Ngày nay, rất nhiều người 30, 40 tuổi đã cảm thấy mình “hết tuổi xông pha”, còn ngàn năm trước, Lưu Bị ở tuổi 47 vẫn nói rằng “chí hướng hãy còn”

0 480

Từng đọc được câu nói này: “20 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tào Tháo lợi hại nhất, 40 đọc Tam Quốc thấy Tư Mã Ý tài giỏi nhất, 60 tuổi đọc Tam Quốc thấy Lưu Bị mới là tài nhất”. Người không hiểu Lưu Bị, không đủ trình độ để nói chuyện nhân sinh.

20 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tào Tháo lợi hại nhất, điều này có thể hiểu, mượn danh thiên tử thống lĩnh chư hầu, dẫn dắt hàng vạn quân sĩ chinh chiến khắp thiên hạ, danh tiếng ngút ngàn.

40 tuổi thấy Tư Mã Ý giỏi nhất, điều này cũng có thể hiểu được, nhẫn nhịn chịu đựng để là người cười đến cuối cùng, thiên hạ sau cùng cũng về tay Tư Mã gia.

60 tuổi thấy Lưu Bị lợi hại nhất? Điều này không thể hiểu được, Lưu Bị có sự ủng hộ của mọi người, có năng thần tướng giỏi bên cạnh nhưng cuối cùng lại thất bại sớm nhất, bạn bè tướng lĩnh bên cạnh cũng không giữ được, về phương diện dùng người và giữ người, Lưu Bị quả thực lợi hại nhưng sao có thể đạt được tới trình độ “lợi hại nhất” như Tào Tháo và Tư Mã Ý?

01

So với những nhân vật khác, gia đình chỉ cho Lưu Bị một cái họ của thiên tử, tất cả những gì ông có là một người mẹ để nương tựa, xuất thân không có một cái gì cả. Nhưng, Lưu Bị luôn lấy việc lấy được thiên hạ làm mục tiêu.

Nửa đời người phiêu bạt, nương tựa người khác, khóc lóc với Lưu Biểu nói rằng tuổi trẻ của mình đã qua, yếu đuối như một đứa trẻ, nhưng sau khi lau khô nước mắt, chúng ta vẫn nhìn thấy một Lưu Bị kiên trì với mục tiêu của mình.

02

Công nguyên năm 201, cũng chính là năm Kiến An thứ 6, ông trời lại đùa giỡn với Lưu Bị. Tào Tháo cho đại quân tới công kích, khu vực Nhữ Nam vừa có được không lâu đã thất thủ, Lưu Bị lại một lần nữa trở thành kẻ “vô gia cư”. Sở dĩ nói “lại” là bởi trước đó, Lưu Bị đã phải nếm không biết bao nhiêu mùi vị của thất bại.

Khi còn trẻ, ông cùng Tào Tháo, Công Tôn Toản… cùng nhau chống lại khởi nghĩa Khăn Vàng, Tào Tháo, Công Tôn Toản đã trở thành chư hầu một phương, nhưng ông vẫn chỉ là một huyện lệnh, không binh quyền cũng chẳng có danh tiếng.

Khó khăn lắm mới có cơ hội vào Từ Châu, những tưởng cuộc đời từ đây sẽ khác nhưng không ngờ lại bị Lã Bố đánh lén, cả Từ Châu và gia quyến đều mất hết.

Cầu hòa với Lã Bố không lâu sau lại bị Lã Bố đánh bại, đành phải nương nhờ Tào Tháo.

Những tưởng Tào Tháo sẽ giúp ông ngóc đầu, không ngờ lại một lần nữa bại dưới tay Lã Bố, một lần nữa mất gia quyến.

Cho tới khi Tào Tháo đích thân thống lĩnh đại quân tới mới đánh bại được Lã Bố, Lưu Bị theo Tào Tháo về Hứa Xương. Sau khi cùng uống rượu luận anh hùng, Tào Tháo phái Lưu Bị đi đánh Viên Thuật, Lưu Bị nhân cơ hội đoạt lại Từ Châu, tiếc rằng không lâu sau lại bị Tào Tháo đánh bại, lúc này không chỉ gia quyến mà đến cả Quan Vũ cũng mất.

Mỗi lần đều thua đến thảm hại, thua đến không còn gì, đây chính là sự khắc họa chân thực và rõ nét nhất về nửa đời trước kỳ lang bạt hổ của Lưu Bị.

Chớp mắt một cái ông đã 40 tuổi. Trước 40 tuổi ông đầu quân cho Công Tôn Toản, Đào Khiêm, Lã Bố, Tào Tháo, Viên Thiệu, sống lang chạ, bách chiến bách bại, cuối cùng vẫn tay không tấc đất, phiêu bạt tứ phương.

Khổng Tử từng nói “cái gọi là cá ướp muối chính là chỉ người đàn ông đến 40 tuổi rồi mà vẫn không có thành tựu gì”, ý muốn nói đàn ông 40 tuổi mà vẫn không thành công thì cuộc đời của anh ta coi như xong!

Thật không may, Lưu Bị chính là một trong những con cá ướp muối đó.

Lưu bị ở tuổi 40 không có gì trong tay, tiền đồ mơ hồ, giả sử thời gian dừng lại ở khoảnh khắc này, ông sẽ chỉ là một phần tử không an phận với tài năng bình bình, đáng xấu hổ.

Nếu để Lưu Bị tổng kết lại nửa đời trước của mình, có lẽ ông sẽ viết được vài bài với tiêu đề:

“10 bẫy khởi nghiệp lớn mà người trẻ không thể không xem, tổng kết bằng máu và nước mắt”

“Những nỗi đau mà người khởi nghiệp không thể không trải qua, chẳng ai hiểu hơn tôi”

“Nói ra chắc bạn không tin, không ai còn có thể thua thảm hại hơn tôi”

“Nửa đời của tôi, không phải là lưu lạc thì cũng là đi tìm lại người thân”

“Điều đáng sợ nhất là trí lớn nhưng lực bất tòng tâm”

“@Tào Tháo, ông đừng nghĩ về tôi”

“Cuộc sống, làm ơn hãy cho tôi một lý do để không khóc”

……

03

Người đời chỉ biết tới sự lớn mạnh của Tào Tháo mà không biết tới sự mạnh mẽ của Lưu Bị.

Lưu Bị ngay từ khi bắt đầu đã biết bản thân mình cần gì, đồng thời hình thành cho mình một niềm tin mãnh liệt, khiến ông từ đầu đến cuối không can tâm làm thủ hạ của kẻ khác.

Đối với một người bình thường mà nói, một ý tưởng, kiên trì một lúc, không sao, nhưng lâu dần, trải qua vài cái khó khăn, gặp phải mấy cái thất bại, nghe người khác nói vài câu này nọ, có lẽ sẽ sớm từ bỏ, dù cho có cố gắng tiếp tục đi nữa thì cũng khó mà có được sự nhiệt tình lúc ban đầu.

Còn Lưu Bị lại nói, tôi không làm được như vậy.

Bất kể ở vị trí nào, gặp phải bao nhiều thất bại, Lưu Bị cũng không thay đổi lý tưởng của mình.

04

Hiện nay, rất nhiều người 30, 40 tuổi đã cảm thấy mình không còn làm được nhiều việc nữa, còn ngàn năm trước, Lưu Bị ở tuổi 47 vẫn nói rằng “chí hướng hãy còn”.

Tôi nghĩ, đây chính là anh hùng.

Thất bại liên tiếp không làm lung lay khát vọng , nhiều năm nhàn hạ không giết chết được sự sắc bén của ông.

Steve Jobs có câu nói rất nổi tiếng: stay hungry, stay foolish (Hãy luôn khao khát, hãy cứ dại khờ)

Lưu Bị chẳng phải là ví dụ hoàn hảo nhất cho câu nói này ư?

Đối mặt với rất nhiều thất bại và khó khăn, ông không bao giờ cảm thấy rằng thời gian đã quá muộn, không bao giờ mất tự tin, không bao giờ tự kiêu và cũng không bao giờ nản lòng, luôn giữ cho mình cái tâm ban đầu, nghèo vật chất nhưng luôn giàu về mặt tinh thần.

Người như Lưu Bị, dù có rơi xuống 9 tầng địa ngục cũng sẽ từ từ trèo lên, chỉ cần ông muốn, không gì là không thể.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ