Mẹ có biết 9 loại thực phẩm đe dọa tính mạng bé?

0

Ở giai đoạn cho bé ăn dặm, một số loại thực có thể gây ra các triệu dị ứng, rối loạn tiêu hóa và thậm chí đe dọa tính mạng trẻ. Đừng đẩy bé đối mặt với tử thần vì mẹ thiếu hiểu biết.

Nào, hãy cùng trang bị kiến thức về 9 loại thực phẩm trên.

Không phải thực phẩm nào giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của người lớn cũng tốt cho sức khỏe của bé. Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ bắt đầu ăn dặm có một hệ tiêu hóa rất yếu nên việc tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây và một điều một thực sự cần thiết cho bé cho đến khi bé lớn:

1. Sữa bò tươi

Sữa bò tươi

Nguy cơ dị ứng sữa bò đối với trẻ dưới 1 tuổi là rất cao.

Sữa bò tươi chứa rất nhiều khoáng chất và protein tốt cho sức khỏe của mỗi người. Thế nhưng đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, việc hấp thụ sữa bò tươi như là một cực hình vì trong sữa chứa nhiều loại protein phức tạp làm quá tải cho hệ tiêu hóa của bé. Không những thế, sữa bò tươi còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, eczema, hen suyễn,…

Chính vì những rắc rối có thể xảy đến với bé khi uống sữa bò tươi, mẹ nên chuyển hướng bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé bằng các nguồn thực phẩm khác an toàn hơn.

2. Mật ong

Mật ong

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống mật ong.

Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh để có thể ngăn chặn bào tử clostridium botulinum có trong mật ong. Bào tử này có thể gây ra ngộ độc rất nguy hiểm nếu cơ thể không đủ khả năng vô hiệu hóa chúng. Chỉ ở người lớn mới có đủ các vi khuẩn hữu ích để chống và tiêu diệt clostridium botulinum. Không may thay, ở trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa vẫn chưa có nhiều các loại vi khuẩn hữu ích này. Nếu trẻ ăn phải mặt ong có chứa bào từ clostridium botulinum, nhẹ thì ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nặng thì có thể dẫn tới…tử vong.

3. Lòng trắng trứng

Cũng giống như sữa bò tươi, lòng trắng trứng có rất nhiều loại protein mà hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể hấp thụ được và dễ gây dị ứng với các loại protein này. Khi bị dị ứng protein trong lòng trắng trứng, bé sẽ bị đau bụng, nổi mề đay hoặc chàm. Nếu vô tình ăn phải trứng bẩn thì nguy cơ tử vong rất cao.

Với trẻ em dưới 1 tuổi thì các mẹ chỉ nên cho con ăn lòng đỏ để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé.

4. Thạch

Thạch.

Hóc thạch là nguy hiểm nhất trong các trường hợp hóc dị vật ở trẻ nhỏ.

Thạch là món khoái khẩu của người lớn. Trẻ em cũng bị hấp dẫn bởi màu sắc sặc sỡ của thạch. Thế nhưng, đây là loại thức ăn rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Thông thường, thạch được cắt ra thành những khối hình trụ bằng ngón tay hoặc để nguyên miếng lớn. Khi trẻ em ăn thạch rất dễ bị nghẹn, hóc và gây ngạt. Nếu thạch được tán nhuyễn khi cho bé ăn cũng có thể gây nguy hiểm cho bé. Khi trôi vào cuống họng, thạch được tán nhuyễn bám chặt vào đường thở khiến trẻ tử vong ngay lập tức.

5. Các loại hạt họ đậu, lạc

Cũng giống như thạch, các loại hạt họ đậu, lạc rất dễ gây hóc và gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. CHo nên, nếu mẹ muốn bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé từ các loại hạt này, mẹ nên say nhuyễn trước khi chế biến hoặc khi bé khoảng 4-5 tuổi mới cho ăn nguyên hạt.

6. Gan động vật

Gan động vật

Mẹ cần ngâm gan để loại bỏ độc tố trước khi cho con ăn.

Gan động vật chứa rất nhiều độc tố. Tệ hại hơn nữa là gan bán ngoài chợ không có nguồn gốc rõ ràng nên không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu mẹ chế biến các món từ gan cho bé sẽ rất nguy hiểm.

Nếu muốn cho bé ăn gan, mẹ phải biết cách lựa gan ở những hàng quen và loại bỏ độc tố trong gan sau khi mua về bằng cách ngâm vào nước nóng và sữa cho độc tố trôi đi.

7. Cá thu, cá ngừ

Cá thu và cá ngừ chứa nhiều omega-3 rất tốt cho trí thông minh và đôi mắt của bé. Tuy nhiên các loài cá này sống ở vùng biển sâu có chứa nhiều thủy ngân gây nguy hiểm cho bé.

Các mẹ nên cho con ăn ít các loại cá này để tránh tác dụng phụ của việc tích tụ nhiều thủy ngân trong cơ thể như: làm chậm phát triển trí não, khả năng vận động, khả năng ngôn ngữ,…

8. Uống nhiều hơn 120 ml nước ép trái cây mỗi ngày

Các gì nhiều quá cũng không tốt, nước ép trái cây cũng vậy. Nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây mỗi ngày (120 ml) thì không những bé không hấp thụ hết, mà còn dễ bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong vì bị mất quá nhiều nước.

9. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan

Chất độc saponin trong đậu dễ dẫn đến hiện tượng sôi giả.

Đậu Hà Lan (co ve) chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng cũng chứa saponin. Chất này gây kích ứng dạ dày, phá hủy tế bào và có thể dẫn đến viêm mạch máu.

Khi luộc hoặc xào, chất saponin có trong đậu Hà Lan gây nên hiện tượng sủi bọt làm các mẹ tưởng đậu đã chín làm saponin vẫn còn trong đậu và gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, mẹ nên chế biến loại đậu này thật kỹ trước khi cho bé ăn nhé!

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ ngăn ngừa những nguy hiểm từ thực phẩm đang rình rập tính mạng bé.

Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe nhé!

 

Nguồn: Hạnh phúc của mẹ

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ