Thất bại xuất phát từ lầm tưởng: Thật ra kỷ luật đích thực không cần ‘nỗ lực’ và ‘kiên trì’!
Tự giác kỷ luật là một bản năng, nó là biểu hiện của sự tự tin.
01
Có lẽ cảm giác đầu tiên của nhiều người khi đọc tiêu đề này sẽ là “xàm”, làm thế nào để kỷ luật tự giác mà không cần “nỗ lực” và “kiên trì”?
Tuy nhiên, có một thực tế “đẫm máu” đó là đại đa số những người “nỗ lực” và “kiên trì” thì mục tiêu của họ nếu không bị mắc kẹt, thì cũng sẽ kết thúc trong thất bại.
Trên thực tế, kỷ luật tự giác thực sự không cần phải “nỗ lực” và “kiên trì”!
02
Kỷ luật tự giác thực sự là một loại tầm nhìn xa: Kỷ luật tự giác không phải để thành công, cũng không phải để đạt được một mục đích xa vời nào đó, mà là để làm một cái gì đó theo quy luật tự nhiên, để cho mình sống hòa hợp với tự nhiên, để sức khỏe và tầm hồn đều được khỏe mạnh.
Kỷ luật tự giác, bản chất của nó là tự tin, nó là tổng hòa của “từ từ tiếp nhận, động lực và phương pháp”.
Từ từ tiếp nhận
Tôi đã kết thúc với những thất bại lặp đi lặp lại trong một thời gian dài trước khi kiên trì chạy bộ được như hiện tại. Lúc đó, liên tục có một giọng nói bên trong tôi: “Hôm nay mình không muốn chạy, hay để ngày mai!”
Sau đó, tôi học được một gợi ý tâm lý gọi là “học cách tự tha thứ”. Khi không thể làm được việc gì, tôi sẽ tự hòa giải với chính mình. Đó cũng là lúc tôi phát hiện ra một sự thật:
Về mặt bản năng, tôi thực sự không muốn chạy mỗi ngày!
Càng chiến đấu chống lại bản năng, càng dễ thất bại. Vì vậy, trước khi bạn có thể kỷ luật tự giác, bạn cần phải “tự nhận thức” bản thân trước đã.
Bạn không muốn bỏ mấy món ăn khiến bạn chảy nước dãi, thích đi chơi, bạn ghét thể thao, không thích học hành… Đây là bản năng của bạn, đây là bạn!
Từ lúc “bắt đầu nghĩ” một việc gì đó cho tới khi “trở thành một mục tiêu”, chúng ta phải thừa nhận và chấp nhận một số hiện trạng và bản năng mà chúng ta có ở điểm khởi đầu. Chỉ khi bạn tự nhận thức được mình, bạn mới sẵn sàng thay đổi từ bên trong.
Giống như bạn biết rằng những người có vóc dáng đẹp phải tập thể dục trong hai giờ gần như mỗi ngày để duy trì. Kiểm soát nghiêm khắc chế độ ăn uống của mình, bạn có chịu nổi không?
Giả sử là bạn muốn, thì bạn cũng cần hiểu rằng thay đổi bản năng không phải là chuyện một sớm một chiều. Ở giữa đòi hỏi một quá trình “tiếp nhận” một cách chân thành. Chỉ bằng cách này, bạn mới không quá đặt nặng “nỗ lực” và “kiên trì” và cũng sẽ không phủ định bản thân, nếu không, càng nỗ lực, càng kiên trì sẽ càng phản tác dụng.
Động lực
Để đạt được “kỷ luật tự giác”, động lực là một trong những điều kiện quan trọng nhất.
Động lực càng lớn và càng dài hạn, chúng ta càng dễ đạt được mục tiêu.
Động lực chia ra làm 2 loại: lực đẩy và lực kéo
Lực đẩy, chính là đưa ra ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ:
1. Nếu tôi không làm điều này, tôi sẽ gặp phải rắc rối gì, rắc rối này lớn đến mức nào?
2. Hơn nữa, tôi sẽ gặp những khó khăn gì trong tương lai và tôi sẽ mất những cơ hội nào?
3. Nếu cuối cùng tôi không làm điều này, tôi sẽ là ai? Cuộc sống của tôi sẽ trở nên khốn khổ như thế nào?
Khi bạn phát hiện ra mình không làm điều này, hiện tại của bạn sẽ là bất lực, tương lai của bạn có thể là sẽ mất nhiều cơ hội, hoặc thậm chí mất đi những gì bạn đang có, bạn sẽ giống như những người mà bạn không muốn trở thành.
Ví dụ, nếu tôi không giảm cân, tôi sẽ mất người bạn gái xinh đẹp và đáng yêu của mình, nếu tôi sẽ không chú ý đến việc nghỉ ngơi, tôi sẽ phải vào viện vào ngày mai.
Liệt kê một danh sách, bạn sẽ “dọa” được chính mình.
Lực kéo, nguyên tắc lực kéo trái ngược với nguyên tắc lực đẩy, nó mang lại cho bạn ý nghĩa tích cực.
Một người bạn của tôi nặng hơn 100 kg, nhưng anh ấy lại có được một sự tự giác hoàn hảo: Bỏ đồ ăn nhẹ và thức ăn nhiều chất béo, nhiều calo và chạy nửa tiếng mỗi ngày.
Thật khó tin!
Sau này tôi hỏi làm thế nào mà anh ấy kiên trì được như vậy, anh ấy nói với tôi rằng anh ấy thích một cô gái và thề sẽ cưới cô ấy. Tôi đã hiểu …
Khi bạn xác định một sự việc nào đó có ý nghĩa rất quan trọng với bạn thì sẽ chẳng có gì có thể cản trở được bạn. Những người khác cần phải nỗ lực và kiên trì để có thể làm điều đó, còn bạn sẽ chỉ là “căn bản là không dừng lại được”, “ai không cho tôi làm tôi liều với người đó” …
Phương pháp
Cách tốt nhất để rèn luyện được kỷ luật tự giác đó chính là dành thời gian với những người kỷ luật tự giác. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, bạn càng ở lâu với những người ưu tú, bạn sẽ càng trở nên tốt hơn. Ngay cả khi bạn không thể dành nhiều thời gian với họ, bạn cũng nên chú ý đến họ và để hành vi của “thần tượng” nhắc nhở và kiểm soát bản thân.
Ở với những người kỷ luật tử giác, bạn sẽ thấy rằng cách họ làm điều đó là rất tự nhiên và thiết thực, thậm chí không kỷ luật lại thấy không quen. Quan điểm này theo thời gian sẽ trở thành quan niệm của bạn.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng tự giác kỷ luật là một bản năng, nó là biểu hiện của sự tự tin.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafebiz.vn