Bài học cho các nhà đầu tư bất động sản qua 3 chu kỳ sốt đất

0

Tình hình sốt đất đang diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, giá bất động sản tăng chóng mặt trong vòng 1-2 năm qua. Những điểm nóng bất động sản có thể kể tới như TP Thủ Đức, Đồng Nai, Bình Dương ở phía Nam; Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, vùng ven đô Hà Nội,… Gần đây nhất phải kể đến khu đô thị mới Thủ Thiêm, với mức giá kỷ lục gần 2,45 tỷ/m2. 

Có thể thấy, bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, người người nhà nhà vẫn đổ xô đi mua nhà, mua đất. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên do khiến cơn sốt đất xảy ra trên khắp cả nước. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch công ty đầu tư và phân phối DTJ, Chủ tịch Liên minh BĐS G5, người có 20 năm kinh nghiệm đã phân tích:

Ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch công ty đầu tư và phân phối DTJ

Mỗi khi thị trường bất động sản biến động, dù là bất ngờ sốt “sình sịch” hay đóng băng thì cả xã hội đều tìm cách nào đó để kích thị trường trở lại bình thường. Tuy nhiên, ta không nên hành động thái quá khiến thay đổi này trở nên bất bình thường. Cứ mỗi khi xảy ra sốt đất, dư luận lại quan tâm tới những tác nhân gây ra và tìm lời giải đáp. Dưới đây là phân tích một số nguyên nhân dựa trên 3 cơn sốt đất trong vòng 20 năm qua:

Sốt đất năm 2002-2003

Năm 2003, người người, nhà nhà đi buôn và mua nhà đất

Thời điểm đó, Hà Nội còn đang phát triển nhiều kỳ vọng về kinh tế tăng trưởng, đầu tư nước ngoài đổ vào. Lúc ấy, một số khu đô thị nhỏ ở nội thành và các huyện ven 4 quận nội thành được đầu tư mở rộng, kéo theo đó là cơn sốt nhà đất. Người người, nhà nhà đi buôn và mua nhà đất.

Nào ngờ, chỉ sau 1 đêm, thị trường bất ngờ hạ nhiệt, do một thông điệp hành chính. Sau đó, nhiều nhà đầu tư chôn vốn, các khu đô thị xây thô nhiều năm rơi vào tình trạng ngổn ngang, dang dở. Giá nhà giảm mạnh, nhiều nơi bị bỏ hoang, đến nay vẫn chưa có người đến ở, kéo theo đó là nợ xấu ở ngân hàng mất nhiều năm mới giải quyết hết.

Sốt đất năm 2009-2010

6 năm sau, cơn sốt nhà đất trên cả nước lại bước vào chu kỳ mới, tập chung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM

6 năm sau, cơn sốt nhà đất trên cả nước lại bước vào chu kỳ mới. Lúc này, quy mô thị trường bất động sản đã lớn hơn, tập trung vào 2 thành phố lớn và Hà Nội và TP.HCM. Nhiều doanh nghiệp đứng ra quy hoạch, đầu tư loạt dự án bất động sản lớn.

Theo ông Khánh, lần sốt đất này là vì các nhà đầu tư kỳ vọng lớn vào quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây cũng là thời điểm thành phố bắt đầu mở rộng và sáp nhập với tỉnh Hà Tây về phía Tây. 

Sàn bất động sản mọc lên như nấm, các nhà đầu tư lũ lượt tham gia vào thị trường, gần như bỏ quên các ngành nghề truyền thống. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian, kinh tế bị suy sụp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nợ công tăng cao,… Thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh khó khăn nhất từ khi kinh tế mở cửa, Nhà nước phải kích thích nhiều gói kinh tế, giải quyết “cục máu đông” này trong thời gian dài. 

Sốt đất năm 2020-2021

Sau khoảng một thập kỷ xử lý hệ quả của nợ xấu bất động sản, thị trường dần khởi sắc trong giai đoạn 2015-2017. Thế nhưng, đang trên đà hồi phục, dịch bệnh COVID-19 bỗng bùng phát và lây lan nhanh, ảnh hưởng tới nhiều mặt của nền kinh tế.

Bán đảo Thủ Thiêm tháng 5/2021. Ảnh: Quỳnh Trần/VnExpress

Không ít người tỏ ra hoài nghi về sự phục hồi của thị trường, nhưng chưa kịp phản ứng thì từ đầu năm 2021 lại bắt đầu xuất hiện cơn sốt đất mới. Nguyên do là vì lãi suất ngân hàng thấp, các ngành kinh doanh truyền thống như nhà hàng, khách sạn, du lịch,… đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đáng chú ý, một số địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Tp.HCM,… vẫn sốt đất.

Tuy nhiên, thị trường chỉ nóng lên vài tháng rồi nhanh chóng hạ nhiệt khiến nhiều người chưa kịp trở tay. Đến thời điểm cuối năm, giá bất động sản lại bất ngờ tăng mạnh trở lại. Dù các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan, nhưng vẫn chưa thể đánh giá rõ hệ lụy của cơn sốt đất này ra sao trong thời gian tới.

Theo Propzy, các cơn sốt đất diễn ra đều có chung một điểm là chịu tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô (trong đó lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng) và chính sách pháp luật của Nhà nước. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập người dân được cải thiện, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường bất động sản. 

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: Giá nhà đất ở Hà Nội tăng chóng mặt, người mua do dự chỉ biết ngậm ngùi “giá như”

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://songdep.com.vn/348-bai-hoc-cho-cac-nha-dau-tu-bat-dong-san-qua-3-chu-ky-sot-dat-d8818.html

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ