10 thói quen tiền bạc của triệu phú tự thân

0

Các triệu phú tránh mắc nợ, luôn mua ôtô để dùng trong dài hạn, có quỹ dự phòng và tận dụng mọi chế độ phúc lợi của công ty.

Triệu phú tự thân là những người chạm đến mốc tài sản lớn mà không cần thừa kế. Họ bắt đầu từ con số 0 và tích lũy tài sản theo thời gian, bằng cách nắm vững các kỹ năng tiền bạc cơ bản như lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư.

Chuyên gia tư vấn tài chính Faron Daugs – CEO Harrison Wallace Financial Group đã làm việc với rất nhiều khách hàng là triệu phú tự thân, có tài sản từ 6-8 triệu USD và tuổi đời 40-55. Ông cho rằng tất cả mọi người đều có thể học theo thói quen của những người này, dù xuất phát ở điểm nào.

1. Tránh mắc nợ

Khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng tại Paris (Pháp). Ảnh: Reuters

Việc này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng là thói quen bạn chắc chắn cần có khi gây dựng tài sản. Ngoài vay mua nhà, Daugs cho biết các khách hàng của ông tránh tối đa các khoản nợ khác.

“Nếu muốn tích lũy tài sản, anh không thể lãng phí tiền vào trả lãi vay tiêu dùng, như thẻ tín dụng chẳng hạn”, Daugs nói. Chỉ quẹt thẻ tín dụng những khoản mà bạn biết chắc có thể trả hết đúng hạn sau đó và không phát sinh lãi.

2. Mua ôtô để dùng trong dài hạn

Trong phần lớn trường hợp, xe là tài sản mất giá ngay khi bạn lái khỏi chỗ mua. Daugs cho biết khách hàng của ông thường mua xe mới, thay vì thuê, và sẽ dùng nó lâu dài để tiết kiệm tiền. “Nếu bạn phải vay mua ôtô, hãy trả xong sớm nhất có thể và dùng nó trong thời gian dài sau đó”, Daugs nói.

3. Có quỹ dự phòng khẩn cấp

Đây là bước đi dài hạn. Nếu có khoản chi gấp, như hỏng xe hay khám bệnh, quỹ này sẽ rất có ích. Bằng cách này, bạn sẽ không phải đi vay hay quẹt thẻ tín dụng để chi trả nữa.

Phần lớn khách hàng của Daugs dự phòng 6-9 tháng chi phí khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh theo điều kiện của mình. Cứ có tiền dự phòng là được.

4. Đầu tư

Khách hàng của Daugs có kế hoạch đầu tư bài bản, dù là vào cổ phiếu, trái phiếu hay quỹ ETF. Daugs khuyến khích mọi người đặt lịch chuyển tiền tự động một tháng hoặc hai tháng một lần từ tài khoản thanh toán sang tài khoản đầu tư. Bằng cách này, bạn sẽ không cần phải nhớ chuyển tiền thủ công nữa.

Theo quy tắc thông thường, bạn nên dành ra ít nhất 20% thu nhập mỗi tháng, chia vào các khoản tiết kiệm, dự phòng khẩn cấp, tích lũy khi về hưu và đầu tư. Tỷ lệ cho mỗi loại bao nhiêu là tùy bạn.

Trước khi đầu tư, phải đảm bảo bạn hiểu rõ về rủi ro và thời điểm bạn cần tiền. Nếu đang ở tuổi 20-30, bạn có thể đầu tư rủi ro hơn một chút, vì vài thập kỷ nữa mới về hưu. Còn nếu ở tuổi 40-50, thời điểm nghỉ hưu sẽ cận kề hơn. Bạn sẽ lưỡng lự trước rủi ro để bảo vệ tiền của mình.

5. Tận dụng mọi quyền lợi của công ty

Hãy xem kỹ những gì bạn được hưởng tại nơi làm việc và tận dụng chúng thật tốt. Ví dụ như các chương trình hỗ trợ mua bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế, mua cổ phiếu công ty với giá thấp hay cung cấp dịch vụ pháp lý.

6. Không cố bằng bạn bằng bè

Đây là cách phổ biến nhất đẩy bạn vào hố sâu nợ nần. Vì thế, hãy sống phù hợp với thu nhập của mình.

Các khách hàng của Daugs “phải đấu tranh chống lại ước muốn dùng đồ công nghệ mới nhất, tốt nhất”. “Mọi người đang lãng phí quá nhiều tiền vào việc nâng cấp chúng. Điều này sẽ lấy đi cả cơ hội và tiền bạc của bạn”, ông nói. Hãy tập trung vào mục tiêu cá nhân quan trọng nhất và điều chỉnh lối sống, ngân sách của mình.

7. Tận dụng các chính sách giảm thuế

Khách hàng của Daugs tận dụng chính sách giảm thuế hết sức có thể. Đó là những khoản có thể được giảm trừ như tiền đầu tư lương hưu, lãi suất vay mua nhà, tiền làm từ thiện, đóng góp cho trường học hay tiết kiệm chăm sóc sức khỏe. “Tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuế và tài chính là điều cần thiết”, ông nói.

8. Tìm các nguồn thu khác

Nhiều khách hàng của Daugs đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng các tài sản khác, như cho thuê nhà. Dĩ nhiên, không phải ai cũng sở hữu nhiều căn nhà. Nhưng bạn còn có các lựa chọn khác để có thu nhập thụ động, như cho thuê một căn phòng trong nhà mình, hoặc cho thuê xe hơi khi bạn đang ở công ty.

9. Tích lũy sớm học phí cho con

Việc này sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính về sau cho bạn. “Khi bắt đầu sớm, bạn có thể tiết kiệm kha khá thuế và số tiền phải trả trong tương lai. Việc bắt đầu không cần một khoản lớn đâu, nhưng sức mạnh của lãi gộp theo thời gian sẽ giúp bạn hưởng lợi rất nhiều đấy”, Daugs nói.

10. Tham khảo nhiều nguồn thông tin

Các khách hàng của Daugs có thói quen luôn trang bị tốt thông tin về tiền bạc của mình. Họ nắm vững về thu nhập, các tài sản mình có và chi phí đầu tư là bao nhiêu.

Với nhiều người, việc tiết kiệm và đầu tư rất rắc rối. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều tài liệu online, miễn phí có thể giúp họ, từ các kênh YouTube đến ứng dụng quản lý tài chính. Họ cũng có thể tìm đến các chuyên gia tài chính để xin lời khuyên. “Các cố vấn sẽ vừa là bạn đồng hành, vừa là người chỉ dạy cho bạn”, Daugs nói.

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn bài viết Vnexpress
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ