Đã có biết bao người nửa đời, cuối đời hốt hoảng: “Tại sao tôi lại đốt cả tuổi thanh xuân của mình vào những công việc không tên?”

0

Khi xong một quãng đời làm việc đâu đó, bạn có bao giờ tự hỏi, mình vừa phí một phần cuộc đời cho những việc làm vô nghĩa, hay bạn vừa có một trải nghiệm tuyệt vời giúp bạn lớn lên? Nếu bạn để mặc cho cuộc đời nó trôi, vô cảm theo sự trôi nổi của công việc mà chẳng buồn suy nghĩ thì, phải chăng bạn đang phí phạm thời gian còn lại của mình trên thế giới?

Hồi trẻ tôi không hiểu được hết câu nói này: “Nếu yêu thích việc mình làm, bạn sẽ không phải làm việc ngày nào trong cuộc đời này cả.”

Ngày ấy tôi ôm bao ngọn lửa phừng phực tuổi bất khả chiến bại như các bạn hôm nay, tôi chỉ biết có một điều, “work defines who I am” – công việc định nghĩa tôi là ai. Tôi cực kỳ chú trọng và nhạy cảm chuyện mình đang làm công ty nào, chức vị gì, lương có cao hơn chỗ cũ không. Miễn lương cao hơn chút thôi cũng được, để tôi còn có thể “nổ” với bạn bè. Cho nên, hai công việc đầu đời, đã đổi việc từ thư ký qua thành thư ký. Giờ nghĩ lại thấy mình chẳng hiểu gì về giá trị công việc trong sự phát triển của bản thân. Phũ phàng nhất là bỏ công việc đã và đang dạy mình quá nhiều kiến thức, kỹ năng để đi làm một thứ mà giờ nghĩ lại chẳng còn nhớ là làm gì và để lại ký ức gì trong đời mình nữa.

Không ai là không thay thế được, nhưng người ta sẽ luôn nhớ đến giá trị của bạn tạo ra

Nhiều bạn nghĩ rằng chẳng ai có thể thay thế được mình, rằng ta là irreplaceable – không thể thay thế được, vì ta giỏi, vì thiếu ta thì cả thế giới này sụp đổ, rằng họ chẳng thể nào sống được nếu chẳng có ta, rằng ta tạo ra họ và họ sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì nếu không có bàn tay ảo thuật của ta. Cái đó gọi là ngạo mạn. Và người giỏi thường chết vì ngạo mạn.

Ngạn ngữ có câu, “núi cao luôn có núi cao hơn”, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Cuộc đời vốn dĩ là như thế, và chẳng ai trên đời này mà không thể thay thế cả. Trong cuộc đời đi làm của mình, có lẽ thành công nhất của tôi không phải là lương bao nhiêu và địa vị thế nào. Mà tự hào nhất là luôn luôn tạo ra giá trị unexpected – không ai ngờ tới.

Khi nhận một công việc, vị trí, nhiệm vụ, tôi luôn tự hỏi mình, giá trị một người bình thường sẽ tạo ra, theo mong muốn tiêu chuẩn của tổ chức khi nhận công việc này là gì, và giá trị có đóng mộc thương hiệu cá nhân của tôi là gì. Câu hỏi này, tôi hỏi mình khi bắt đầu, và lặp đi lặp lại.

Trong suốt quá trình làm dự án. Chưa một ngày, tôi nghĩ là giá trị mình tạo ra đã đủ. Trên đời luôn luôn có những cách tiếp cận hay hơn, hiệu quả hơn, hào hứng hơn, chỉ là cá nhân thiển cận của mình chưa chạm được đấy thôi. Và vì vậy, tôi luôn giữ cho đầu óc mình thật mở, để tiếp nhận thêm cái hay, cái mới, và không ngừng sáng tạo giải pháp mới, giá trị mới cho tổ chức mà không chờ ai yêu cầu hay mong đợi gì từ mình cả.

Còn nếu bạn biến mất, mà một ngày vẫn cứ trôi qua như mấy vạn ngày, thì bạn lăn lông lốc trong trần gian này để làm gì nhỉ? Đi, có hay không có bạn cũng chả sao. Vậy, giá trị của bạn nằm ở đâu? Hay bạn là người vô giá trị? Hay bạn dành hẳn 1/3 cuộc đời mình chỉ để trôi vật vờ cho có? Hay ta “fast forward” cuộc đời mình cho rồi vì nó chẳng có nội dung gì đáng để dừng lại mà xem?

Ikigai – giá trị sống giản đơn tồn tại bao đời của người Nhật

Khái niệm “Ikigai”, dịch nôm na cho dễ hiểu là reason to live – lẽ sống, khái niệm về sống sao cho cuộc đời có ý nghĩa, có mục đích. Cũng như bạn, tôi đã từng mất phương hướng trên hành trình sự nghiệp, và cũng đã tìm lại mình bằng một khái niệm sống rất đơn giản đã tồn tại bao đời của người Nhật tên là Ikigai.

Để tìm ra lẽ sống hay mục đích sống cho bản thân, để bản thân không còn mất phương hướng, bạn đừng nghĩ ngợi chi quá cao xa và triết lý. Hỏi mình 4 câu hỏi sau đây. Bạn thử ngồi xuống, một mình, trong tĩnh lặng, hỏi, suy nghĩ thấu đáo, và viết ra câu trả lời cho từng câu hỏi. Sự giao thoa của những câu trả lời đó chính là nghề nghiệp mà bạn nên theo đuổi. Việc này bạn phải tự làm thôi. Chỉ có bản thân tìm được phương hướng cho bản thân.

1. What do you love – Bạn yêu thích điều gì?

Đừng nghĩ hạn hẹp trong vòng công việc, nghề nghiệp. Bất cứ chuyện gì bạn yêu thích cứ ghi ra hết. Ví dụ có bạn đã từng nói với tôi em không thích học luật chút nào hết. Em chỉ thích đi làm công tác bảo vệ môi trường thôi. Vậy là bạn có ý thích rồi đó. Ai cũng có chuyện mình yêu thích. Có người sẽ là đọc sách, có người sẽ là chơi với trẻ con, có người sẽ là đi đây đi đó, v.v. Tích gì cứ ghi ra hết ở đây, khoan suy nghĩ chuyện gì khác.

2. What are you good at – Bạn giỏi mảng gì?

Ai cũng giỏi một thứ gì đó, cũng có một điểm mạnh gì đó. Người thì giỏi nghĩ ra ý tưởng mới. Người thì giỏi con số. Người thì giỏi giao tiếp, tạo quan hệ, v.v. Bạn đừng nói em không giỏi gì hết. Suy nghĩ đi và tự tin là mình có giỏi ít nhất là một thứ.

3. What does the world need from you – Thế giới cần gì ở bạn?

Câu hỏi này là ngụ ý bạn nghĩ mình giúp được gì cho mọi người, cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước này? Ví dụ bạn thấy thực phẩm bẩn làm tổn hại cuộc sống của con người quá nên bạn nghĩ thế giới cần bạn giúp mang thực phẩm sạch, xanh và tử tế đến cho mọi người.

4. What can you be paid for – Làm gì để được trả lương hay kiếm ra tiền?

Đây là tập hợp tất cả những việc bạn có thể làm trong khả năng của mình để kiếm ra tiền nuôi sống bản thân. Nói gì thì nói, cũng phải sống chứ phải không?

Ghi hết ra xong, bạn đi tìm cho mình giao thoa của những câu trả lời trên để có thể làm được nghề nghiệp hay công việc mình yêu thích, theo thế mạnh của bản thân, theo nhu cầu của xã hội và kiếm ra tiền. Cứ bình tĩnh, từ tốn mà suy nghĩ. Viết ra, phản tư, suy đi xét lại về những câu hỏi và câu trả lời trên.

Rồi một buổi sáng dễ thương nào đó bạn sẽ vỡ ra, à đây là việc cần làm. Được thì đi đâu đó khỏi nơi bạn thường làm việc hay sinh hoạt, hòa mình vào thiên nhiên, cho phép mình ngắt kết nối với thế giới vài giờ để thở sâu, thư giãn, thả cho suy nghĩ của mình tự do đối thoại với bản thân. Mong các bạn sẽ tìm được cho mình hướng đi mới và làm lành với thế giới này, bạn nhé.

Ikigai

• Giao thoa giữa điều bạn yêu thích và chuyện bạn giỏi chính là passion – đam mê

• Giao thoa giữa điều bạn yêu thích và điều thế giới cần ở bạn chính là mission – sứ mệnh của bạn

• Giao thoa giữa điều thế giới cần ở bạn và việc bạn có thể làm để kiếm sống là vocation – nghề nghiệp

• Giao thoa giữa thứ bạn giỏi và việc bạn có thể làm để kiếm sống là profession – chuyên môn của bạn

• Giao thoa của đam mê, sứ mệnh, nghề nghiệp và chuyên môn của bạn là Ikigai.

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới

(Trích “Tôi đi tìm tôi” của Nguyễn Phi Vân)

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ