Tiền số là gì và tiền số hoạt động thế nào?
Những năm trở lại đây, ngày càng nhiều thuật ngữ mới liên quan đến tiền xuất hiện, đơn cử như tiền điện tử, tiền số hay tiền ảo. Giao dịch tiền số, tiền điện tử đang trở nên thịnh hành hơn khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Ở mỗi quốc gia, luật pháp cũng đang thay đổi từng ngày, từng bước hợp pháp hóa những loại tiền này để có thể phù hợp với xu hướng phát triển.
Tiền số là gì?
Tiền số hay tiền kỹ thuật số (Digital Currency) là dạng tiền tệ chỉ có ở dạng kỹ thuật số hay điện tử, không phải là dạng vật lý. Loại tiền này bao gồm và được coi là coin, tiền thuật toán, tiền điện tử, tiền mã hóa (digital money, electronic money, electronic currency, cyber cash). Tiền số được tạo ra bởi loạt thuật toán mã hóa, giao dịch và trao đổi hoàn toàn thông qua Internet.
Tiền số được lưu trữ, luân chuyển bằng điện tử. Bất kỳ đồng tiền nào mã hóa theo 1 và 0 đều thỏa mãn định nghĩa này. Tiền kỹ thuật số tuy có khả năng sử dụng như tiền vật lý, nhưng có thể giao dịch tức thì, chuyển tiền xuyên biên giới. Cần lưu ý, hiện nay loại tiền này vẫn chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, chỉ trừ khi Ngân hàng Trung ương trực tiếp phát hành.
Tài khoản tiền kỹ thuật số lưu trữ điện tử trên thẻ hoặc thiết bị khác, có thể quản lý tập trung hoặc phi tập trung. Loại tiền này chỉ có thể được sở hữu và giao dịch bằng cách sử dụng máy tính hoặc ví điện tử được kết nối với Internet hoặc các mạng được chỉ định.
Tiền kỹ thuật số có thể chia làm 2 loại:
– Tiền kỹ thuật số tập trung: Các hệ thống như Paypal, Webmoney, Payoneer là các đơn vị quản lý tiền kỹ thuật số tập trung. Các tài khoản Apple Pay, Google Wallet cũng là tiền kỹ thuật số tập trung.
– Tiền kỹ thuật số phi tập trung: Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash, Ripple và những loại tiền ảo khác được coi là tiền kỹ thuật số.
Tiền mã hóa
Tiền mã hóa hay tiếng Anh là Crypto Currency ám chỉ tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là trung gian để trao đổi. Tiền này được dùng mật mã để đảm bảo các giao dịch, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản.
Điểm khiến tiền mã hóa hấp dẫn là bản chất hệ thống, tức là loại tiền này không được ban hành bởi bất kỳ Ngân hàng Trung ương (NHTW) nào. Có thể hiểu rằng, về mặt lý thuyết nó miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của Chính phủ. Hiện tại, có vô số loại tiền mã hóa thay thế với các chức năng hay thông số kỹ thuật khác nhau.
Trong đó, đồng Bitcoin – được tạo ra vòa năm 2009 là một trong các tiền mã hóa đầu tiên. Kể từ lúc này, vô số tiền mã hóa khác đã được tạo ra. Những đồng này được gọi là altcoin, viết tắt của đồng tiền thay thế. Có thể xác định gốc của tiền mã hóa là tiền ảo nhưng đang phát triển để có nhiều đặc điểm của tiền điện tử như khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định, khả năng thanh toán, còn khả năng tích trữ giá trị thì ít hơn (do luôn biến động nhiều)…
Tính ứng dụng của tiền kỹ thuật số
Có thể thấy rõ tiền số vẫn còn khoảng cách rất xa để trở thành tiền điện tử. Tiền điện tử (electronic money/e-money) được xác định với 4 đặc điểm chính: phải là tiền pháp định có đầy đủ chức năng, do ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng phát hành, có cơ chế đảm bảo tiền tệ của NHTW và chỉ lưu trữ trong các sản phẩm điện tử.
Hiện tại, tiền số vẫn chưa được các NHTW công nhận, và vì thế đồng tiền này không được đảm bảo và không có khả năng quy đổi như tiền điện tử. Tiền kỹ thuật số đang phát triển theo hướng khác, khai thế lợi thế của công nghệ chuỗi khối – blockchain (như chi phí giao dịch thấp, độ an toàn bảo mật cao, tiện lợi, nhanh chóng…).
Quy định về tiền điện tử ở Việt Nam
Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định khái niệm tiền điện tử. Dù vậy, đã có một số văn bản đề cập và quy định các dạng thức của tiền điện tử gồm ví điện tử, thẻ trả trước…
Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi đã thống nhất đưa ra định nghĩa rõ ràng về tiền điện tử: “Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động”.
Theo các chuyên gia, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý được tiền kỹ thuật số. Ở thời điểm hiện tại, việc chấp nhận hoàn toàn các đồng tiền kỹ thuật số trong giai đoạn này có thể là chưa phù hợp đối với tình hình thực tế ở Việt Nam.
(t/h)
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Nguồn : https://songdep.com.vn/348-tien-so-la-gi-va-tien-so-hoat-dong-the-nao-d8362.html
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin