4 thói quen thay đổi VẬN MỆNH đời người: Đánh đổi mồ hôi và nước mắt để gặt hái trái ngọt về sau
Hãy hình thành cho bản thân 4 thói quen này, nó sẽ phần nào giúp bạn thay đổi vận mệnh cuộc đời, giúp cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn.
Con người hình thành thói quen, thói quen tạo ra con người
Khi còn trẻ, không có ai nói với chúng ta rằng kiến thức hay kỹ năng học được sẽ theo mình đến suốt cuộc đời, cho dù là làm việc hay thời gian có trôi qua bao lâu đi nữa thì những kiến thức mới và kĩ năng đều có công dụng của nó.
Khi còn trẻ, cũng không có mấy ai thực sự nhận thức được tầm quan trọng của thói quen với tương lai sau này. Ở mỗi phút giây trôi qua, hầu hết mọi người đều đang thực hiện những thói quen suy nghĩ và thói quen sống khác nhau, ví dụ như tập thể thao, chạy bộ, đọc sách, học tập, viết văn, diễn thuyết, kết nối với mọi người,…
Tất cả những đặc trưng này đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm việc, mọi quá trình lựa chọn và chất lượng cuộc sống của bản thân.
Chúng ta hình thành nên những thói quen, sau đó những thói quen đó sẽ tạo ra chính con người.
Do đó, trên thế giới này chỉ có hai loại người, một là kẻ mạnh và hai là kẻ yếu. Người đủ mạnh mẽ sẽ kiểm soát thói quen, còn kẻ yếu đuối chỉ có thể sống cuộc đời bị chính thói quen của mình kiểm soát.
Vậy làm thế nào để thay đổi? Chỉ có một cách duy nhất, đó là không ngừng phát triển những thói quen lành mạnh mới và hạn chế những thói quen tiêu cực đang tồn tại bấy lâu.
Nếu bạn muốn trở nên mạnh mẽ hơn, bạn phải học các kỹ năng cần thiết của kẻ mạnh, nghĩa là biến sự khó chịu thành sự thoải mái. Phải biết cách vượt qua mồ hôi và nước mắt của những ngày đầu thì mới có thể trông đợi vào hoa thơm quả ngọt của mai sau.
Nếu bạn không ngừng học tập và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, thói quen có ích, bạn sẽ phát triển năng lực để làm được rất nhiều thành tựu.
Trong khi đó, những ai thua cuộc và từ bỏ trước sự khó chịu thì rất khó có thể tiến lên. Mà trong đời sống thường ngày, không tiến lên tức là thụt xuống.
Rốt cuộc, không có cơ hội nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có thành tựu nào là đơn giản trong một sớm một chiều. Tất cả đều phải được gặt hái sau khi trả giá bằng rất nhiều nỗ lực và chịu đựng rất nhiều nỗi đau.
Ai mà không mong muốn được tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn, dễ dàng hơn nhưng càng trưởng thành, chịu nhiều trắc trở của thời gian hơn, người ta mới dần nhận ra rằng, sự khó chịu đôi khi không phải là một điều xấu.
Ví dụ như, mỗi ngày, một người đàn ông đều có kế hoạch tập gym nâng cao thể lực. Mặc dù sự khó chịu đó không quá nghiêm trọng đến nông nỗi vượt quá sức chịu đựng, nhưng bản tính con người chính là vậy, anh vẫn thường tìm được cái cớ để trốn tránh những kế hoạch đó.
Cho nên, khi người đàn ông này quyết định thay đổi, anh ta đã lập ra một mẫu kế hoạch chi tiết để định lượng việc tập luyện hàng ngày. Anh quy định một tháng vào thực hiện được bao nhiêu buổi, buổi nào thực hiện tốt sẽ đánh dấu vào bảng biểu của ngày hôm đó. Nếu lười biếng quá nhiều, tấm bảng biểu trống rỗng sẽ như một lời nhắc nhở, khiến anh phải thay đổi trạng thái hiện tại.
Sau đó, anh ta phát hiện rằng, khi trạng thái không thoải mái đã trở nên quen thuộc hơn, dần dà, chúng ta sẽ thấy “nhớ” cảm giác đó mỗi khi thiếu vắng. Điều đó trở thành một phần trong sinh hoạt hàng ngày, là gia vị khiến cuộc sống khác biệt hơn.
Một thói quen lành mạnh và tích cực được xây dựng và nuôi dưỡng bằng cách thức như vậy.
Hãy rèn luyện cho bản thân 4 thói quen quan trọng sau
Thói quen dậy sớm
Muốn xây dựng kế hoạch dậy sớm, trước tiên bạn phải đặt ra mục đích cho bản thân, và mục đích này sẽ khiến bạn mong chờ thời điểm sáng sớm mỗi ngày.
Chẳng hạn như, bạn có thể đặt mục đích ban đầu là thức dậy sớm hơn 1 giờ đồng hồ để chơi game. Điều này rất hấp dẫn với bạn, nó khiến bạn có thể nhanh chóng thức giấc đúng 6:00 sáng, làm vệ sinh cá nhân, uống một ly sữa ấm, bật vài bài nhạc tiếng Anh và tận hưởng khoảng thời gian chơi game của mình.
Bằng cách này, bạn đã có thể chuyển đổi sự khó chịu thành sự thoải mái, làm cho những điều khó khăn trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Thói quen tập thể dục
Hãy tập chia nhỏ các mục tiêu của mình vào 1.000 hành động khác nhau, có mức độ tăng dần nhưng vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn chịu đựng của bản thân. Bạn có thể kiểm tra giới hạn lớn nhất mà mình có thể chấp nhận, sau đó giảm trừ đi khoảng 10-20% để tìm ra mức độ thích hợp nhất.
Bản chất của phương pháp này là chia nhỏ nỗi đau lớn thành 1.000 nỗi đau nhỏ, sau đó tích hợp nó vào cuộc sống hàng ngày, nuôi dưỡng nó thành thói quen và biến sự khó chịu thành sự thoải mái.
Thói quen đọc sách
Những người không quen đọc sách sẽ coi đây là một quá trình rất vất vả. Thay vì yêu cầu mình phải đọc xong cuốn sách này trong 1 tuần, hãy sắp xếp 2-3 chương cho 1 ngày, sau khi đọc xong thì ghi chú lại vài câu tâm đắc nhất.
Sau này, khi đọc mãi thành quen, lượng kiến thức tiếp thu được sẽ khiến chúng ta cảm nhận rõ rệt sự tăng trưởng năng lực của bản thân. Khi nói chuyện cùng người khác, bạn sẽ không còn phải nhọc lòng, “vắt óc suy nghĩ” để tiếp nói chủ đề của người khác nữa. Bản thân một lời nói có đủ logic và nội hàm cũng khiến người nghe cảm thấy hứng thú hơn.
Thói quen viết lách
Cho dù bạn đọc bao nhiêu, tiếp xúc nhiều tri thức như thế nào, nếu không có quá trình cô đọng và đúc kết thì nó sẽ không biến thành tri thức của bạn. Phương pháp nhanh nhất chính là thường xuyên viết lại những điều tổng kết tâm đắc.
Viết là một quá trình tốt để sắp xếp lại suy nghĩ bên trong, tổng hợp lập luận thông thường, tóm tắt chúng thành những từ của riêng bạn. Thông qua đó, khả năng tư duy logic sẽ dần dần tiến bộ hơn. Đồng thời, bạn cũng phải rèn luyện sự tập trung để có thể tránh khỏi những cám dỗ khác nếu sử dụng máy tính, điện thoại khi rèn luyện thói quen này.
Theo Trí thức trẻ
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://tapchithanhcong.org/thanh-cong/4-thoi-quen-thay-doi-van-menh-doi-nguoi-danh-doi-mo-hoi-va-nuoc-mat-de-gat-hai-trai-ngot-ve-sau.html