Cách thiết bị thông minh thay đổi cơ cấu doanh nghiệp (Phần 2)

0

Biến đổi Chuỗi giá trị

Nguồn dữ liệu mới đầy tiềm năng, cùng với các cấu hình và chức năng mới của thiết bị thông minh, đang tái cấu trúc lại – đôi khi triệt để – những chức năng truyền thống của ngành kinh doanh. Sự biến đổi này bắt đầu với quá trình cải tiến sản phẩm nhưng sau đó phát triển đến chuỗi giá trị. Cùng lúc đó, các giới hạn về mặt chức năng cũng biến đổi, và những chức năng mới được ra đời.

Phát triển Sản phẩm.

Thiết bị thông minh yêu cầu một quá trình suy nghĩ lại về mặt thiết kế. Ở mức căn bản nhất, việc nâng cấp sản phẩm chuyển từ phần lớn sử dụng kỹ thuật cơ khí đến sử dụng hệ thống kỹ thuật giao hòa giữa nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm dần trở thành những hệ thống phức tạp chứa phần mềm và có thể còn chứa nhiều phần mềm hơn trong đám mây. Đây là lý do tại sao các nhóm thiết kế đang di chuyển từ đa số là kỹ sư cơ khí sang phần lớn là kỹ sư phần mềm, và một vài nơi sản xuất, như GE, Airbus, và Danaher, đang xây dựng các văn phòng trong khu vực trung tâm giới kỹ sư phần mềm như Boston hay Thung lũng Silicon.

Các thiết bị thông minh cũng cần các nguyên tắc thiết kế sản phẩm khác biệt hoàn toàn so với truyền thống:

Chi phí biến đổi thấp. Với các sản phẩm thông thường, độ biến đổi thường tốn nhiều phí bởi các bộ phận cứng thường cần thay đổi. Nhưng phần mềm trong các sản phẩm thông minh khiến cho chi phí biến đổi rẻ hơn nhiều. Ví dụ, công ty John Deere vốn trước đó từng sản xuất đa dạng các phiên bản động cơ, mỗi cái có độ mã lực khác nhau. Nhưng hiện nay, mã lực của một động cơ tiêu chuẩn có thể được thay đổi chỉ với phần mềm. Tương tự, các giao diện kỹ thuật số của người dùng có thể thay đổi  đĩa số và các phím bấm, từ đó khiến việc thay đổi sản phẩm trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn là thay đổi các lựa chọn điều khiển chẳng hạn. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mặt thay đổi qua phần mềm, thay cho phần cứng, là một trong những quy tắc thiết yếu của mảng thiết kế mới hiện nay.

Tính biến đổi cần thiết không những với từng nhóm khách hàng mà còn với từng vị trí địa lý.Phần mềm cũng khiến cho việc địa phương hóa sản phẩm cho từng đất nước và ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, các quy định tiêu chuẩn về dữ liệu ở từng nơi, ví dụ như những nơi có quản lý việc truyền dữ liệu dọc các biên giới quốc gia, yêu cầu gấp đôi các cấu trúc hạ tầng và ứng dụng để lưu trữ dữ liệu. Những quy định như thế chỉ ra nhiều điểm khác biệt mới của các vùng miền và các đất nước, thỉnh thoảng vì lý do chính trị.

Thiết kế thường xanh. Ở quy trình cũ, các thế hệ sản phẩm được thiết kế một cách riêng biệt. Khi đó, sản phẩm sẽ được tích hợp đầy đủ những cải tiến mong muốn, và thiết kế sẽ được chỉnh sửa khi ra mắt sản phẩm thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, các sản phẩm thông minh có thể được cập nhật liên tục thông qua phần mềm ngay cả ở khoảng cách xa. Sản phẩm cũng có thể được tinh chỉnh để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng mới, hay giải quyết những vấn đề liên quan đến hiệu suất.Ví dụ như, hiệu suất hoạt động của các máy từ tập đoàn ABB có thể giám sát và điều chỉnh từ xa bởi người dùng cuối (end user) trong quá trình hoạt động. Các công ty có thể cho ra đời những tính năng mới vẫn còn đang phát triển và chưa được hoàn thành. Gần đây, Tesla đã bắt đầu cài đặt hệ thống lái tự động vào những dòng xe của hãng, nhưng với ý định nâng cao khả năng của hệ thống xe theo thời gian, qua những lần cập nhật phần mềm từ xa.

Giao diện người dùng mới và thực tế ảo tăng cường. Giao diện người dùng kỹ thuật số của một sản phẩm thông minh có thể được đưa vào ứng dụng của máy tính bảng hoặc điện thoại, cho phép người dùng điều khiển từ xa, hay thậm chí còn không phải tự mình điều khiển thiết bị. Như đã nói, những giao diện này ít tốn kém và dễ dàng chỉnh sửa hơn là trực tiếp điều khiển, và chúng giúp ta có thể sử dụng thiết bị linh động hơn.

Thực tế ảo tăng cường

Vài sản phẩm đã bắt đầu sử dụng một công nghệ giao diện mới với tên gọi “thực tế ảo tăng cường”. Thông qua một chiếc điện thoại thông minh hay một máy tính bảng chỉ đến sản phẩm, hoặc thông qua một chiếc mắt kinh thông minh, các ứng dụng thực tế ảo tăng cường truy cập vào đám mây của sản phẩm và tạo nên một lớp bề mặt kỹ thuật số của sản phẩm. Lớp bề mặt này chứa thông tin về việc giám sát, hoạt động, và dịch vụ. Đây là những dữ liệu sẽ giúp việc hỗ trợ cũng như bảo dưỡng sản phẩm có hiệu quả hơn. Tạo ra những giao diện kỹ thuật số như vậy cũng là một quy tắc thiết yếu khác trong việc thiết kế.

Quản lý chất lượng. Các cuộc thử nghiệm cố tái tạo lại những điều kiện sẽ khiến khách hàng sử dụng những sản phẩm của họ vốn đã là một phần của quá trình phát triển sản phẩm. Mục tiêu là để đảm bảo những lần ra sản phẩm mới sẽ đáp ứng với kỳ vọng của họ cũng như tránh bị khiếu nại. Những sản phẩm thông minh đã đưa việc quản lý chất lượng đến những bước xa hơn, chúng có khả năng giám sát liên tục những dữ liệu về hiệu suất thực tại giúp công ty có thể phát hiện và đối phó với các vấn đề thiết kế mà trong quá trình thử nghiệm chưa thể tìm thấy được. Lấy ví dụ như vào năm 2013, pin của hai chiếc xe mẫu Model S của Tesla đã bị thủng và bắt lửa sau khi tài xế chạy trúng một vật kim loại dọc đường. Tình trạng của con đường cùng với vận tốc chạy dẫn đến việc bị thủng đã không được phỏng đoán trước trong các cuộc thử nghiệm, nhưng may mắn thay, Tesla đã làm lại chúng. Công ty sau đó đã gửi một bản cập nhật phần mềm cho mọi dòng xe cộ giúp chúng nâng cao cảnh giác khi gặp những điều kiện tương tự, làm giảm đáng kể những rủi ro trong tương lai.

Dịch vụ kết nối. Các thiết kể sản phẩm giờ đây cần đan xen trang bị dụng cụ, chức năng thu nhập dữ liệu, và các tính năng chuẩn đoán phần mềm giám sát sức khỏe sản phẩm, hiệu suất làm việc và cảnh báo các sai sót với nhân viên dịch vụ. Song song với việc phần mềm dần được nâng cấp về mặt chức năng, các sản phẩm có thể được thiết kể nhằm giúp cho các dịch vụ từ xa được thực hiện dễ dàng hơn.

Hỗ trợ các mẫu hình kinh doanh mới. Các sản phẩm thông minh giúp cho công ty chuyển đổi từ hình mẫu buôn bán trao đổi sang hình mẫu cung cấp sản phẩm-dịch vụ. Tuy nhiên, sự thay đổi này cần nhiều liên hệ đến việc thiết kế. Khi một sản phẩm được bán ra với hình thức dịch vụ, trách nhiệm đối với và đi kèm với chi phí bảo dưỡng vẫn thuộc về bên sản xuất, và điều này có thể thay đổi vài thông số thiết kế. Điều này được chứng minh khi nhiều khách hàng cùng sử dụng sản phẩm như trường hợp của Smoove, một dịch vụ chia sẻ xe đạp ở Pháp. Smoove đã thiết ra ra mẫu xe đạp thông minh, kết nối, không cần xích, với lốp chống thủng, và ốc tránh trộm để tăng cường độ bền bỉ cũng như phòng trộm.

Sản phẩm được cung cấp như dịch vụ cũng nên biết được dữ liệu sử dụng của khách hàng để có thể tính phí phù hợp. Điều này yêu cầu suy nghĩ cặn kẽ về loại hình và địa điểm của máy cảm ứng, dạng dữ liệu sẽ được thu thập, và độ thường xuyên của việc phân tích dữ liệu. Khi công ty Xerox chuyển đổi từ kinh doanh máy photocopy sang cung cấp sản phẩm tài liệu, họ thêm máy cảm biến vào lớp quang dẫn trong trống (drum), khay đựng giấy và hộp mực nhằm đảm bảo độ chính xác khi in hóa đơn, cũng như tạo điều kiện cho việc kinh doanh sản phẩm tiêu hao như mực và giấy in.

Tính tương tác của hệ thống. Khi sản phẩm trở thành một phần của một hệ thống lớn hơn, các cơ hội để tối ưu hóa thiết kế nhân đôi. Qua quá trình đồng thiết kế, các công ty đồng thời phát triển và nâng cấp phần cứng lẫn phần mềm của một nhóm các sản phẩm, bao gồm những sản phẩm từ các công ty khác. Hãy cùng nhìn vào bộ học nhiệt Nest của công ty Nest Labs. Thiết bị được thiết kế với giao diện chương trình ứng dụng cho phép trao đổi thông tin với các sản phẩm khác, như Smart Lock của Kevo. Khi người chủ nhà bước vào, lock của Kevo thông báo cho bộ học nhiệt của Nest để điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với nhu cầu của người chủ.

Sản xuất.

Dòng sản phẩm thông minh đem lại nhiều yêu cầu cũng như cơ hội cho những sản phẩm mới. Bên cạnh đó, chúng thậm chí còn chuyển khâu lắp ráp cuối cùng sang trang dành cho khách hàng, nơi bước cuối cùng là tải và thiết lập cấu hình cho phần mềm. Nhưng, sản xuất giờ đây, đã triệt để vươn xa khỏi một quá trình sản xuất sản phẩm thông thường, bởi để có một thiết bị thông minh cần thiết phải có một hệ thống đám mây để điều khiển chúng.

Nhà máy thông minh. Những khả năng mới của các cỗ máy thông minh, có kết nối với nhau đang dần tái cấu trúc quá trình vận hành của chính nhà máy thông minh này, nơi dần sở hữu nhiều máy móc hơn có liên kết với nhau trong một hệ thống. Với các bước đi đầu như Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Đức hay Sản xuất Thông minh tại Mỹ, các máy móc hoàn toàn tự hoạt động và tối ưu hóa quá trình sản xuất. Ví dụ như, một máy sản xuất có thể nhận thấy các lỗi sai nguy hiểm tiềm tàng, từ đó tắt các thiết bị có nguy cơ bị hư hỏng khác, và chỉ dẫn vấn đề cho các nhân viên bảo trì. 

Chuỗi Nhà máy Thông minh của GE (General Electric) khởi xướng cho việc sử dụng bộ cảm biến (để trang bị thêm vào các sản phẩm hiện có hoặc để thiết kế cho các sản phẩm mới) để đưa thông tin vào một hồ dữ liệu, nơi chúng có thể được phân tích để có thể cắt giảm thời gian chết và tăng tính hiệu quả của máy. Trong một , phương pháp này còn nhân đôi quá trình sản xuất các đơn vị tránh bị phát hiện.

Đơn giản hóa thành phần nguyên liệu. Sự phức tạp về vật chất của sản phẩm thường giảm đi khi chức năng chuyển từ phần máy sang phần mềm. Việc chuyển đổi này loại dần các bộ phận vật lý cũng như những bước cần thiết để chế tạo và lắp ráp chúng. Ví dụ như công ty Withings đã biến máy đo huyết áp sang chỉ còn băng quấn và bộ cảm ứng, loại bỏ màn hình hiển thị. Thông quamột ứng dụng, thông tin sẽ được chuyển và cập nhật trực tiếp cho bác sĩ. Tương tự, các nhà sản xuất cho máy bay, xe tự động, hay tàu thuyền đang dần chuyển sang dạng buồng lái màn hình hiển thị, với một màn hình duy nhất hiển thị các thông số cấu hình. Song song với sự phức tạp của sản phẩm giảm đi, só lượng máy cảm biến và phần mềm lại tăng, đồng thời thêm vào các phần mới cũng như đem lại một sự phức tạp hoàn toàn mới.

Quá trình tái cấu hình lắp đặt. Quá trình sản xuất đã phát triển hướng đến tiêu chuẩn hóa các nền tảng, với quá trình tùy chỉnh cho từng sản phẩm ngày càng nằm lùi về khúc sau của quá trình lắp đặt. Phương pháp này giúp giảm chi phí sản xuất cũng như lượng sản phẩm tồn kho. Nhưng sản phẩm thông minh đi xa hơn như vậy. Với phần mềm trong thiết bị hoặc trên đám mây, có thể được cài vào và thiết lập cấu hình bởi một nhân viên kỹ thuật hoặc ngay cả bởi người dùng sau khi sản phẩm rời nhà máy. Các ứng dụng mới có thể được thêm vào hoặc các bàn phím cảm ứng được cài đặt với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các thay đổi trong thiết kế sản phẩm vẫn có thể được cho vào phút chót, ngay cả sau khi đã giao đến người dùng.

Sự vận hành liên tục của sản phẩm. Đến hiện nay, sản xuất vốn luôn là một chuỗi quá trình riêng biệt, kết thúc vào lúc sản phẩm được chuyển đi. Các thiết bị thông minh, ở mặt khác, lại không thể hoạt động mà không có chồng công nghệ dựa trên đám mây. Thực chất, chồng công nghệ là một phần của sản phẩm – thứ mà nhà sản xuất có thể điều khiển và nâng cấp xuyên suốt dòng đời của sản phẩm. Từ đó, sản xuất đã trở thành một quá trình lâu dài.

Logistics.

Nguồn gốc đầu tiên của các loại thiết bị thông minh này là từ logistics, mảng bao gồm hoạt động đầu ra đầu vào của sản xuất và quá trình chuyển giao sản phẩm. Được thương mại hóa vào những năm 1990, công nghệ nhận dạng qua sóng vô tuyến, hay còn gọi là RFID, đẩy mạnh khả năng theo dõi chuyến hàng. Quả nhiên, cụm từ “Internet of Things” được đặt ra bởi người sáng lập của Trung tâm Auto-ID của viện Công nghệ Massachusetts MIT, nơi vốn chuyên nghiên cứu về RFID. Những thiết bị thông minh ngày nay đã đưa quá trình giám sát theo dõi lên một tầm cao hoàn toàn mới. Nay nó có thể được thực hiện liên tiếp, bất kể sản phẩm đó ở đâu, không cầnphải có máy scan, mà vẫn có thể cung cấp lượng thông tin dồi dào không chỉ về vị trí hiện tại mà còn về lịch sử vị trí, trạng thái của kiện hàng (ví dụ như nhiệt độ, hoặc tiếp xúc với áp lực), và môi trường xung quanh của nó.

Chúng tôi tin rằng sản phẩm thông minh rồi sẽ đưa logistics triệt để đến một thế hệ hoàn toàn mới.Ví dụ, việc quản lý một số lượng lớn các nhóm phương tiện đang được chuyển hóa, bởi khả năng theo dõi vị trí và hoạt động của từng phương tiện từ xa, kiểm tra sự lưu thông phương tiện của địa phương và tình trạng thời tiết, và cung cấp tài xế với lịch giao hàng tối ưu nhất. Và các máy bay tự động không người lái (automated drone) có thể giao kiện hàng đến ngay trước cửa khách hàng – thứ mà hiện tại đang được thử nghiệm bởi Amazon, Google, và DHL – có thể cách mạng hóa quy trình giao hàng cho nhiều sản phẩm.

Marketing và Sales.

Khả năng giữ kết nối với sản phẩm và theo dõi cách nó đang được sử dụng đã chuyển sự tập trung vào quan hệ khách hàng của công ty, từ việc bán – thường phần lớn là chuyển giao trong một lần– đến tối đa hóa giá trị khách hàng từ sản phẩm. Điều này mở ra nhiều điều kiện quan trọng cũng như cơ hội mới cho marketing và sales.

Những phương pháp mới để phân đoạn và tùy chỉnh. Dữ liệu từ các sản phẩm thông minh đem lại một hình ảnh rõ ràng hơn về việc sử dụng sản phẩm, từ đó cho thấy, điển hình như là,phương diện nào khách hàng thích dùng hơn hay gặp rắc rối trong việc sử dụng. Bằng cách so sánh xu hướng sử dụng, các công ty có thể làm tốt hơn trong việc phân khúc khách hàng – Theo ngành nghề, vị trí địa lý, đơn vị tổ chức, và thậm chí theo các đặc điểm chi tiết hơn. Nhân viên marketing có thể áp dụng kiến thức này đểđiều chỉnh khuyến mãi đặc biệt, hoặc đề xuất các gói dịch vụ sau sale, tạo nên các nét đặc trưng cho những phân khúc nhất định, và phát triển chiến lược định giá chi tiết hơn để có thể phù hợp hơn giá thành và giá trị với mỗi phân khúc, hoặc ngay cả với từng khách hàng.

Mối quan hệ mới với khách hàng. Khi sự tập trung chuyển sang việc cung cấp liên tục giá trị cho khách hàng, thì sản phẩm trở thành một phương tiện để đưa đến với họ giá trị đó. Và bởi một nhà sản xuất duy trì sự liên kết với khách hàng thông qua sản phẩm của họ, nó có một tiêu chuẩn mới cho việc trao đổi trực tiếp và bền bỉ với nhà sản xuất, Các công ty đang dần xem sản phẩm như một cánh cửa dẫn tới nhu cầu cũng như sự hài lòng của khách hàng, thay vì dựa vào khách hàng để biết được nhu cầu cũng như hiệu suất của sản phẩm.

Ví dụ như, tất cả công ty Traffic Solutions sử dụng biển báo thông minh để đo vận tốc và lưu lượng giao thông. Các biển hiệu cho phép nâng cao việc khai thác dữ liệu về giao thông, giúp cho bộ phận hành pháp và khách hàng khác theo dõi và quản lý lưu lượng giao thông từ xa. Mối quan hệ của công ty với khách hàng đã di chuyển từ bán biển hiệu đến bán dịch vụ dài hạn có thể cải thiện an ninh mà không cần sự can thiệp của cảnh sát. Những biển hiệu, đơn giản là những thiết bị mà thông qua đó, các dịch vụ quản lý giao thông có thể được tùy chỉnh và chuyển giao.

Mô hình kinh doanh mới. Việc biết rõ cách khách hàng sử dụng sản phẩm giúp công ty phát triển các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới mẻ. Ta có thể lấy ví dụ mô hình tiên phong của Rolls-Royce “Power by the hour”, nơi mà các hãng hàng không trả phí cho thời gian động cơ máy bay của họ được sử dụng thay vì dùng một giá cố định và cộng vào các phí bảo trì và sửa chữa. Ngày nay nhiều công ty công nghiệp dần bắt đầu bán sản phẩm của họ như dịch vụ – một bước đi mang lại nhiều hệ quả cho mảng sale và marketing. Mục tiêu của các nhân viên bán hàng qua thời gian dần trở thành “thành công của khách hàng”, thay vì chỉ bán hàng bình thường. Điều này bao gồm việc tạo các diễn cảnh hai bên đều có lợi cho cả khách hàng và công ty.

Tập trung vào hệ thống, thay vì vào riêng lẻ từng sản phẩm. Khi các sản phẩm trở thành thành phần của một hệ thống còn lớn hơn, tuyên bố giá trị khách hàng được mở rộng hơn. Chất lượng và đặc tính của sản phẩm cần được bổ sung với sự tương thích với các sản phẩm tương tự. Các công ty cần quyết định vị trí của họ ở đâu trong thế giới mới này: Liệu họ có tranh đấu ở mức độ sản phẩm; bằng cách cung cấp một nhóm những sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau; bằng cách tạo một nền tảng platform có thể tác động đến các sản phẩm liên quan; hay bằng cách làm cả ba điều trên? Các nhóm sale và marketing sẽ cần một khối lượng kiến thức rộng hơn để có thể giới thiệu sản phẩm của họ như là một phần của một hệ thống thông minh lớn hơn. Các mối quan hệ hợp tác thường sẽ cần thiết để lấp đầy lỗ trống sản phẩm hoặc kết nối các sản phẩm với nền tảng platform điều khiển. Nhân viên bán hàng sẽ cần được huấn luyện để bán cho các đối tác đó, và sẽ cần có tiền đầu tư để có thể thích nghi với các mô hình chia sẻ doanh thu phức tạp hơn.

Như SmartThings, công ty hoạt động trong lĩnh vực hiện đang ngày càng phổ biến với mô hình DIY (Do It Yourself) và nhà tự động. Công ty đã giới thiệu bản thân như một nền tảng dễ sử dụng dành cho các thiết bị thông minh với nhóm khách hàng và cả các nhà sản xuất. Nền tảng platform có giao diện người dùng đơn giản và cung cấp đa dạng các máy cảm biến tiêu chuẩn có thể đo lường được những thứ như độ ẩm, khói, nhiệt độ, và chuyển động. Máy cảm ứng có thể gắn vào bất cứ vật dụng nào trong nhà, ánh sáng điều khiển tự động, an ninh nhà ở, và tiết kiệm năng lượng. Công ty cũng khiến cho việc kết nối các thiết bị nhà cửa thông minh dễ dàng hơn từ đa dạng các nhà sản xuất khác đến trung tâm hoạt động của chúng và đã xây dựng một hệ thống đối tác bao quát vốn đã bao gồm hơn 100 các sản phẩm tương thích.

Việc đảm bảo an toàn công nghệ thông tin hiện nay có ảnh hưởng đến mọi hoạt động.

Dịch vụ hậu mãi

Đối với các nhà sản xuất của những loại sản phẩm lâu đời, như thiết bị công nghiệp, dịch vụ hậu mãi đem lại một số lượng doanh thu và lợi nhuận đáng kể – một phần cũng bởi việc cung cấp dịch vụ truyền thống vốn đã thiếu hiệu quả. Các kỹ sư công nghệ thường phải xem xét sản phẩm để thấy được nguyên nhân đằng sau lỗi sai và những phần cần phải được chỉnh sửa để rồi lại tốn thời gian đi sửa nó.

Các sản phẩm thông minh nâng cao dịch vụ và hiệu suất cũng như dẫn đến sự chuyển giao quan trọng từ sản phẩm phản hồi sang dịch vụ chủ động phòng ngừa từ xa:

Dịch vụ nhanh gọn. Bởi chuyên viên kỹ thuật có thể chuẩn đoán những vấn đề này từ xa, họ có thể đem theo những phần cần sử dụng để sửa chữa lên xe tải vào chuyến đầu tiên đến nơi của khách hàng. Họ cũng có thể có thêm thông tin hỗ trợ của việc sửa chữa. Như vậy thì chỉ trong một chuyến đi, chúng ta có thể hoàn thành việc sửa chữa và tỉ lệ thành công cũng tăng cao.

Dịch vụ từ xa. Các sản phẩm thông minh khiến cho việc cung cấp dịch vụ qua kết nối ngày càng khả thi hơn. Trong nhiều trường hợp sản phẩm có thể được sửa chửa bới chuyên viên kỹ thuật từ xa tương tự như cách các máy tính thường được sửa ngày nay. Một ví dụ tiêu biểu là dụng cụ phân tích máu và nước tiểu bởi công ty Sysmex. Sysmex ban đầu thêm tính năng kết nối vào dụng cụ để có thể theo dõi từ xa nhưng hiện nay chúng còn được sử dụng để cung cấp dịch vụ. Các chuyên viên kỹ thuật dịch vụ có thể biết được số lượng thông tin khi họ ở nơi khác hệt như lúc ở tại chỗ. Thông thường họ có thể sửa vấn đề bằng cách tái khởi động thiết bị, nâng cấp phần mềm, hay chỉ dẫn một chuyên viên kỹ thuật y tế cách thực hiện. Từ đó, giá dịch vụ, thời gian chết của thiết bị, cũng như độ hài lòng của khách hàng đã cải thiện đáng kể.

Dịch vụ phòng ngừa. Sử dụng các phương pháp phòng ngừa, các tổ chức có thể nhận thấy trước được vấn đề và chủ động sửa chữa các sản phẩm thông minh. Thí dụ như, công ty Diebold theo dõi các tín hiệu hư hỏng từ các máy ATM. Sau đó, họ tiến hành phương thức bảo trì cần thiết từ xa nếu có thể, hay gửi một chuyên viên kỹ thuật đến để chỉnh sửa hoặc thay phần bị hư hỏng. Công ty cũng có thể nâng cấp máy với các phương thức phòng ngừa khi các thành phần cải tiến được thêm vào tại chỗ hoặc thỉnh thoảng từ xa.

Dịch vụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường. Nguồn dữ liệu to lớn mà sản phẩm thông minh thu được đang dần tạo ra những cách thức làm việc mới cho nhân viên dịch vụ, để họ có thể làm việc độc lập, làm cùng nhau hay với khách hàng. Một phương pháp gần đây sử dụng các overlay của thực tế tăng cường ta đã đề cập trước đó. Khi chúng bao gồm thông tin về các yêu cầu dịch vụ của một sản phẩm và các chỉ dẫn sửa chữa từng bước, hiệu suất và hiệu quả của dịch vụ cũng tăng đáng kể.

Các dịch vụ mới. Nguồn dữ liệu, kết nối và phân tích có được từ các sản phẩm dần mở rộng ra khỏi vai trò truyền thống của chức năng dịch vụ và tạo ra nhiều tiền đề mới. Quả thật, các tổ chức dịch vụ đã dần trở thành một nguồn quan trọng cho những sáng kiến kinh doanh trong mảng sản xuất, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận qua các dịch vụ bổ sung giá trị gia tăng như bảo hành mở rộng và so sánh đối chuẩn theo thiết bị của khách hàng, theo nhóm hay theo ngành nghề. Vô số các giải pháp mà công ty Caterpillar đã phát triển để hỗ trợ khách hảng quản lý thiết bị xây dựng và khai thác là một ví dụ tốt cho việc này. Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu cho từng máy được phân bố ở công trường, đội dịch vụ của Caterpillar tư vấn cho khách hàng về vị trí đặt thiết bị, khi nào sử dụng ít máy hơn cũng đủ, khi nào nên thêm thiết bị mới để giảm đình trệ sản xuất, và cách đạt được hiệu quả nhiên liệu cao hơn trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.

An ninh.

Cho đến thời gian gần đây, bộ phận IT trong các công ty sản xuất đã chịu trách nhiệm bảo vệ cho phần lớn các trung tâm dữ liệu, hệ thống kinh doanh, máy tính, và các mạng lưới của doanh nghiệp. Với sự xuất hiện của thiết bị thông minh, thế trận trò chơi thay đổi đáng kể. Công việc đảm bảo an toàn công nghệ thông tin giờ đây đã trải dài ở mọi chức năng.

Mọi thiết bị thông minh đều có thể là một điểm để truy cập mạng lưới network, một đối tượng cho các nhóm hacker, hoặc một bệ phóng cho các lần tấn công an ninh mạng. Các thiết bị thông minh đều bị phát tán rộng rãi, bị phơi bày và vô cùng khó để có thể bảo vệ. Đây là bởi vì bản thân các sản phẩm này có khả năng xử lý giới hạn, chúng không thể hỗ trợ phần cứng lẫn phần mềm bảo mật hiện đại.

Nhìn chung, các sản phẩm thông minh cùng chia sẻ với mảng công nghệ thông tin những điểm yếu khá quen thuộc. Ví dụ, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi cùng một dạng tấn công từ chối dịch vụ có khả năng lấn át các server và mạng lưới network với làn sóng các lượt yêu cầu quyền truy cập ồ ạt. Tuy nhiên, những sản phẩm này có các điểm yếu chí mạng, và tác động của các lượt tấn công có thể gay gắt hơn. Hacker có thể chiếm quyền kiểm soát sản phẩm hoặc nhắm vào các dữ liệu quý giá được trao đổi giữa nhà sản xuất và khách hàng. Trong chương trình truyền hình 60 Phút, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) chỉ dẫn cách mà hacker có thể giành quyền kiểm soát của, ví dụ như, chân ga và phanh xe ô tô. Rủi ro đến từ những hacker tấn công các máy bay, ô tô, thiết bị y tế, máy phát điện, và các sản phẩm kết nối khác có thể đáng nguy hơn là những rủi ro từ rò rĩ dữ liệu từ một mạng server của email doanh nghiệp.

Đối với khách hàng, họ mong đợi sản phẩm và dữ liệu của họ có thể được bảo vệ an toàn. Vậy nên, khả năng cung cấp an ninh bảo mật của doanh nghiệp đang dần trở thành một trong các giá trị chính, cũng là điểm tạo nên sự khác biệt tiềm năng. Khách hàng với nhu cầu an ninh bảo mật tuyệt đối, như các tổ chức quân sự hay tổ chức phòng thủ, có thể yêu cầu các dịch vụ đặc biệt.

Yếu tố an ninh sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng. Hiển nhiên chức năng của IT sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc nhận diện và áp dụng những phương án tốt nhất cho việc bảo mật dữ liệu và mạng lưới. Yêu cầu gắn liền sự bảo mật vào thiết kể sản phẩm trở thành yếu tố quan trọng. Những mẫu hình rủi ro cần nhận ra các mối đe dọa trong mọi điểm truy cập có tiềm năng bị tấn công như: thiết bị, mạng lưới mà thiết bị đó được kết nối, và đám mây của sản phẩm. Các kỹ thuật khắc phục rủi ro mới cũng dần xuất hiện như: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã ủy nhiệm các mức độ bảo mật và các phiên sử dụng có thời hạn được thêm vào trong thiết bị y tế nhằm giảm rủi ro cho bệnh nhân. An ninh bảo mật cũng cần được nâng cao bằng cách cho khách hàng và người dùng khả năng kiểm soát khi dữ liệu được chuyển sang đám mây và loại dữ liệu nhà sản xuất có thể thu thập. Nhìn chung, kiến thức và những phương pháp tốt nhất cho an ninh bảo mật trong thế giới thông minh có kết nối Internetnày đang tiến hóa một cách nhanh chóng.

Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và các chuyển giao giá trị công bằng dành cho dữ liệu cũng ngày càng trở nên quan trọng với khách hàng. Tạo ra các chính sách dữ liệu và truyền đạt nó tới khách hàng đang trở thành mối quan tâm chính của phòng pháp luật, marketing, sales, và dịch vụ, cũng như các phòng ban khác. Bên cạnh nhìn nhận và giải quyết các mối bận tâm về quyền riêng tư của khách hàng, các chính sách dữ liệu cần phản ánh các quy định ngày càng gay gắt của chính quyền và định nghĩa rõ ràng loại dữ liệu được thu thập và cách nó sẽ được dùng trong nội bộ và bởi bên thứ ba.

Nguồn Nhân lực

Một công ty sản xuất thiết bị thông minh là sư giao thoa giữa công ty phần mềm và công ty phát triển sản phẩm truyền thống. Sự pha trộn này yêu cầu những kỹ năng mới trong chuỗi giá trị, cũng như phong cách làm việc và chuẩn mực văn hóa mới mẻ.

Chuyên viên mới.  Nhu cầu về kỹ năng thiết kế, bán hàng và dịch vụ cho sản phẩm thông minh rất cao nhưng thiếu hụt nguồn cung. Quả thật, các nhà sản xuất đang phải trải qua giai đoạn gấp rút tìm kiếm những tài năng phù hợp. Bởi yêu cầu của họ đã chuyển từ kỹ sư cơ khí sang kỹ sư phần mềm, từ bán sản phẩm sang bán dịch vụ, và từ sửa chữa sản phẩm sang quản lý thời gian hoạt động của sản phẩm.

Các nhà sản xuất sẽ phải thuê những chuyên gia trong lĩnh vực chế tạo ứng dụng, phát triển giao diện người dùng, và tích hợp hệ thống. Đáng kể nhất là nhà khoa học dữ liệu, người có khả năng xây dựng và vận hành giúp chuyển dữ liệu thành hành động. Công việc từ trước đến nay của chuyên viên phân tích dữ liệu đang phát triển trở thành một ngành nghề mới, họ sẽ phải sở hữu sự nhạy bén trong kỹ thuật và kinh doanh lẫn khả năng truyền đạt thông tin từ việc phân tích đến cho lãnh đạo của phòng kinh doanh và công nghệ thông tin.

Sự thiếu hụt các kỹ năng tân thời là mũi nhọn nhắm đến các trung tâm sản xuất truyền thống, khác với trung tâm công nghệ. Do đó một số nhà máy sản xuất đang dần xuất hiện ở những vị trí trọng yếu như Boston và Thung lũng Silicon, nơi kết hợp giữa sản xuất tiên tiến với các trung tâm học thuật, người chế tạo phần mềm và phần cứng dựa trên mô hình kinh doanh doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business to Business – B2B), và các nhà sản xuất sản phẩm thông minh mới nổi. Schneider Electric là một ví dụ, công ty này đang dời trụ sở chính của mình đến Boston. Trong thập kỷ tới, các nhà sản xuất sẽ đẩy mạnh việc học hỏi và cải thiện việc tuyển dụng nhờ vị trí công ty hiện tại. Nhưng họ cũng sẽ cần những mô hình tuyển dụng mới, như chương trình thực tập với các đại học địa phương và chương trình liên kết để “mượn” nguồn nhân tài từ những nhà cung cấp công nghệ hàng đầu.

Nền văn hóa mới. Việc sản xuất sản phẩm thông minh yêu cầu nhiều sự phối hợp giữa các chức năng với nhau và nhiều quy tắc hơn việc sản xuất truyền thống. Nó còn bao gồm việc các nhân viên đa dạng về lý lịch và văn hóa phải hòa nhập với phong cách làm việc khác nhau, đây có thể là một thách thức. Ví dụ, “nhịp điệu” của việc phát triển phần mềm nói chung, sẽ nhanh hơn hẳn so với chế tạo truyền thống. Các tổ chức Tuyển dụng Nhân sự sẽ phải suy nghĩ lại về nhiều khía cạnh như cấu trúc tổ, chính sách và điều lệ của tổ chức.

Mô hình lương thưởng mới. Các nhà sản xuất sẽ cần những cách tiếp cận mới để thu hút và động viên, thúc đẩy nhân tài của mình. Những đặc quyền như công việc linh hoạt, dịch vụ hỗ trợ, ngày nghỉ phép, và thời gian rãnh để thực hiện những công việc ngoài lề theo sở thích cá nhân là những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp kỹ thuật cao đưa ra để lôi kéo những nhân tài mà các công ty sản xuất sẽ ngày càng cần có trong tương lai.

Để biết thêm về những phương pháp thiết thực nhằm phòng ngừa những cuộc tấn công nguy hiểm này, xin vui lòng liên hệ với Vina Aspire Cyber Security để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi rất vui được giúp bạn.

Tel: +84 944004666 | Fax: +84 28 3535 0668
Website: www.vina-aspire.com | Email: info@vina-aspire.com

(Dịch bởi Vina Aspire)

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn: How Smart, Connected Products Are Transforming Companies

 

Nguồn bài viết hbr.org
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ