Từ cậu bé nghèo bị bạo hành đến ông vua hoạt hình nước Mỹ

0

Khó có thể tưởng tượng tuổi thơ của rất nhiều trẻ em sẽ ra sao nếu thiếu đi những sản phẩm giải trí của Walt Disney. “Ông vua hoạt hình” hay “ông hoàng của những giấc mơ” đã tạo ra một thế giới mộng ảo thần kì đối với bất kì đứa trẻ nào. 

Từ hai bàn tay trắng, Walt Disney đã biến một công ty hoạt hình bên bờ vực phá sản trở thành một đế chế trăm tỉ USD huyền thoại. Ngay cả khi đã vài ba thập kỉ trôi qua, ai trong số chúng ta cũng có ít nhất một lần bị rung động bởi di sản tuyệt vời và đồ sộ của Walt Disney. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng đằng sau những thành công vang dội ấy là một câu chuyện cuộc đời đau khổ, đầy biến cố của “Ông tổ” nhà Chuột.

Đứa trẻ mộng mơ với niềm đam mê vẽ vời


Walt Disney hồi nhỏ

Walt Disney sinh ra vào năm 1901 tại Chicago, Mỹ trong một gia đình nghèo có 5 người con. Vào năm Walt 4 tuổi, gia đình cậu chuyển tới Marceline, Missouri, và đây cũng là nơi mà niềm đam mê hội họa của cậu được phát hiện và nuôi dưỡng. 

Một vị bác sĩ địa phương đã nhờ Walt vẽ cho ông 1 con ngựa, ngay lập tức tình yêu hội họa của cậu đã nảy nở từ đây. Qua nhiều năm, cậu liên tục trau dồi khả năng vẽ qua việc sao chép những trang truyện tranh trong tờ báo của bố, như một cách để quên đi những lời mắng và trận roi tàn bạo. Đến năm 7 tuổi, Walt bắt đầu đem bán những bức vẽ của mình cho hàng xóm và bạn bè để kiếm thêm tiền.

Càng đam mê vẽ, Disney càng tỏ ra không mấy mặn mà với trường học, giáo viên của cậu thường bắt gặp Walt đang mơ màng hoặc vẽ vời động vật hay cây cỏ trên trang sách. Khi lớn hơn một chút, Walt bắt đầu thể hiện năng khiếu kể chuyện của mình qua việc kể những câu truyện cổ tích tuyệt vời với những bức vẽ minh họa xuất sắc trên bảng đen.

Từng bước dấn thân vào làng hoạt họa


Walt khi còn ở trong quân đội, vẫn duy trì đam mê vẽ vời

Những năm tháng sau đó, Walt Disney tiếp tục trau dồi kĩ năng vẽ của mình, chẳng hạn như tham gia vẽ tranh yêu nước về Thế chiến I cho trường cấp 3. Sau khi học xong, vào buổi tối cậu lại tiếp tục theo học lớp vẽ minh họa tại Học viện Nghệ thuật Chicago. Cuối cùng, Walt Disney quyết định bỏ học và tìm cách gia nhập quân đội nhưng bị từ chối. Dù vậy, Walt vẫn muốn tham gia và đã thành công gia nhập Hội Chữ Thập Đỏ với giấy khai sinh giả. 

Đó là những tháng ngày không thể nào quên với Walt Disney. Ban ngày anh phải đối mặt với máu và khói đạn, ban đêm anh mơ về những nhân vật hoạt hình mới cho sự nghiệp họa sĩ tương lai. Khi còn trong quân ngũ, anh dành thời gian để vẽ vời bên chiếc xe cứu thương, thậm chí một vài tác phẩm đã được xuất bản trong tạp chí quân đội. 


Ub Iwerks và Walt Disney

Sau khi xuất ngũ, Walt trở lại Kansas và được anh trai Roy xin việc tại Xưởng vẽ Pesmen-Rubin, nơi Walt gặp gỡ Ub Iwerks, một họa sĩ hoạt hình khác. Dù bị nói rằng mình “kém khả năng tưởng tượng” và cho nghỉ việc nhanh chóng, Walt vẫn quyết tâm với ước mơ của mình. Anh cùng người bạn mới Ub lập một công ty hoạt hình đầu tiên, và không may cả hai đã thất bại nhanh chóng. 

Walt Disney tâm niệm: “Chúng ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước, mở ra những cánh cửa mới, bởi chúng ta tò mò và sự tò mò dẫn chúng ta tới những con đường chưa được khám phá”. Trong nhiều năm tiếp theo, anh liên tục chật vật với giấc mơ của mình. Walt kết hợp với người anh Roy của mình, thành lập một studio mang tên “Disney Bro.s Studio”. Hai anh em bắt đầu sản xuất series tên Alice in Cartoonland và nhanh chóng được công chúng đón nhận.


Oswald, the Lucky Rabbit được coi là “người anh” của Mickey Mouse

Disney quyết định thuê thêm người bạn Ub Iwerks về làm việc cùng mình, cũng như 1 người lên màu khác mà sau này là tình yêu của đời Walt. Studio nhỏ liên tục sản xuất thêm nhiều phim hoạt hình ngắn khác, và đó cũng là lúc nhân vật Oswald, the Lucky Rabbit (chú thỏ may mắn) ra đời.

Mọi chuyện ngỡ như là trái ngọt lại hóa thành đau thương khi Walt quyết định đàm phán để tăng giá cho series Oswald, chỉ để phát hiện mình đã bị phản bội. Margaret J. Winkler, người sản xuất chương trình hoạt hình ở New York nơi Walt hợp tác đã cùng chồng mình ngầm lấy đi những nhân viên giỏi nhất của Walt, thậm chí còn ăn cắp bản quyền sở hữu Oswald. Điều này đã đẩy anh đến bên bờ vực thẳm, cuối cùng anh phải rời studio cùng với người bạn trung thành Ub Iwerks.

Kẻ cứng đầu với ước mơ và cơn ngông cuồng đáng giá 418 triệu đô

Thất bại chồng lên thất bại, bài học kinh doanh đắt giá về thỏ Oswald đã khiến Disney quyết định mình không bao giờ được phạm sai lầm lần nữa. Năm 1928, chú chuột Mickey (lúc đầu được gọi là Mortimer) ra đời, lấy cảm hứng từ thỏ Oswald. Tất nhiên, một người với đầu óc sáng tạo như Walt Disney không bao giờ tạo ra một nhân vật mới chỉ là bản sao chép.


Mickey Mouse đặc biệt hơn hẳn người “anh” trước đó, cậu có tính “người hơn”, mạo hiểm hơn và lạc quan hơn – rất giống Walt Disney

Mickey Mouse đặc biệt hơn hẳn người “anh” trước đó, cậu có tính “người hơn”, mạo hiểm hơn và lạc quan hơn – rất giống Walt Disney. Anh tới gặp người bạn thân Ub với bản vẽ phác sơ sài, và cả hai cùng nhau thiết kế lại nhân vật này. Mickey Mouse lần đầu xuất hiện trong 2 bộ phim câm là Plane Crazy và The Gallopin’ Gaucho nhưng đều không mấy thành công. Tất nhiên, Walt đã quá quen với thất bại, và anh quyết định tiếp tục tiến bước thay vì dừng lại. 

Vào năm 1928, Walt Disney trở thành người đầu tiên trên thế giới làm phim hoạt hình có tiếng qua bộ phim Steamboat Willie (Tàu hơi nước Willie). Steamboat Willie là một bước đột phá dữ dội đối với Walt và đội của mình, trong đó chính anh lồng tiếng cho nhân vật Mickey Mouse và Ub đảm nhiệm phần chuyển động. Bộ phim nhanh chóng tạo nên một cơn sốt dữ dội, khán giả mê mệt chú chuột Mickey từ đó. Walt Disney liên tục đón nhận những cơn mưa lời khen ngoài mong đợi và kế hoạch phát triển các sản phẩm liên quan tới Mickey bắt đầu nở rộ.


Tôi yêu Mickey hơn bất cứ người phụ nữ nào trên cõi đời này

Hãng phim của Walt một lần nữa lại thu hút rất nhiều nhà đầu tư cũng như vô số các hợp đồng đắt giá. Walt Disney từng nói: “Tôi yêu Mickey hơn bất cứ người phụ nữ nào trên cõi đời này”. Với ông, chú chuột Mickey này là một người bạn quan trọng và quý giá. Bất chấp những lời mời gọi hấp dẫn và các hợp đồng béo bở, ông khẳng định sẽ không bao giờ bán bản quyền Mickey cho bất cứ ai, bởi bài học thỏ Oswald vẫn còn đó, và ông hiểu rõ rằng con đường dẫn tới kho báu nhờ chú chuột nhỏ nhắn này không dừng lại ở đây. Ông thành lập Disney Studio và bắt đầu sản xuất hàng loạt phim hoạt hình có tiếng với những nhân vật kinh điển khác.

Kỷ nguyên vàng của phim hoạt hình chính thức được mở ra với sự ra đời của “siêu phẩm” Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn. Ban đầu, tất cả mọi người trừ Walt Disney đều nghĩ đó là một ý tưởng điên rồ, ai nấy đều tìm cách ngăn cản ông tiến hành sản xuất bộ phim. Không ít người gọi đây là “Sự ngông cuồng của Disney”, và cho rằng nó sẽ khiến Disney Studio lụi bại. Dù vậy, người đàn ông ấy vẫn cứng đầu thực hiện ý tưởng của mình, đăng ký nhiều khoản vay ngân hàng lên tới 1,5 triệu USD và dành 3 năm tiếp theo sản xuất bộ phim hoạt hình này. 


“Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” là bộ phim hoạt hình màu có tiếng chiếu rạp đầu tiên được ra mắt

Nhớ lại khoảng thời gian này, ông từng nói rằng: “Khá là vui khi mà ta thực hiện điều không thể”. Bất chấp sự nghi ngờ của công chúng cũng như ngăn cản của bạn bè và đồng nghiệp, vào năm 1937, “Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” là bộ phim hoạt hình màu có tiếng chiếu rạp đầu tiên được ra mắt. Bộ phim nhanh chóng trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất thời điểm đó khi thu về khoảng 8 triệu USD, thậm chí sau này còn thu về con số hơn rất nhiều lần –  418 triệu. 

Có thể nói, Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp phim hoạt hình, và là bước đệm để Walt Disney tiếp tục cho ra đời những dự án khác như Pinocchio, Dumbo,… Tiếp đó, nhiều nhân vật mang tính biểu tượng khác của Disney như vịt Donald, chó Goofy, những nàng công chúa Disney khác liên tục được ra đời, tiếp tục trở thành các “con gà đẻ trứng vàng” biến Walt Disney trở thành tượng đài trong làng phim hoạt hình.

Công viên cổ tích nhiệm màu và sự bành trướng của đế chế tỉ đô


húng ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước, mở những cánh cửa mới, làm những điều mới, bởi vì chúng ta tò mò và tò mò là thứ dẫn chúng ta đi những con đường mới

Thành công là thế, nhưng tham vọng của Walt Disney vẫn chưa dừng lại ở đó. Ông nói: “Chúng ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước, mở những cánh cửa mới, làm những điều mới, bởi vì chúng ta tò mò và tò mò là thứ dẫn chúng ta đi những con đường mới”. Là một con người có tuổi thơ không mấy tốt đẹp bên người cha cờ bạc, nghiện ngập, Walt nảy ra ý tưởng về một nơi mà phụ huynh và con cái có thể vui đùa cùng nhau. Từ đây, mong muốn xây dựng một công viên giải trí dành cho mọi lứa tuổi bắt đầu được người đàn ông “ngông cuồng” này nung nấu.

Năm 1955, Disneyland ra đời và nhanh chóng trở thành một thế giới cổ tích nhiệm màu mơ ước của bất kỳ đứa trẻ nào. Ngay cả người lớn cũng không cưỡng được sự hấp dẫn của công viên này, với sự xuất hiện “bằng xương bằng thịt” của các nhân vật hoạt hình nổi tiếng và vô vàn trò chơi vui nhộn với quy mô khủng chưa từng có. Với sự thành công vang dội của Disneyland, Walt tiếp tục ấp ủ mong muốn xây dựng nhiều công viên giải trí mới. 


Disneyland ngày nay

Tuy nhiên, mong muốn của “Ông tổ nhà Chuột” phải chấm dứt khi Walt Disney qua đời vào năm 1966 bởi căn bệnh ung thư phổi quái ác. Dù vậy, anh trai ông vẫn tiếp tục thực hiện giấc mơ của Walt, và công viên giải trí Walt Disney World được khánh thành vào năm 1971. Giờ đây, Disney World đã phát triển ra khắp các châu lục với 12 công viên chủ đề, 2 công viên nước, đón cả trăm triệu lượt du khách mỗi năm và thu về hàng tỷ USD.

Nhiều năm sau đó, Disney ngày càng bành trướng khi liên tục thâu tóm nhiều studio khác vào tay mình, chẳng hạn như cuộc sát nhập đình đám vào năm 2009 với Marvel. Đây cũng chính là một đòn bẩy mạnh giúp Marvel phát triển như vũ bão và nhanh chóng trở thành vũ trụ điện ảnh siêu anh hùng thành công bậc nhất lịch sử. Disney tiếp tục mua lại hoặc sát nhập các xưởng phim đình đám khác như Lucasfilm, Pixar và sở hữu khối lượng phim ảnh đồ sộ, thống trị gần như tuyệt đối trong mảng hoạt hình.

Walt Disney từng nói rằng: “Tất cả những ước mơ của ta có thể thành hiện thực, nếu ta có đủ can đảm để theo đuổi nó”. Ông được coi là “quốc bảo” trong lòng người dân Mỹ, và câu chuyện của ông là một bài học kinh doanh đắt giá cho bất cứ ai – rằng không có lối đi tắt nào tới thành công và kiên trì sẽ làm nên trái ngọt.

Xem thêm: 5 bài học để đời từ thất bại của Walt Disney: Tất cả mọi giấc mơ rồi sẽ thành hiện thực, nếu ta có can đảm theo đuổi

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://songdep.com.vn/348-walt-disney-tu-cau-be-ngheo-bi-bao-hanh-den-ong-vua-hoat-hinh-nuoc-my-d7258.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ