Muốn ‘Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ’, chỉ cần 3 ĐÚNG

0

“Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ” – Các ông cố tin đó là điều đúng?

“Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ” là một cuốn sách khá “hot” trong một khoảng thời gian gần đây.

Ngay trang bìa cuốn sách, tác giả đã viết:

Biết ăn nói, làm gì thuận đấy.

Khéo ăn nói, muốn gì được nấy.

Không biết ăn nói, đụng gì hỏng đấy.

Chuyện “Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”, trước đó tôi đã viết  một seri về những chủ đề khi giao tiếp:

Trong bài hôm nay, tôi sẽ tóm tắt 3 cái ĐÚNG cần có để “Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”.

1. DÙNG TỪ ĐÚNG

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, chắc các ông chẳng còn lạ gì với câu này nữa.

“Dùng từ đúng” ở đây tôi nói chung cho việc lựa chọn từ ngữ, cách xưng hô, cách sắp xếp câu, chủ vị ra sao,…

Đàn ông “khéo ăn khéo nói” là khi anh ta vừa truyền đạt được ý mình muốn, nhưng lời vẫn đẹp để không làm tổn thương ai.

Như chuyện nhận xét công việc của một người:

Kẻ thô lỗ vụng về sẽ chỉ chăm chăm vào lỗi sai, cái dở, cái chưa được.

Nhưng một người khéo léo sẽ nhận xét cả điểm mạnh và điểm yếu.

Nói tới điểm mạnh thì nên kéo dài, nên nhấn nhá, nên cảm xúc. Nói tới điểm yếu thì nên nói giảm nói tránh, nên dùng “tôi nghĩ sẽ hoàn hảo nếu như cải thiện được điều này”.

Đấy, bản chất của vấn đề không khác nhau, người nghe vẫn hiểu điều bạn muốn truyền đạt, nhưng cảm giác mà bạn để lại cho họ sẽ khác.

Đặc biệt, việc lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt đúng rất quan trọng trong các loại giao tiếp bằng văn bản như tin nhắn. Bởi vì lời bạn gửi đi sẽ còn mãi.

Nếu lời đẹp, người ta sẽ nể phục lâu hơn. Nếu lời xấu, họ sẽ tổn thương và có ấn tượng không hay lâu hơn.

2. CHỌN TONE GIỌNG ĐÚNG

Theo thời gian, từ ngữ có thể là thứ người ta quên đi ít nhiều, nhưng những âm vang trong một trò chuyện – đôi khi lại cứ ám ảnh mãi.

Từ ngữ đúng mà đi với tone giọng sai thì trở nên kệch cỡm, thậm chí mang cả hàm ý mỉa mai.

Chúng ta không thể nói lời chia buồn hay an ủi một người bằng tone giọng cao.

Chúng ta không thể khen một người với tone giọng trầm.

Khi tone giọng không đi đôi với ý nghĩa lời nói, người ta sẽ thấy chúng ta giả dối.

3. CỬ CHỈ ĐÚNG

Nếu thường xuyên đọc bài của tôi, anh em sẽ biết rằng ngôn ngữ cơ thể chiếm một phần quan trọng nhất trong việc diễn đạt.

Đơn giản như chuyện: Chỉ cần đưa bàn tay ra – không cần nói gì người ta cũng biết các ông muốn bắt tay.

Chỉ cần một cái thở dài, đối phương biết các ông chẳng có hứng thú gì trong cuộc trò chuyện này cả.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: oxii.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ