Tại sao nói 100 – 1 = 0? Đây chính là bài học về nhân tính: Giúp người ngàn lần, người không nhớ; không giúp nửa giờ, người hận ngay!
Đừng nản lòng khi gặp lừa dối, thất bại. Trong cuộc sống này, người tốt đến cho bạn ký ức đẹp, người xấu đến dạy bạn bài học nhớ đời.
Có thể bạn sẽ cảm thấy rất bối rối khi nhìn thấy tiêu đề này, tại sao 100 – 1 = 0?
Thực ra đây là một đạo lý về sự thật cuộc sống, khi bạn đọc xong câu chuyện dưới đây, bạn sẽ rút ra được bài học cho riêng mình!
01
Có một vị lão hòa thượng đã viết 4 bài toán thế này:
2 + 2 = 4
4 + 4 = 8
8 + 8 = 16
9 + 9 = 19
Mấy đồ đệ thấy vậy liền vội hỏi: “Sư phụ, ngài tính sai một câu rồi.”
Vị hòa thượng kia nhìn lên và chậm rãi nói: “Đúng vậy, mọi người đều thấy rất rõ, câu cuối tính sai rồi.
Nhưng 3 câu trước ta tính đúng, tại sao không ai khen ta, mà chỉ thấy được cái đề cuối ta đã làm sai đây?”
Làm người cũng như vậy, dù thường ngày bạn có cẩn thận, tỉ mỉ đến đâu, làm tốt đến đâu chăng nữa, người ta cũng rất ít khi nhìn thấy sự nỗ lực âm thầm của bạn, cái họ nhìn thấy, họ công nhận… là kết quả, không phải quá trình.
Bạn là nhân viên ưu tú của công ty, sếp khen tặng, bạn bè ngưỡng mộ, nhưng họ chỉ nhìn thành tích mà chưa hề để ý xem bạn đã tốn bao công sức, trả giá những gì để được như vậy. Nhưng chỉ cần một bước sa chân phạm sai lầm, sẽ có hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đến chê bai, công kích, sỉ vả, trách móc, đổ lỗi cho bạn.
Mà những điều bạn từng làm đúng, làm tốt lúc trước, họ sẽ tàn nhẫn tự động cho qua theo thời gian.
Bạn tốt với đối phương 100 lần, nhưng họ có thể đã quên, vậy mà chỉ cần có một lần bạn làm không đủ tốt, họ sẽ không hài lòng, thậm chí còn trở mặt thành thù với bạn.
Đây chính là đạo lý 100 – 1 = 0 về nhân tính!
100 lần giúp + 1 lần lầm lỗi = 0 lần biết ơn!
100 lần làm tốt + 1 lần phạm sai = 0 lần thành tích!
Giống như câu nói: “Một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo nuôi thù!” Sao lại nói như vậy? Bởi vì có vài người đã quen với việc “nhận”, mà quên với việc “biết ơn”, không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa của 2 từ “lương tâm” và thực hành nó.
02
Giống như ví dụ ở trên, thực ra nó là một cách rèn luyện suy nghĩ tư duy logic, cũng là cách thức giao tiếp trong cuộc sống. Nếu ta có thể nhìn vào 3 câu đúng, mở lời khen lão hòa thượng trước, sau đó mới góp ý về lỗi sai, không chỉ khiến vị hòa thượng vui, mà chúng ta cũng vui vì không đả kích người khác.
Tại sao chúng ta phải học biện pháp “nói giảm, nói tránh”? Đó là vì để chúng ta học cách biến lời nói của mình trở nên uyển chuyển, tế nhị hơn, không làm tổn thương đến người khác. Bạn có thể giúp họ chỉ ra lỗi sai, nhưng đôi lúc nói thẳng quá cũng thành một cách cực đoan, học cách uyển chuyển lời nói, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, để không khiến người khác thấy không vui, ảnh hưởng đến tình cảm giữa đôi bên.
Cách suy nghĩ tích cực sẽ khiến người đó luôn hướng đến những điều lạc quan, nhìn đâu cũng thấy vui vẻ, không chỉ đem đến năng lượng cho chính mình, mà còn cho người xung quanh. Ngược lại cách suy nghĩ tiêu cực chỉ khiến người đó sống bi quan, nhìn nhận tăm tối về cuộc sống.
03
Trong thời gian trước, tôi từng làm một cuộc khảo sát nhỏ, đa phần mọi người thường rất hay quan tâm đến ý kiến người khác và rất dễ ảnh hưởng bởi những suy nghĩ và lời nói của người khác.
Thực ra đây là loại suy nghĩ theo đuổi sự hoàn mỹ, nhưng dù bạn có hàng ngàn điểm tốt đi nữa, bạn cũng không thể khiến tất cả người xung quanh đều hài lòng. Bởi vì chỉ cần một lần sai lầm, họ sẽ phủ nhận những gì bạn từng nỗ lực có được, hay dù bạn có hết lòng làm mọi thứ cho họ đi nữa, chỉ một điều không đúng, họ cũng coi như không, nói bạn sai, bạn vô lương tâm.
Trong cuộc sống có một vài người:
Giúp người ngàn lần người không nhớ
Không giúp nửa giờ người hận ngay!
Do đó, chỉ cần cố gắng làm một chính mình hoàn hảo nhất, bạn cần có suy nghĩ độc lập và năng lực tự nhận định riêng.
Đừng nản lòng khi gặp lừa dối, thất bại. Trong cuộc sống này, người tốt đến cho bạn ký ức đẹp, người xấu đến dạy bạn bài học nhớ đời.
04
Có ai chưa từng trải qua cay đắng, dối lừa?
Để người xấu dạy bạn một bài học, bạn mới biết toàn lực cố gắng là thế nào. Con đường ấm áp không khiến bạn mạnh mẽ nhanh bằng con đường đầy gai nhọn.
Để người xấu đả kích bạn, bạn mới hiểu, coi trọng tình nghĩa giúp đỡ người khác, chưa chắc sẽ nhận được lòng biết ơn của họ, có khi cái nhận về, là bài học cay đắng về lòng người!
Có thể làm người rộng rãi, nhưng sự rộng lượng đó phải cho người xứng đáng, nhận ơn biết ơn.
Có thể làm người lương thiện, nhưng sự lương thiện đó chỉ nên dành cho người thật tâm, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Có thể làm người bao dung, nhưng sự bao dung đó nên dành cho người thấu hiểu đạo nghĩa.
Có thể làm người ham học hỏi, nhưng đừng trở thành bản sao của người khác, mà hãy trở thành bản sao tốt nhất của chính mình.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafebiz.vn