Bài báo kinh điển nhất lịch sử của Harvard Business Review

0

Peter F. Drucker – thường gọi Peter Drucker là một trong những nhà tư tưởng, tác gia nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất về quản trị kinh doanh. Ông được mệnh danh là “cha đẻ của nghiên cứu kinh doanh”, với các tác phẩm đóng góp vào nền tảng triết học và thực tiễn của vô số tập đoàn.

“Đâu là giới hạn trong sự nghiệp của bạn?” là một trong những bài báo kinh điển và được tái bản nhiều bậc nhất trong lịch sử Harvard Business Review. Ở đó, Peter Drucker đã vạch ra những khía cạnh giúp ta nâng tầm giá trị bản thân cũng như nới rộng giới hạn sự nghiệp.

Peter F. Drucker – thường gọi Peter Drucker là một trong những nhà tư tưởng, tác gia nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất về quản trị kinh doanh

“Thời đại chúng ta đang sống ngập tràn những cơ hội chưa từng có. Chỉ cần ta sở hữu tham vọng và không thiếu trí tụe, thì dù ta bắt đầu từ đâu, ta vẫn có thể đi theo con đường mình chọn để vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.

Tất nhiên, cơ hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty ngày nay không quan tâm nhiều tới sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên; mà nhân viên trí tuệ phải biết cách trở thành giám đốc của chính mình. Ta đã lên kế hoạch rõ ràng, biết khi nào cần thay đổi con đường phát triển, và khi nào nên tiếp tục làm việc chăm chỉ để đạt kết quả thực tế, giúp sự nghiệp kéo dài đến 50 năm.

Chỉ khi mọi công việc đều dựa vào thế mạnh bản thân, ta mới thực sự trở nên nổi bật. Giống như những vĩ nhân trong lịch sử – Napoléon, Leonardo da Vinci, Mozart, họ đều là thiên tài trong việc tự quản. Và nhờ đó họ đã đạt được những thành tựu khác với người thường.

Để làm tốt những điều đó, trên hết ta phải thấu hiểu sâu sắc bản thân. Không chỉ dừng lại ở việc biết điểm mạnh và điểm yếu, mà còn phải biết cách học hỏi kiến ​​thức mới và làm việc với mọi người khác nhau, đồng thời hiểu giá trị của bạn.

1. Điểm mạnh của tôi là gì?

Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ biết mình giỏi gì nhất. Thực tế thì không phải vậy, bởi mọi người chỉ biết họ không giỏi thứ gì. Tuy nhiên, muốn tạo ra sự khác biệt, họ có thể dựa vào thế mạnh của bản thân. Nếu họ lao vào công việc họ không giỏi, rất khó lòng trụ vững, chưa nói đến chuyện thành công.

Cách tốt nhất và là duy nhất để khám phá điểm mạnh là thông qua Phân tích phản hồi

Cách tốt nhất và là duy nhất để khám phá điểm mạnh là thông qua Phân tích phản hồi.

– Viết ra những mục tiêu bạn mong đạt được.

– Kiểm tra lại kết quả sau 9 – 12 tháng.

– Xây dựng điểm mạnh.

Hãy kiên trì sử dụng phương pháp đơn giản này, ta có thể phát hiện ra điểm mạnh của bản thân trong khoảng thời gian tương đối. Khi ta sẽ có thể biết những gì bạn đang làm (hoặc không làm) sẽ ngăn cản quá trình phát triển bản thân như thế nào. Hãy tập trung vào điểm mạnh và đặt mình trong một khoảng gian cho phép ta tận dụng chúng.

Thứ hai, hãy củng cố thế mạnh, phân tích phản hồi nhanh chóng cho ta thấy điểm nào cần cải thiện hoặc học hỏi kỹ năng mới. Điều đó cũng sẽ giúp ta nhận ra những lỗ hổng kiến thức, và chúng thường có thể được lấp đầy.

Thứ ba, khám phá và vượt qua mọi định kiến, cũng như sự ngu dốt do tính kiêu ngại gây ra. Nhiều người cho rằng đầu óc thông minh có thể thay thế kiến thức, hoặc gạt bỏ những thường thức trong lĩnh vực khác.

Chẳng hạn, nhưng người làm kỹ thuật bất lực khi xử lý vấn đề liên quan tới con người. Nhưng bản thân họ lại thấy tự hào, vì nghĩ rằng tư duy của người khác quá hỗn loạn, không biết tổ chức. Tuy nhiên, nếu mọi người tự mãn về sự thiếu hiểu biết như vậy thì không khác gì đang tự hủy hoại bản thân. Thực tế, nếu muốn phát huy hết thế mạnh của mình, ta nên chăm chỉ học những kỹ năng mới và tiếp thu kiến ​​thức mới.

Một điểm khác không kém phần quan trọng, đso là hãy sửa những thói quen xấu ảnh hưởng tới hiệu quả và hiệu suất công việc. Một người có thói quen lập kế hoạch không may thất bại, anh ta sẽ cho rằng nguyên nhân không phải ở kế hoạch, mà là do bản thân không theo đuổi đến cùng.

So sánh giữa mong đợi và thực tế, ta sẽ thấy mình có thể và không thể làm được điều gì. Mỗi người chúng ta sẽ có nhiều lĩnh vực không chuyên, thậm chí là không hề hiểu biết. Vì vậy, đừng cố nhét mình vào một nhiệm vụ không thích hợp, thay vào đó là sử dụng năng lượng vào những điểm mạnh của bản thân.

2. Phương thức làm việc và học tập của tôi như thế nào?

Tương tự như điểm mạnh, phương thức làm việc và học tập của một người là giá trị được hình thành từ rất lâu. Về cơ bản, điều đó là cố định, có thể điều chỉnh nhưng không thể thay đổi hoàn toàn. Mỗi người chúng ta có thể dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất khi áp dụng phương thức phù hợp. Để làm được điều đó, hãy nhớ 3 điều:

Phương thức làm việc và học tập của tôi như thế nào?

– Đừng cố thay đổi bản thân.

– Cải thiện phương thức mình làm tốt.

– Tránh những phương thức mình làm không tốt.

Một số đặc điểm trong tính cách sẽ quyết định phong cách làm việc của ta. Chẳng hạn, hãy xác định xem mình là kiểu người đọc (quen đọc thông tin) hay kiểu người nghe (quen nghe thông tin).

Dwight Eisenhower từng là chỉ huy tối cao của Đồng minh châu Âu (European Allies). Ông được coi là “con cưng của truyền thông” với phong cách trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Thế nhưng, 10 năm sau, khi ông lên làm Tổng thống, mọi chuyện lại khác. Vẫn nhóm phóng viên đó, nhưng họ lại cười nhạo ông nói năng lộn xộn, không mạch lạc rõ ràng, càng không đúng trọng tâm vấn đề.

Eisenhower không nhận ra rằng, ông là kiểu người đọc, chứ không phải người nghe. Trước kia, trợ lý luôn chuẩn bị sẵn sàng danh sách câu hỏi của báo giới ít nhất 30 phút trước đó cho ông. Còn về sau, trong buổi họp báo tự do đặt câu hỏi, ông để lộ ra là mình không giỏi tiếp nhận thông tin khi lắng nghe, dẫn tới kết quả bị chê cười.

Điều này cũng tương ứng với phương thức mà bạn học tập và tiếp nhận tri thức. Nếu xác định được đúng cách, người ta sẽ thành công trong sự nghiệp dễ dàng hơn.

3. Giá trị của tôi là gì?

Để quản lý bản thân thật tốt, câu hỏi cuối cùng bạn nên trả lời là: Giá trị của tôi là gì? Hãy làm rõ điều này thông qua cái gọi là “thử nghiệm gương”. Đầu tiên, hãy đứng trước gương. Sau đó tự hỏi mình: Bạn muốn trông thấy bản thân như thế nào trong gương?

Hãy làm rõ câu hỏi “Giá trị của tôi là gì” thông qua cái gọi là “thử nghiệm gương”

Đầu thế kỷ 20, đại sứ Đức ở Vương quốc Anh là nhà ngoại giao được kính trọng nhất. Ông là đại sứ vô cùng tài năng, gánh vách vô so trọng trách nặng nề. Nếu kiên trì, người ta dự đoán, ông ít nhất có thể trở thành Ngoại trưởng quốc gia với bề dày thành tựu.

Thế nhưng, vào năm 1906, vị đại sứ bất ngờ từ chức vì không muốn tổ chức bữa tối do phái đoàn ngoại giao tổ chức cho Vua. Nhà vua là một kẻ hư hỏng khét tiếng và đã ám chỉ rõ loại “tiệc tùng” mà ông ta muốn tham dự. Một số nguồn tin cho rằng, vị đại sứ Đức đã nói: “Tôi không muốn nhìn thấy một ma cô trong gương khi cạo râu mỗi sáng”.

Nếu hệ thống giá trị bản thân không được chính mình chấp nhận hoặc không tương thích, ta dễ cảm thấy thất vọng và làm việc không hiệu quả. Phong cách làm việc của một người và điểm mạnh của anh ta hiếm khi xung đột, ngược lại, cả hai có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, giá trị đôi khi lại mâu thuẫn với điểm mạnh.

Một người làm tốt thậm chí có thể được cho là rất tốt và rất thành công trong một khía cạnh nào đó – nhưng điều đó lại khiến anh ta bài xích. Trong trường hợp này, sự nghiệp hiện tại “.dường như không xứng đáng để nỗ lực cả đời…”.

Theo Trí thức trẻ

Xem thêm: Nỗi “khổ tâm” của thiên tài từ chối đãi ngộ đặc biệt từ Harvard: Giỏi quá nên chẳng ai hiểu

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://songdep.com.vn/348-bai-bao-kinh-dien-nhat-lich-su-cua-harvard-business-review-d14857.html

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ