Trò truyện 60 phút với tỷ phú công nghệ, tôi học được 4 bài học đắt giá về kỹ năng lãnh đạo và thành công

0 404

Rõ ràng, các tỷ phú, các doanh nhân thành đạt họ nghĩ rất khác so với số đông. Họ biết điều gì khiến một người sẵn sàng thay đổi cùng họ – đó là cảm hứng. Và may thay, họ lại là những người truyền cảm hứng đại tài trong những mối quan hệ đối tác bình đẳng.

Gần đây, tôi đã có cơ hội được ngồi với Graham Weston, người đồng sáng lập Rackspace, một công ty đã lên sàn chứng khoán từ năm 2008 và mới đây được mua lại bởi Apollo Global Management LLC (năm 2016). Thương vụ đó đã biến Weston thành một tỷ phú đô la.

Rời khỏi Rackspace, ông quay về quê hương San Antonio của mình và xây dựng một vườn ươm khởi nghiệp tên là Geekdom – nơi mọi người chỉ phải trả 50 USD/tháng để cùng chia sẻ không gian làm việc, sáng tạo cộng đồng. Weston cũng đã đích thân đầu tư hàng trăm triệu đô la vào San Antonio để tái tạo năng lượng cho thành phố và biến nó thành một thành phố đổi mới và định hướng công nghệ.

Nói cách khác, San Antonio chính là bước khởi nghiệp tiếp theo của Weston.

Trong khi vô vàn người khác đang cố gắng thành lập một công ty thì Weston đã hướng tới mở rộng cả một thành phố. Bạn có thắc mắc, sự khác biệt, chênh lệch trong tầm suy nghĩ này đến từ đâu?

Nhu cầu được thuộc về một nơi nào đó

Đầu tiên, ông hiểu rằng ai trong chúng ta cũng có nhu cầu được thuộc về. Đó là nhu cầu cơ bản trong tháp nhu cầu của Maslow, nhưng lại không đơn giản chỉ là muốn thuộc về một nơi nào đó.

Rõ ràng hơn, họ cần thuộc về. Họ cần cảm thấy mình cần thiết và có giá trị. Nhưng đó phải là thuộc về một tập thể “chiến thắng”. Nếu bạn cảm thấy đội ngũ của mình đang thụt lùi, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ bản sắc và quan điểm của bạn.

Từ đó, Weston nhận thấy cách tốt nhất để tiếp thêm năng lượng cho một nhóm người là:

– Giúp họ cảm thấy mình là một thành viên có giá trị

– Là thành viên của một tập thể chiến thắng

– Trao cho họ một nhiệm vụ đầy cảm hứng

Weston đương nhiên là một nhà kinh doanh tư bản, nhưng động lực của ông lập ra Geekdom không phải vì tiền. Đó là vì ông muốn truyền cảm hứng: “Bạn có thể khiến một người hào hứng làm việc nếu có thể cho họ thấy họ là một phần của nhiệm vụ tối quan trọng và đầy cảm hứng”.

Sức mạnh của sự kết hợp

Weston thích một cuốn sách đặc biệt – Powers of Two. Cuốn sách nói về sự kết hợp của những cặp đôi sáng tạo như John Lennon và Paul McCartney, Marie và Pierre Curie, hoặc Steve Jobs và Steve Wozniak.

Bạn là một người hướng nội và thích làm việc đơn lẻ nhưng để phát huy hết sáng tạo thì hợp tác vẫn là lựa chọn tốt nhất. Đối tác sẽ là người cố vấn cũng như hỗ trợ trong việc thực hiện công việc nhanh hơn, chuẩn xác hơn.

Weston cũng áp dụng nguyên tắc này cho mọi lĩnh vực của cuộc đời mình. Ông có các cố vấn và cộng tác viên trong mọi việc anh ấy làm. Giống như ông, thay vì cố gắng làm mọi thứ, các tỷ phú thường tìm đến những chuyên gia để nhận được sự cố vấn chuyên môn để có hướng giải quyết vấn đề ngay lập tức. Điều này rất khác với phần lớn những thứ chúng ta được dạy ở trường, là phải tự tìm hiểu một vấn đề thay vì hợp tác và cùng đột phá.

Nâng cấp tư duy

Bộ não con người có khả năng thích ứng cao và luôn thay đổi. Khi thay đổi hành vi, bạn thay đổi tính cách của bạn. Theo thời gian, bộ não của bạn phát triển các kết nối và mạng lưới thần kinh mới, và bạn có một bộ não mới. Bạn cũng có những ký ức mới về quá khứ, vì quá khứ của bạn luôn được xây dựng lại dựa trên hoàn cảnh hiện tại và bộ não và quan điểm của bạn.

Khi những người ở xung quanh bạn là các tỷ phú, họ chắc chắn sẽ tác động, khiến bạn có những thay đổi trong suy nghĩ. Trong khi bạn đang vật lộn với các cách xử lý vấn đề bằng cách tay chân thì những nhà tư tưởng và chiến lược gia có kỹ năng cao – cũng như những người có tầm nhìn và lãnh đạo lại chỉ lao động ở bộ óc.

Họ tất nhiên có khả năng kỹ thuật cao hơn so với các đối tác của họ, các chuyên gia, nhân sự mà họ tuyển dụng và hợp tác. Nhưng điều họ tập trung và quan tâm hơn là phát triển sự sáng tạo.

Thay vì dành vài giờ cho những công việc dạng thực thi tay chân, họ đi xây dựng các mối quan hệ đối tác với những người, nhóm người khác nhau trong cuộc sống và từ đó thu thập được một khối lượng lớn thông tin về các lĩnh vực, tổng hợp thành ý tưởng mới.

Vượt qua nỗi sợ hãi

Nhưng, đáng tiếc là hầu hết chúng ta lại không có một tư duy cấp tiến cũng như sự tự tin đó.

Đừng nghĩ rằng, bạn là ai mà có thể khiến người khác làm việc cho mình. Bởi vì, ai cũng muốn trở thành thành viên có giá trị của các đội chiến thắng trong các nhiệm vụ truyền cảm hứng. Bạn không nên cho rằng mọi người giữ các giá trị giống như bạn. Miễn là mọi người đang làm việc, cá nhân họ yêu thích nơi họ có tự do và tự chủ, cũng như có trách nhiệm cao – họ sẽ thích những gì họ đang làm.

Hãy coi mọi việc bạn làm không phải công việc, mà chỉ là một dự án đầy triển vọng. Và ngoài kia có hàng tấn dự án khác đang chờ bạn. Nên nếu bạn chỉ chăm chăm vào làm tất cả mọi thứ mà không phát triển thêm các mối quan hệ thì sẽ chẳng có sự hợp tác phát triển nào diễn ra cả.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: thuongtruong24h.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ