Chi phí chìm ảnh hưởng tới quyết định của bạn như thế nào?

0

sai-lam1

Bạn có nghĩ rằng những quyết định mình đưa ra thường đúng đắn và sáng suốt?

Ngay cả khi bạn tin chắc vào điều đó thì rất có thể quyết định của bạn đang bị ảnh hưởng bởi “the sunk cost fallacy” (tạm dịch: sự ngụy biện về chi phí chìm).

Thế nào là “the sunk cost fallacy”?

Trong kinh tế học, sunk cost (chi phí chìm) là những khoản đầu tư đã bỏ ra và không thể thu hồi lại. Ví dụ như một công ty đầu tư 1 triệu USD vào một công nghệ mới nhưng không có kết quả. Số tiền 1 triệu USD đó là một khoản chi phí chìm, mất đi và không thể lấy lại. Tuy nhiên, công ty không nên để các quyết định đầu tư trong tương lai bị ảnh hưởng bởi thứ chi phí chìm đó.

Một ví dụ khác, bạn mua vé xem một buổi hòa nhạc nhưng trời thì mưa mà bạn lại đang ốm. Nhưng cuối cùng bạn vẫn quyết định tới buổi diễn vì tiếc tiền mua vé.

Đó chính là lúc bạn trở thành nạn nhân của “ngụy biện chi phí chìm”.

Vì sao ư. Bạn đã mua vé và dù có tới buổi hòa nhạc hay không thì vẫn không thể lấy lại số tiền đó. Nhưng nếu bạn đi và bị ốm nặng hơn thì chẳng phải vừa tốn tiền vừa hại tới sức khỏe hay sao?!

thay doi

Bạn có thường xuyên trở thành nạn nhân của “ngụy biện chi phí chìm” không?

Câu trả là có, thậm chí là rất thường xuyên.

Nếu để ý một chút, bạn sẽ nhận ra rằng rất nhiều quyết định của mình chịu ảnh hưởng của sự ngụy biện chi phí chìm. Hãy lấy một vài ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về điều này:

  1. “Tôi phải ăn hết chỗ thức ăn này vì đã mất tiền mua chúng”

Khi tới ăn tối tại một nhà hàng. Dù đã no nhưng tôi vẫn thường cố ăn hết chỗ thức ăn còn lại vì không muốn lãng phí đồ ăn.

Nếu tôi ăn không hết, chúng sẽ không được tái chế, cũng không được phân phát cho người nghèo. Chỗ thức ăn đó sẽ bị đổ đi. Vì thế tôi cảm thấy áy náy với lương tâm. Và thế là tôi cố ăn.

Ồ, bạn đã “dính bẫy” tư duy rồi, bởi nó đơn giản là “chi phí chìm”. Sau bữa ăn đó, chỉ có cái bụng của bạn là khổ sở thôi.

  1. “Tôi sẽ xem nốt bộ phim này. Một bộ phim kinh khủng. Nhưng tôi đã mất 1 tiếng đồng hồ để xem nó”

Trường hợp này cũng giống như khi bạn tiếp tục đọc một cuốn sách nhàm chán chỉ vì đã đọc hết 100 trang đầu hay xem tiếp một sê ri phim dài tập trên ti vi dù nó ngày càng nhạt nhẽo…

Không quan trọng bạn đã dành ra bao nhiêu thời gian để đọc 1 cuốn sách hay xem 1 bộ phim. Nếu bạn thấy chán, hãy dừng lại.

Tôi cũng đã từng mắc sai lầm tương tự khi ngồi trong rạp suốt một bộ phim mà ngay từ đầu đã nhận ra rằng bộ phim đó quá tệ. Tôi cứ hy vọng rằng đoạn tiếp theo sẽ hấp dẫn hơn nhưng cuối cùng chỉ tốn thời gian một cách vô ích.

  1. “Tôi phải cố gắng học nốt khóa học vô bổ đó vì đã đóng toàn bộ học phí”

Nếu bạn tham gia và một câu lạc bộ hay một khóa học nhằm học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, có lẽ bạn sẽ luôn ép buộc bản thân mình phải tiếp tục dù đã không còn hứng thú.

Nghĩ mà xem, bạn bỏ ra 2 triệu cho 8 buổi học và mới học hết 3 buổi, liệu bạn có thể bỏ 5 buổi học còn lại?

Câu trả lời chắc chắn là không. Tuy nhiên, nếu khóa học đó chẳng đem lại cho bạn điều gì hay bạn cảm thấy nó quá nhàm chán, hãy từ bỏ nó. Bỏ đi tất cả số tiền và thời gian bạn đã lãng phí, nhưng đừng để mình lãng phí thêm một phút nào nữa.

  1. “Tôi đã dành rất nhiều tình cảm cho cô ấy. Dù cô ấy không tốt nhưng sẽ thật sai lầm nếu kết thúc mối quan hệ này ”
Nói thật nhé, em yêu: Em chính là "chi phí chìm"....
Nói thật nhé, em yêu:
Em chỉ là một thứ “sunk cost”….

Thật không may vì đây là một trường hợp quá phổ biến.

Nếu bạn dành rất nhiều tình cảm cho ai đó, sẽ rất khó để chấm dứt mối quan hệ với họ. Điều này không chỉ đúng trong tình yêu mà còn đúng trong mọi mối quan hệ khác. Chẳng hạn như trong tình bạn, một người bạn thân có những thói quen xấu đang ảnh hưởng tiêu cực tới bạn. Sẽ rất khó khăn để quyết định chấm dứt tình bạn này, nhưng, bạn buộc phải làm điều đó.

Làm thế nào để thoát khỏi ảnh hưởng của tâm lý “ngụy biện chi phí chìm”?

Chúng ta rơi vào sự ngụy biện chi phí chìm vì chúng ta đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian, cảm xúc… vào một thứ gì đó trong quá khứ. Sự đầu tư này trở thành cái lý để chúng ta tiếp tục, ngay cả khi ta phải đối mặt với thất bại. Càng đầu tư nhiều, chi phí chìm càng tăng lên, và bạn càng khó để thoát ra. Do vậy, điều quan trọng nhất là bạn  phải chấp nhận sự thật rằng mình đang rơi vào ngụy biện chi phí chìm. Bằng cách đó, bạn sẽ nhận ra những thứ “sunk cost” đang cản trở suy nghĩ của mình để từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt.

Khi đọc bài viết này là bạn đã tiến được một bước lớn trong nhận thức về chi phí chìm.

Nhưng như vậy thôi chưa đủ, tôi khuyên bạn nên viết ra các ưu điểm và nhược điểm trước khi ra quyết định. Nếu quyết định đó khiến bạn hạnh phúc hơn với những gì đã bỏ ra, rõ ràng rằng bạn nên thực hiện nó.

Dù sự hiện diện của chi phí chìm là rất thường xuyên trong cuộc sống, không khó để bạn nhận ra chúng một cách rõ ràng. Và đừng bao giờ để những thứ chi phí chìm đó khiến bạn đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan.

Nguồn: Lifehack.org – How the Sunk Cost Fallacy Makes You Act Stupid

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ