12 công nghệ số được Việt Nam ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng

0 680
Trí tuệ nhân tạo là 1 trong 12 công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ số được Việt Nam ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng (Ảnh minh họa)

Quyết định 2117 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 16/12.

Theo quyết định này, có tổng số 37 công nghệ thuộc 4 lĩnh vực công nghệ số, vật lý, công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cụ thể, 12 công nghệ số được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng gồm có: Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence); Internet vạn vật (Internet of Things); Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain); Điện toán đám mây (Cloud computing), Điện toán lưới (Grid computing), Điện toán biên (Edge computing); Điện toán lượng tử (Quantum computing); Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, Network Slicing, LPWAN, IO-Link Wireless);

Thực tại ảo (Virtual reality), Thực tại tăng cường (Augmented reality), Thực tại trộn (Mixed reality); Công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng (Intelligent, Remediating and Adaptive cybersecurity); Bản sao số (Digital twin); Công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất (Plant simulation); Nông nghiệp chính xác (Precision agriculture).

Với lĩnh vực vật lý, có các công nghệ như: Robot tự hành (Autonomous Robots), Robot cộng tác (Collaborative robotics-Cobot), phương tiện bay không người lái (UAV), phương tiện tự hành dưới nước (AUV); In 3D tiên tiến (Advanced 3D Printing); Công nghệ chế tạo vật liệu nano (Nanomaterials), thiết bị nano (Nanodevices); Công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ (Micro and nano satellites)…

Hai lĩnh vực công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường lần lượt có 8 và 11 công nghệ được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương, tổ chức liên quan căn cứ Quyết định 2117 và các quy định khác của pháp luật liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các công nghệ,  báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Việc xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một trong những nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, tại Nghị quyết 50 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

Nghị quyết 52 ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có mục tiêu tổng quát là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn bài viết https://ictnews.vietnamnet.vn/
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ