mỹ tăng giàn khoan, thị trường dầu thêm quan ngại

0

Giá dầu thô giảm hơn 1% trong phiên ngày 3/6, ngay sau khi Mỹ tăng thêm 9 giàn khoan trong tuần qua, dấy lên quan ngại về sự trở lại thị trường của các công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

Việc số giàn khoan dầu của Mỹ tăng thêm 9 giàn, lên 325 giàn, Hãng dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes cho là đang dấy lên quan ngại về sự trở lại thị trường của các công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

Dau_khi_da_phien_01_aa00f

Giá dầu giảm mạnh trong khi thị trường lại đang mong đợi Mỹ cắt giảm sản lượng.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 55 cent, tương đương 1,1%, xuống 48,62 USD/thùng. Cả tuần giá giảm 1,4%.

Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 40 cent, tương ứng 0,8%, xuống 49,64 USD/thùng. Cả tuần giá giảm 0,6%.

Báo cáo của Baker Hughes đã khiến giá dầu trên thị trường giảm mạnh trong khi thị trường lại đang mong đợi việc Mỹ cắt giảm sản lượng sẽ góp phần giải tỏa tình trạng dư thừa toàn cầu.

Thừa cung trên thị trường dầu thô thế giới giờ đây trở nên khó dự báo, trong khi giá giàn khoan và các mặt hàng sản xuất phụ trợ đang tăng lên.

Các nhà phân tích cho rằng, số giàn khoan tăng là chỉ báo sản lượng của Mỹ có thể tăng trong bối cảnh giá dầu quanh mức gần 50 USD.

Việc nguồn cung bị đẩy lên cao chủ yếu do Mỹ, Canada tăng sản lượng đá phiến và Ảrập Xêút quyết định duy trì sản lượng từ năm 2014, trong khi Iran được tiếp tục xuất khẩu dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong một báo cáo công bố ngày 13/5/2015 đã cảnh báo tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ. Nguồn cung dầu toàn cầu ở mức 95,7 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2015.

Thời điểm này, IEA cũng dự báo nhu cầu toàn cầu năm 2015 tăng ở mức 1,1 triệu thùng/ngày, lên 93,6 triệu thùng/ngày trong khi giá dầu vẫn dưới 50 USD/thùng.

Khi đó OPEC từ chối cắt giảm sản lượng dù có dấu hiệu về sự dư thừa nguồn cung. Động thái này của OPEC, đang đóng góp 30% nguồn cung toàn cầu, được cho là để đánh bật các nhà sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ với chi phí sản xuất cao hơn, ra khỏi thị trường.

Bất chấp những cảnh báo của IEA, trong báo cáo tháng 4/2015, OPEC cho biết sản lượng dầu của tổ chức này tiếp tục tăng thêm 18.000 thùng/ngày, lên 30,84 triệu thùng/ngày, do sản lượng tăng tại Saudi Arabia, Iraq và Iran, sau khi đã tăng mạnh 850.000 thùng/ngày trong tháng Ba.

OPEC nâng nhẹ dự báo nhu cầu toàn cầu đối với dầu mỏ của các nước thành viên trong năm nay thêm 50.000 thùng/ngày so với dự báo trước. Nhưng dù vậy, OPEC thừa nhận vẫn bị dư cung 1,52 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Theo lý thuyết cơ bản về kinh tế, nếu lượng cung hàng hoá vượt xa so với nhu cầu thì giá sẽ giảm xuống. Trong báo cáo thị trường tháng 1/2016, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo về “tình trạng dư cung”.

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ mới đây đã dẫn số liệu phân tích của Trung tâm Wolf Research, nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp như hiện nay thì đến giữa năm 2017 sẽ có 1/3 các doanh nghiệp dầu mỏ ở Mỹ phải tuyên bố phá sản.

Còn theo số liệu do công ty luật Haynes&Boone cung cấp cho WSJ, thì hiện đã có hơn 30 công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đã phải đệ đơn xin phá sản.

Theo WSJ, cạnh tranh trên thị trường dầu mỏ hiện rất khốc liệt. Các công ty khai thác dầu không những không giảm sản lượng khai thác để kích thích tăng giá, trái lại đang liên tục gia tăng sản lượng khai thác nhằm “triệt hạ” nhau.

Như vậy, số lượng các công ty phá sản sẽ ngày càng gia tăng nếu như thị trường dầu mỏ tiếp tục bão hòa, giá dầu tiếp tục sụt giảm như hiện nay,.

Thegioibantin.com

Nguồn: nangluongvietnam online

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ