Vì sao không được vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác?

0

Hầu hết gia đình nào cũng có khoảng chục thiết bị có sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… và số lượng các thiết bị này ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều không biết rằng pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.

Các kim loại nặng trong pin là rất độc hại

Nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng những cục pin sử dụng trong các thiết bị điện tử chỉ là vật dụng nhỏ bé vô hại. Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt.

Việc đốt, phá hủy, chôn lấp, tiếp xúc trực tiếp, hay bỏ pin trong thùng rác bình thường đều được khuyến cáo là không phù hợp với tất cả các loại pin.

Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.

Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, chúng có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

Một lượng nhỏ của chì cũng có thể gây hại cho cơ thể. Nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể người. Ví dụ chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu…

Tóm lại chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.

Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể người, nó sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…

Pin lithium-ion tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng có nguy cơ cháy nổ cao, phải lưu ý khi vận chuyển.

Cần nâng cao ý thức với việc loại bỏ pin sau khi sử dụng ở Việt Nam

Tất cả các loại pin, ắc quy tại Anh đều phải dán để khuyến cáo người dùng về mức độ nguy hại của chúng.

Việt Nam đã có các nghị định và quyết định của Chính phủ về viêc hướng dẫn quản lý, thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu trong đó có pin và ắc quy đã qua sử dụng. Tuy nhiên, có lẽ do thiếu truyền thông và hướng dẫn, phần lớn người dân chưa có ý thức phân loại rác thải độc hại và pin tại nguồn.

Hiện nay, các viên pin không còn giá trị sử dụng đều bị bỏ chung với rác thải sinh hoạt mà chưa ý thức được đây chính là một trong những hành vi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Hầu hết các cơ quan xử lý rác và chất thải ở Việt nam cũng không có hướng dẫn hay truyền thông đến người dân cách phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy sau khi sử dụng cũng như không chỉ rõ nơi thu gom và xử lý các rác thải độc hại này.

Đối với các nước phát triển, các nhà chức năng có quy định rất nghiêm ngặt về việc dán nhãn ghi rõ thành phần cấu tạo nên pin và ắc quy cũng như như cách phân loại, bảo quản, thu gom và tái chế sau khi sử dụng. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất pin ở Việt Nam hiện chưa thực hiện tốt việc này. Đây cũng là một điểm còn khiếm khuyết trong công tác quản lý và sản xuất loại sản phẩm này.

Nước Anh có quy định rất nghiêm ngặt trong việc dán nhãn các sản phẩm ắc quy nước.

Pin được sản xuất ở Việt Nam vẫn khá đơn giản trong việc dán nhãn khuyến nghị về cách loại bỏ sau khi sử dụng.

Giải pháp tạm thời

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng, có lẽ chúng ta cần thực tự mình tìm lấy giải pháp tạm thời.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, lưu ý để lọ xa tầm với của trẻ em. Mỗi năm một lần, bạn hãy trực tiếp chuyển pin trong lọ cho công nhân thu gom rác thải sinh hoạt và thông báo rằng chúng là pin đã qua sử dụng để họ có cách xử lý theo đúng quy định.

Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Nếu ở Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể trực tiếp chuyển pin và ắc quy đã qua sử dụng đến các địa điểm hoặc tổ chức có chương trình thu gom loại rác thải này.

Thiết nghĩ, cùng với mức độ sử dụng các loại pin và ắc quy ngày càng gia tăng, việc nâng cao ý thức của nhà quản lý, đơn vị sản xuất và người tiêu dùng đồng thời có các hành động cụ thể và kịp thời đối với việc xử lý loại rác thải đặc biệt này là điều hết sức cần thiết hiện nay.

Các ý tưởng gom và xử lý pin tại Việt Nam xin vui lòng email về địa chỉ: info@vina-aspire.com để cùng chung tay vì cộng đồng phát triển.

Thegioibantin.VN

Theo Trithucvn


Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ