Ảo hoá dữ liệu tập trung – xu hướng tất yếu của Doanh nghiệp
Giải pháp ảo hóa máy trạm không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư mà còn bảo toàn tài sản thông tin, đồng thời nâng cao hiệu suất vận hành.
Quy mô doanh nghiệp lớn hơn đồng nghĩa với nhu cầu trao đổi thông tin, cách thức truy cập mọi lúc mọi nơi, phạm vi sử dụng, hạ tầng CNTT và tính linh hoạt cũng phải gia tăng tương ứng để bắt kịp với đà tăng trưởng. Hiện nay, các máy tính để bàn đã và đang bộc lộ những mặt hạn chế của mình và hầu như chỉ mới được khai thác cục bộ, đòi hỏi đầu tư chi phí và nhân lực phục vụ, gây ra những lãng phí trong việc đầu tư và quản lý cho doanh nghiệp. Việc đối phó với các nguy cơ mới về bảo mật và hỗ trợ cho một số lượng người dùng thiết bị điện tử di động hiện là bài toán mang tính thách thức được đặt ra cho các nhà quản trị CNTT.
Ảo hóa máy trạm (Virtual Desktop Infrastructure – VID) về cơ bản mang đến cho các doanh nghiệp một kỉ nguyên làm việc mới. VDI với nền tảng ảo hóa trong việc cấp phát các máy tram ảo từ các máy chủ trong các trung tâm dữ liệu. Các máy trạm ảo bao gồm đầy đủ các thành phần “phần cứng” cùng hệ điều hành và các ứng dụng cho phép máy ảo hoạt động như là một máy trạm truyền thống.
Người dùng sẽ kết nối và làm việc trên các máy tính ảo này qua ứng dụng VDI từ một máy tính hoặc thiết bị zero client hay thin client sử dụng một giao thức hiển thị từ xa và có được hầu như đầy đủ tính năng như khi sử dụng máy tính để bàn. Sự khác biệt ở đây là các máy ảo được quản lý tập trung từ trung tâm dữ liệu.
Zero Client là gì?
|
Thin Client là gì?
|
Zero client tạm dịch là “Máy trạm không xử lý” là bước đột phá phát triển công nghệ nhằm đơn giản hóa thiết bị điện toán.
Zero client sẽ chuyển toàn bộ công việc xử lý lên các máy chủ, thông qua giao tiếp bàn phím và màn hình tại vị trí của người sử dụng thao tác.
|
Thin Client có nghĩa là “máy tính người dùng có cấu hình tối thiểu”.
Trong mô hình này, tất cả các máy tính của nhân viên (gọi là các Client) sẽ được kết nối vào một máy tính trung tâm (server).
|
Đặc biệt các tác vụ cấp phát, thay đổi tài nguyên cũng như quản trị hệ thống được giảm đáng kể, do các cơ chế tự động hóa và quản lý tập trung, các ứng dụng có thể được nhanh chóng thêm mới, xóa, nâng cấp, cập nhật bản vá, bảo mật tập trung, từ đó giúp việc bảo vệ/sao lưu dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
Xét về góc độ bảo mật, an ninh, phòng vệ mạng thì ảo hoá dữ liệu tập trung sẽ giúp chúng ta tiết kiệm chi phí đầu tư hơn, hạn chế thấp nhất rủi ro hacker tấn công, đặc biệt từ chính các máy trạm do người sử dụng thiếu, yếu ý thức và kiến thức về an ninh mạng.
Trước đây cơ sở hạ tầng, tốc độ đường truyền internet chưa cho phép thì hiện nay và trong thời gian tới, tốc độ, đường truyền internet hoàn toàn cho phép chung ta truy cập từ xa mọi lúc mọi nơi một cách vô cùng thuận tiện và ổn định, nhanh chóng.
Kết luận: Xu hướng ảo hoá dữ liệu tập trung là tất yếu cho các Doanh nghiệp Việt Nam.
Ths. Bùi Đình Giang | jack@vina-aspire.com