Tỷ phú nông dân làm giàu nhờ đông trùng hạ thảo, thu tiền tỷ

0

Từ trồng nấm, nhờ đổi sang mày mò nuôi trồng đông trùng hạ thảo, người phụ nữ này đã trở thành “tỷ phú nông dân” kiếm bộn tiền. Ban đầu, chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1980, Thanh Oai, Hà Nội) chỉ là một nông dân trồng bán nấm với số vốn ít ỏi. Thế nhưng, nhờ chăm chỉ và chấp nhận rủi ro, chuyển hướng sang nuôi cấy, nhân giống đông trùng hạ thảo, chị đã trở thành tỷ phú với doanh thu khủng 40 tỷ đồng/năm… Không chỉ làm giàu cho gia đình, người phụ nữ ấy còn nhiệt tình giúp đỡ nhiều hộ dân trong vùng cùng phát triển kinh tế.

Nhờ đổi sang mày mò nuôi trồng đông trùng hạ thảo, chị Hồng đã trở thành “tỷ phú nông dân” kiếm bộn tiền

Được biết, chị Hồng là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam can đảm nghiên cứu và nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Nhìn lại thành công ngày hôm nay, chị cho biết bản thân đã lao tâm khổ tứ suốt hơn 10 năm để gầy dựng cây giống, trồng, sản xuất, chế biến nấm đông trùng hạ thảo. 

Giờ đây, chị có 2 nhà xưởng rộng 1 ha tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. Ngoài ra, chị còn làm chủ một cơ sở khác rộng 5000m2 tại TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Trung bình mỗi tháng các cơ sở xuất ra thị trường khoảng 90 – 100.000 phôi nấm, 200 kg nấm dược liệu khô, doanh thu khoảng 40 tỷ/năm. 

Trung bình mỗi tháng các cơ sở xuất ra thị trường khoảng 90 – 100.000 phôi nấm, 200 kg nấm dược liệu khô

Ngoài ra, chị còn tạo công ăn việc làm cho 98 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân của người lao động khoảng 7 triệu đồng/tháng. Hằng năm, chị Hồng còn phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn cho khoảng 300 học viên và giúp nhiều người khởi nghiệp thành công từ trồng nấm đông trùng hạ thảo.

Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên đến với loại nấm quý này, chị Hồng cho biết, ngay từ năm 2003 khi còn là sinh viên, chị đã thích nghiên cứu về nấm, đặc biệt là nấm Linh Chi. Lúc đó, chị vẫn đang là sinh viên khoa Công nghệ sinh học của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. 

Tôi cảm thấy đề tài về đông trùng hạ thảo này quá hay nên quay sang đọc và tìm hiểu

Chị nhớ lại, các tài liệu về nấm Linh Chi ở Việt Nam khi đó rất ít, chị phải mày mò lên mạng để đọc và dịch các tài liệu nước ngoài về loại nấm này. Tình cờ thế nào, toàn bộ các tài liệu tìm được đều là tài liệu về đông trùng hạ thảo.

8x tâm sự: “Tôi cảm thấy đề tài về đông trùng hạ thảo này quá hay nên quay sang đọc và tìm hiểu. Một lần tìm kiếm tài liệu trên mạng, tôi biết đến đông trùng hạ thảo, ngạc nhiên khi nó có tới hơn 20 công dụng, lại hiếm và đắt đỏ. Khi đó, ở Việt Nam chưa có cơ sở nào nuôi trồng, thậm chí chưa có tài liệu nào nghiên cứu về loại nấm này được công bố nên tôi quyết tâm tìm hiểu”.

Sau 1 thời gian dài thất bại liên tục, đến năm 2012, chị Hồng thử nghiệm nuôi cấy đông trùng hạ thảo thành công

Trải qua 6 năm miệt mài nghiên cứu với sự tư vấn hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia khoa học, lần lượt các dự án của chị đều thu được kết quả cao. Thời gian đầu khi chị mới bắt tay vào việc nuôi đông trùng đã gặp nhiều khó khăn, từ việc nuôi trồng đến đầu ra cho sản phẩm. Thời gian mới trồng, thu hoạch được là chị Hồng mang tặng người thân, hàng xóm. Cũng từ đó nhiều người truyền tai nhau và chị bắt đầu có khách hàng.

Năm 2009 chị Hồng quyết định mua giống về nuôi cấy. Để có nguồn giống, chị phải lặn lội sang Tây Tạng (Trung Quốc) để mua. Giá đông trùng thời điểm đó rất đắt, 5 triệu đồng cho 1 lọ giống bé bằng 2 ngón tay, rồi đến con giống hàng trăm triệu. Từ những lọ giống này, chị đã mày mò nghiên cứu ra các chất giống hệt loài nhộng tằm mà đông trùng hạ thảo thường ký sinh ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, toàn bộ bào tử nấm cấy vào thân nhộng đều không phát triển được, phôi nấm chết hàng loạt.

Cuối năm 2014, chị Hồng đã cho ra đời thành công giống nấm đông trùng hạ thảo made in Việt Nam

Sau 1 thời gian dài thất bại liên tục, đến năm 2012, chị Hồng thử nghiệm nuôi cấy đông trùng hạ thảo thành công. Chị đánh liều bán một mảnh đất, vay thêm tiền ngân hàng thành lập doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, trái với kì vọng của chị, nuôi cấy sản xuất đại trà khác hoàn toàn so với trong phòng thí nghiệm. Những mẻ nấm liên tiếp thất bại khiến chị kiệt quệ về kinh tế. 

Năm 2013, chị Hồng sinh con thứ ba, vì không có tiền nên chị đã mang nốt thứ tài sản giá trị cuối cùng trong nhà là chiếc xe máy đi cầm cố để lấy tiền lo viện phí. Người phụ nữ ấy tâm sự: “Do đông trùng hạ thảo là loại rất khó nuôi, nguồn giống thoái hóa theo từng giờ chứ không phải từng ngày nên có thời điểm cả chục ngàn lọ đông trùng hạ thảo bị hỏng, thiệt hại cả tỉ đồng. Lúc sinh con thứ 3 nằm trên bàn mổ, tôi chỉ sợ mình chết các con sẽ mồ côi và người thân phải gánh một cục nợ hàng tỷ đồng trên trời rơi xuống”.

Hiện tại, nữ tỷ phú nông dân đã chủ động được nguồn giống đông trùng hạ thảo

Dù nhiều lần thất bại, chị vẫn không bỏ cuộc mà miệt mài đi tìm nguyên nhân khiến nấm chết. Chị Hồng tâm sự: “Nguyên nhân chính cho những thất bại trước đó là vì trong tài liệu nghiên cứu đông trùng hạ thảo của Mỹ không viết rõ cần tiêm giống nấm vào nhộng tằm sâu bao nhiêu nên tôi chỉ tiêm vào đầu và ngực của nhộng mà không để ý đến khoảng cách gây nên nhiễm trùng, nấm không phát triển được. Để khắc phục, tôi đã tạo ra lò hấp các cốc thủy tinh để khử trùng trước khi tiến hành tiêm giống vào nhộng”.

Cuối cùng, những nỗ lực của người phụ nữ này cũng được đền đáp. Cuối năm 2014, chị Hồng đã cho ra đời thành công giống nấm đông trùng hạ thảo made in Việt Nam. Những lọ những lọ phôi giống của đã sống và bắt đầu mọc lên những cây nấm màu vàng, tuy nhỏ bé nhưng lại mang lại giá trị kinh tế rất lớn.

Xưởng tại Quốc Oai của chị Hồng hiện tại có 49 phòng bảo quản đông trùng

Hiện tại, nữ tỷ phú nông dân đã chủ động được nguồn giống đông trùng hạ thảo. Đây là giống bản địa được lấy ở Hoàng Liên Sơn, trên đỉnh Fansipan. Giống bản địa này có khả năng sinh tồn tốt, ít bị thoái hoá, quan trọng hơn hàm lượng hoạt chất cordycepin trong đông trùng thành phẩm lên đến 10mg/g, gấp gần 30 lần so với thời điểm ban đầu khởi nghiệp.

Chị bật mí, nhiệt độ để đông trùng phát triển được là từ 15 – 250C, trong đó nhiệt độ lý tưởng cho đông trùng sinh trưởng tốt nhất là 18-220C. Xưởng tại Quốc Oai của chị Hồng hiện tại có 49 phòng bảo quản đông trùng. Mỗi phòng được trang bị 3 điều hòa và 96 bóng điện để ủ sáng. Được biết, chi phí 1 tháng xưởng sản xuất lên tới hơn 300 triệu tiền điện.

Mỗi năm chúng tôi cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu phôi giống cho các cơ sở vệ tinh ở các tỉnh, thành

Nữ “tỷ phú nông dân” hé lộ: “Mỗi năm chúng tôi cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu phôi giống cho các cơ sở vệ tinh ở các tỉnh, thành. Bên cạnh đó, chúng tôi xuất bán từ 20 -30 tấn đông trùng hạ thảo. Trong đó, 50% số sản phẩm được cung cấp cho các công ty chế biến dược liệu trong nước, 30% xuất khẩu sang các nước, trong đó có thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Australia, Thái Lan, Singapore… 20% sản phẩm được công ty tiêu thụ trong nước, dưới dạng tươi, khô và sản phẩm được chiết xuất dạng viên đóng hộp”.

Với mô hình trồng, sản xuất, chế biến nấm đông trùng hạ thảo sử dụng công nghệ nuôi cấy vi sinh, kết hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại trong nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Hồng là một trong 63 tấm gương nông dân điển hình tiên tiến và là một trong chín nữ Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 có doanh thu “khủng” nhất.

Đức Trần

Xem thêm: 9x An Giang bật mí bí quyết trở thành thủ khoa đầu ra đại học ở Nhật Bản

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://songdep.com.vn/348-ty-phu-nong-dan-lam-giau-nho-dong-trung-ha-thao-thu-tien-ty-d16186.html

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ