Siêu bão Mangkhut và lời nhắc nhở loài người!
Chiều ngày 16/9, cơn bão Mangkhut quét ngang qua các khu vực gồm Quảng Đông, Hồng Kông và Ma Cao. Sau những trận cuồng phong và mưa xối xả là… bãi chiến trường! Dường như thiên nhiên muốn gửi lời nhắn nhủ loài người: hãy biết giữ gìn ngôi nhà mình đang sống!
Cảnh siêu bão Mangkhut khi vào Quảng Đông (Ảnh chụp màn hình video trên internet)
Hồng Kông
Sau khi bão Mangkhut đi qua, vùng Heng Fa Chuen Hồng Kông chỉ còn lại một mớ hỗn độn, nhưng một cảnh tượng gây sốc là xuất hiện vô số mảng rác thải trôi nổi trên mặt nước, một vùng từng tự hào về vẻ đẹp lộng lẫy bỗng chốc trở thành một bãi rác lớn!
Phóng tầm mắt ra xung quanh, trên mặt nước trôi nổi vô số kể vỏ chai nhựa, vỏ lon bia, bọt nhựa, tạo cảnh tượng không khỏi khiến người nhìn phải thấy buồn nôn; còn những chiếc xe hơi sang trọng thì chìm trong nước đục ngàu vì bùn, bao quanh là các cành cây và những mảng rác trôi nổi. Thực tế, những đám rác này chính là do con người ném vào bãi biển hoặc khi di chuyển trên mặt biển, chúng được cơn bão gom lại và bày ra cho con người xem!
Sau bão Mangkhut, Heng Fa Chuen Hồng Kông tràn ngập rác (Ảnh từ Facebook)
Nhìn vào bãi rác nhựa được đại dương “trả lại”, mọi người chỉ có thể tự trách mình vì do chính mình gây ra. Vô số người đã để lại tin nhắn trên mạng internet:
“Loài người, đây là những gì đại dương trả lại cho các bạn, thiên nhiên đến để thanh lý nạn ô nhiễm môi trường mà trước đó mọi người đã tạo ra!”
“Có qua thì có lại, có nhân thì có quả, loài người ứng xử với thiên nhiên như thế nào thì thiên nhiên sẽ trả lại như vậy.”
“Thật khó để làm sạch. Nhưng đừng trả chúng trở lại biển nhé…”.
Sau bão Mangkhut, Hồng Kông tràn ngập rác (Ảnh: Hk01)
Philippines
Cách đây không lâu, cũng xảy ra một cảnh tượng tương tự ở Philippines: Sau cơn bão, những con sóng biển cuộn vào bờ đã mang theo vô số rác
Biển cả bao la không chỉ chất chứa muôn vàn tang thương của lịch sử loài người, mà còn chất chứa vô số rác thải của loài người. Mangkhut đã rời đi, nhưng cũng tiện thể trả lại vô số rác rưởi cho loài người. Thiên nhiên chỉ mất nửa ngày, có vẻ như nhắc nhở nhân loại rằng “gieo nhân nào gặp quả đó”!
Loài người đang ăn vào chính chất thải nhựa đã thải ra
Từng có cơ quan truyền thông chỉ ra: ở Trung Quốc, thực khách dùng muối biển có thể phải hấp thu vào cơ thể rác nhựa các loại một cách vô thức. Thông tin dẫn nghiên cứu phân tích từ 15 loại muối phổ biến được mua tại các siêu thị trên khắp Trung Quốc, theo đó nghiên cứu đã thấy rằng trong muối có polyethylene terephthalate, polyethylene, giấy bóng kính và các loại nhựa khác được sử dụng để sản xuất chai nước bằng nhựa thông thường.
Thực khách dùng muối biển có thể vô tình đưa vào cơ thể cả rác nhựa (Hình cắt nguồn tin liên quan từ tiếng Anh)
Hạt nhựa có kích cỡ mà mắt thường không nhìn thấy được, chế phẩm nhựa trong môi trường biển thông qua bức xạ mặt trời, suy thoái hóa học, tác động của sóng và sinh vật biển sẽ dần dần hòa vào nước cũng như muôn vàn loài sinh vật biển.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tình trạng này không chỉ ở Trung Quốc, mỗi năm một thực khách hải sản ở châu Âu có thể đưa vào cơ thể tới 11.000 hạt nhựa thông qua hải sản.
Nhà làm phim Craig Leeson đạo diễn bộ phim tài liệu “Nhựa đại dương” (A Plastic Ocean) đã chia sẻ với giới truyền thông về tác động của ô nhiễm nhựa biển đối với loài người. Trong một cuộc phỏng vấn Craig Leeson cho biết: Những hóa chất này sẽ đi vào chuỗi thức ăn, gây vô sinh, ung thư, các vấn đề hệ thống tự miễn dịch, rối loạn nội tiết, các vấn đề về hành vi trẻ em trong quá trình trưởng thành, và các vấn đề phát triển của thai nhi.
Nhiều chất thải nhựa do loài người sản xuất cuối cùng sẽ trở lại chính bàn ăn của loài người. Loài người có thể ném nhựa đi nhưng sau đó sẽ lại phải ăn nhựa vào, nhưng cùng với việc loài người ném rác đi cũng gây ra những vấn đề cho môi trường sống của những sinh vật khác, đây là “vấn nạn loài người”.
Theo thống kê, hơn 20 triệu tấn chất thải nhựa đi vào đại dương hàng năm thông qua con đường nước sông và sức gió. Những chất thải nhựa này đi vào cơ thể những sinh vật biển, thậm chí khiến một số loài động vật không thể thoát khỏi trong suốt vòng đời, khiến theo thời gian có những con vật trở thành dị dạng; có những con vật thậm chí dùng chính những chất thải nhựa làm thức ăn để sống và dần đi vào con đường tuyệt chủng; đã có vô số loài chim biển và sinh vật biển đã chết vì ăn nhầm phải nhựa…
Những hạt nhựa mật độ cao này đã giết chết vô số loài chim biển, cá và các sinh vật biển khác, và thông qua chuỗi thức ăn chúng dần dần được đưa lên bàn ăn của loài người. Người ta dự đoán rằng đến năm 2050, số nhựa trong các đại dương trên thế giới sẽ vượt quá tổng số lượng cá.
Trái đất đã quá tải trước sự phá hoại của nhân loại
Bão Mangkhut chỉ nhắc nhở loài người rằng, mặc dù đại dương bao la hiện ra cho chúng ta thấy vẻ đẹp của nó, nhưng nhựa trong đại dương không bao giờ tiêu tan. Số nhựa này cuối cùng lại đi vào cơ thể con người theo vô số cách khác nhau.
Rác thải khắp nơi sau khi cơn bão quét qua Hồng Kông (Ảnh từ udn.com)
Nhiều người chia sẻ rằng bão Mangkhut muốn nhắc nhở loài người: Trái Đất đang bị quá tải trước sự phá hoại của loài người, và nếu loài người không biết dừng lại thì có nghĩa là loài người đang tự phá hủy chính ngôi nhà của mình.
Có thể thấy, mỗi khi chúng ta đối mặt với thảm họa, chúng ta sẽ thấy rõ sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên và sự nhỏ bé vô cùng của loài người. Nhân dịp cơn bão Mangkhut, tỉnh Quảng Đông đã gửi tin nhắn cảnh báo vào điện thoại di động từng người, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là 4 chữ cảnh tỉnh “kính sợ thiên nhiên”.
Dù sao, trong mớ hỗn độn rác thải sau bão Mangkhut không chỉ là vấn đề dọn dẹp sạch sẽ mà còn là lời cảnh báo đối với loài người: hãy biết giữ gìn ngôi nhà mình đang sống!
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: trithucvn.net