Khi chúng ta 20, chúng ta đang làm gì?

0 485

Theo một khảo sát của Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) vào năm 2016, thì dù mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường hiện nay là 8,2 triệu đồng/tháng (gần gấp đôi mức lương cơ bản của công chức nhà nước), nhưng không mấy ai nuôi mộng sở hữu tài sản như ô tô hay nhà cửa từ lương cứng. 40% người được hỏi không biết tiết kiệm thế nào là hiệu quả.

Còn theo “Khảo sát Tài Chính Cá Nhân 2017” của Nielsen Việt Nam thì kết quả cho thấy cùng một mức thu nhập, người tiêu dùng trẻ hiện nay có xu hướng chi tiêu nhiều hơn từ 19 – 35% so với các nhóm tuổi khác.

Thực vậy, chúng ta thấy rất nhiều bạn trẻ Việt ngày nay sẵn sàng tiêu hết lương tháng cho mua sắm, du lịch, ăn uống, trải nghiệm từ trung đến cao cấp… Nhưng thực chất, tài khoản tiết kiệm của họ là 0 đồng, chi phí đầu tư là 0 đồng, chỉ có nợ tín dụng là luôn “sẵn sàng” từ vài triệu đến chục triệu hằng tháng. Việt Nam luôn nằm trong Top những quốc gia có mức độ lạc quan cao về viễn cảnh kinh tế, ở quý 3/2017 là vị trí thứ 5 toàn cầu (theo báo cáo Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Nielsen).

Sự lạc quan ở đây chính là xét về chỉ số tự tin vào khả năng tài chính cá nhân cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu. Nhìn vào mặt tích cực, điểm lạc quan cao cho thấy niềm tin vào công việc hiện tại cũng như niềm hy vọng cho tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng ở phần chìm của tảng băng, Việt Nam là một quốc gia có nhiều người tiêu dùng trẻ, và chỉ số lạc quan cao lại mang đến những cảnh báo nguy hiểm về thói tiêu hoang cũng như “điếc không sợ súng”, không biết hoạch định tài chính tương lai cũng như yếu kém trong việc quản lý chi tiêu hiện tại.

Phần chìm của tảng băng ấy – việc giới trẻ Việt không thiết tha để tiền tiết kiệm, càng không quan tâm đến chuyện đầu tư tài chính, xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân.

Đầu tiên và quan trọng nhất, ứng với hầu như tất cả các trường hợp, đó là sự phụ thuộc vào gia đình ở người trẻ Việt là vô cùng lớn. Thực tế các cuộc điều tra về tình hình tài chính của giới trẻ đều dẫn đến một nguyên nhân cho việc họ không để tiền vào sổ tiết kiệm và tiêu gần như toàn bộ lương tháng ấy là vì quá tự tin vào sự giúp đỡ của bố mẹ khi cần kíp. Nhiều người vẫn nhận “trợ cấp” của bố mẹ, sống chung nhà và ăn cơm của bố mẹ (mà không cần phải đưa tiền hoặc chỉ đưa một ít).

Điều này khá khác biệt so với ở một vài nước, giới trẻ từ 18 tuổi đã được gieo vào đầu một ý thức về tự túc tài chính, mà khởi đầu nhất chính là tự lo học phí đại học. Hầu như giới trẻ nào ở Mỹ, Anh, hay gần nhất như là Singapore cũng đều tốt nghiệp đại học với một khoản vay dành cho sinh viên, hối thúc họ làm việc và kiếm tiền cật lực để thanh toán lại cho chính phủ, thường là chiếm đến 20-30% thu nhập hằng tháng.

Chính vì vừa vào đời đã… nợ ngập đầu như thế, giới trẻ ở các nước bạn sẽ sớm hình thành ý thức tiết kiệm và đầu tư tài chính tốt hơn là giới trẻ Việt Nam – nơi mà mối dây gắn kết với gia đình thiếu một cột mốc thực sự để con cái tự lập.

Janet Bodnar, biên tập viên của tờ báo tư vấn tài chính cá nhân Kiplinger từng chia sẻ: “Khi ai đó nhận tiền của cha mẹ, họ thường không nhận ra giá trị của đồng tiền vì họ không làm ra nó. Những đồng tiền dùng vào việc shopping, ăn uống, tiệc tùng… sẽ thật vô bổ”.

Tiếp theo, lý do không kém phần quan trọng và phổ biến đó chính là đặc tính của độ tuổi. Khi chúng ta còn trẻ, thật khó lòng nghĩ đến những thứ như “tiết kiệm” hay “đầu tư”. Hãy thành thật với nhau, tuổi trẻ thực sự rất phù phiếm! Chúng ta chỉ thích thú với quần quần áo áo, mặt nạ phấn son, du lịch tận hưởng…

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) từng nhận xét: “Hiện nay ở VN, số đối tượng trẻ trong độ tuổi mua sắm 8X, 9X chiếm đến hơn 1/3 dân số nên tỷ lệ người tiết kiệm (gửi tiền tiết kiệm) giảm thấp cũng là bình thường. Đối tượng này chi tiêu vào việc đi đây đi đó hay mua sắm công nghệ cũng có thể xem là một cách thức đầu tư để mở mang đầu óc, tiếp cận với thế giới, không nên chỉ xem đó là hình thức mua sắm đơn thuần”.

Việc mua sắm hay tiết kiệm ngoài yếu tố kinh tế còn mang tính tự nhiên theo quy luật tuổi tác của con người. Vấn đề chỉ là, người trẻ Việt vì thiếu kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân, nên thay vì chỉ dùng một phần nhất định trong thu nhập để sinh hoạt, mua sắm, du lịch, thì họ đem “nướng” sạch, thậm chí mới vừa qua nửa tháng đã phải vay nợ tín dụng.

Lại nói về không biết phân chia số tiền mình có sao cho hợp lý và cân đối cho các mục đích khác nhau, điều này lại xuất phát từ hai nguyên nhân: Một là với người trẻ vừa ra trường, tiền lương khá ít, còn với người đã đi làm lâu năm thì thực tình mà nói, mặt bằng lương ở Việt Nam không phải là cao; Hai là xuất phát từ việc thiếu kiến thức, làm sao để tiết kiệm, đầu tư thế nào cho hiệu quả? Rất nhiều người vẫn nghĩ, đầu tư thì chắc chắn phải vài trăm triệu trở lên, hoặc đã gọi là kinh doanh thì chắc chắn là phải to phải bự. Kiến thức về chứng khoán hay thông tin về bất động sản thì thôi không cần bàn đến, là những chuyện thực sự rất xa vời!

Nhưng thực ra, tình trạng kém kỹ năng quản lý chi tiêu và hoàn toàn mù tịt về đầu tư tài chính không phải chỉ diễn ra ở Việt Nam. Ở quốc gia nào cũng vậy, có những bạn trẻ sớm quan tâm và đặt ra mục tiêu tài chính cho mình, nhưng cũng có những người chả thiết tha. Janet Bodnar, biên tập viên của tờ báo tư vấn tài chính cá nhân Kiplinger từng phải than vãn: “Thật không bình thường khi những người trẻ tuổi trên thế giới lại tiết kiệm được ít hơn người lớn tuổi. Những người trẻ đã chi tiêu quá nhiều vào các thú vui ngắn hạn như đồ ăn nhanh, các bữa tiệc và các thiết bị điện tử”.

Và không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều quốc gia khác, những kỹ năng này cũng không có sách vở hay trường lớp nào dạy. Anh chàng Anton Ivanov triệu phú tuổi 26 cũng đã từng chia sẻ: “Ở trường, chúng tôi không được dạy nhiều về tài chính. Cha mẹ cũng chẳng nói chuyện với tôi về tiền bạc. Tất cả những gì tôi muốn biết đều phải tự học”. Và cách học của Ivanov chính là đọc thật nhiều sách về làm giàu cũng như tự tìm hiểu về chứng khoán, đầu tư bất động sản.

Vậy đấy, không biết thì phải học. Chỉ cần chúng ta đừng nghĩ chuyện làm giàu không phải chuyện của những năm tuổi 20s là được. Thậm chí đã qua 20 rồi, thì từ giờ tính chuyện làm giàu vẫn kịp. Chỉ cần mình hành động!

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Tiền khôn tiền khéo

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ