Rác và phân loại rác
RÁC VÀ PHÂN LOẠI RÁC!!!
Từ trước đến giờ page tập trung kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng túi nylon, nhưng rất khó để hạn chế hết mức đúng không ạ? Đi chợ mua ngọn rau con cá, cái nào cũng cần túi nylon, nên hôm nay ta hãy cùng nhau tìm hiểu một khía cạnh khác, đặt túi nylon vào chung với anh em bạn bè RÁC của nó, và xem xem cách xử lý “RÁC” thế nào cho có hiệu quả nhé 😀
Các bạn biết không, chỉ riêng Tp HCM mỗi năm có khoảng 50 NGHÌN TẤN rác thải nhựa được thải ra môi trường, là nguồn nguyên liệu rất rất lớn để tái sử dụng. Và theo tìm hiểu, Tp HCM có những dự án lớn về nhà máy xử lý rác thải với công nghệ cao nhưng chưa thể tiến hành. Lý do là gì? Là do nguyên liệu đầu vào ạ! :(((
Đến đây mọi người sẽ hỏi: 1 năm 50 nghìn tấn còn lo nguyên liệu?
Vấn đề là: 50 nghìn tấn Rác thải nhựa được nêu trên được chôn cùng với các loại rác thải khác, đồng nghĩa với việc nó rất bẩn, và chi phí xử lý rất lớn. Mỗi năm chỉ có thể xử lý được 10% trong số đó, 90% còn lại bị đốt với giá 300.000VND/tấn. Số tiền này nhân với 45 NGHÌN TẤN của riêng tp. Hồ Chí Minh và nếu là cả nước thì số tiền này sẽ là bao nhiêu, ôi cả chục tỷ đồng, tiếc tiền quá mình không muốn tính nữa ạ! T__T Đốt rác theo một cách nào đó cũng như là đốt tiền. :((
Bỏ qua bài toán kinh tế sang một bên, chỉ riêng nghĩ đến việc đốt rác thôi cũng đã thấy có hại cho sức khỏe và là thủ phạm chủ yếu cho việc ô nhiễm bầu không khí. Vậy chúng ta phải làm sao?
“HÃY PHÂN LOẠI RÁC” là câu trả lời đơn giản nhất. Nếu mọi người chú ý một chút khi đi đổ rác, các xe rác hay có những túi treo xung quanh để người thu gom rác để giấy và túi nhựa sau khi được họ lấy ra từ những túi rác hỗn hợp (và nhắc lại lần nữa là chúng bẩn), vậy nên từ giờ chúng ta hãy phân loại ngay từ đầu nhé, vừa là đỡ cực nhọc cho những người công nhân vệ sinh, vừa tốt cho môi trường ạ. <3
Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng rất dễ thực hiện.
4 loại rác thải gia đình chủ yếu là:
1. Thức ăn thừa, rau củ
2. Giấy, đồ dung làm từ giấy
3. Nhựa
4. Hộp nhôm chai lọ thủy tinh.
Điều chúng ta cần làm là bỏ nó vào 4 cái túi, thùng, hộp khác nhau.
Đây là phiên bản rút gọn rất nhiều nếu so với các nước có hệ thống tái chế khắt khe như Nhật, Hàn, các nước Châu Âu và Mỹ.
Các nhà máy tái chế hiện nay lấy nguồn nguyên liệu tái chế chủ yếu từ đồng nát và các bãi rác thải. Thực ra nếu để ý xung quanh xe rác có những túi lớn để người thu gom rác chia riêng các loại như hộp giấy, chai lọ sau khi phân loại từ các túi rác hỗn hợp. Thay vì để ngừoi thu gom làm, chúng ta có thể làm luôn từ đầu để đảm bảo rác tái chế không bị bẩn, đối với chai bia sau khi uống xong hãy gửi lại cho chủ cửa hàng, đảm bảo 100% nó sẽ đc quay về với nhà máy để tái sử dụng. Mẹ mình hay để riêng các loại hộp giấy và mớ giấy lớn vào một góc để đưa cho cô chú đồng nát (họ cũng là nguồn cung cấp chính cho các nhà máy tái chế ạ). Các loại chai hộp nhựa, thủy tinh, nhôm hãy tráng qua một lớp nước trước khi đem vứt. 😀
Khi tìm hiểu để viết bài này, mình thấy có mấy điểm hay ho:
1. Mình rất muốn tìm con số cụ thể về lượng rác thải của cả Hà Nội và Tp HCM, nhưng hầu như không có hoặc không thống nhất nên mình đã chọn một trang web đáng tin cậy nhất về năng lượng mới.
2. Tp HCM đang làm công tác tái chế tốt hơn Hà Nội.
3. Việt Nam đang phải NHẬP KHẨU RÁC CHẤT LƯỢNG CAO từ nước ngoài để đem về tái chế ;(
4. Cho đến năm 2010 Nhật đã tái chế 77% lượng rác thải có thể tái chế, Với Anh và Mỹ, con số lần lượt là 43.7% và 34.5%.
Hạn chế của page còn rất nhiều, nhưng mình tin với sự đóng góp, quan tâm và ủng hộ của mọi người, chúng ta có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao ý thức cộng đồng. Page còn rất vui khi nhận được ý kiến đóng góp của các bạn, nếu thấy chúng mình có sai sót hoặc có gì cần bổ sung, hãy liên hệ ngay. Đừng ngại ngần!
Sharing is caring 😀
Câu cuối hơi mang tính cá nhân một chút : “Việc cứu hành tinh cứ để Marvel lo, hãy bảo vệ chính cuộc sống của chính chúng ta đã “;)
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nói không với túi nilon