Những lưu ý khi đi dự đám cưới.

0

Hồi nhỏ chỉ được đi đám sinh nhật tụi bạn. Lớn lên rồi mới thấm cái vụ tháng nào cũng được mời đám cưới. Nhưng cũng nhờ đi đám cưới nhiều mà bản thân ngộ ra nhiều cái “kì cục” của người Việt khi đi đám cưới.

Wedding Party Flowers (3)

1. Đi trễ triền miên

Chắc không chỉ riêng gì đám cưới mà đám hỏi, đám thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật, đám giỗ,…người Việt luôn có thói quen đi trễ, câu giờ vì nghĩ rằng người khác cũng sẽ trễ như mình. Đám cưới mời 11 giờ nhưng 12 giờ vẫn chưa thấy vô đầy đủ, thế là chương trình phải chờ thêm 5-7 phút cho mọi người ổn định để làm lễ. Đám cưới ở nhà còn đỡ chứ Nhà hàng thì tội cho cô dâu, chú rể vô cùng.

2. Mặc đồ đen

Ngày trước, người ta cực kì kị mặc đồ đen đến ngày vui của người khác vì người xưa quan niệm, đồ đen tượng trưng cho điềm rủi. Tuy nhiên, bây giờ người ta cũng thoáng hơn rồi, bạn có thể tùy chọn đồ đen đến dự đám cưới, nhưng trước tiên phải hỏi chủ tiệc xem chủ đề của đám cưới màu gì để chọn cho phù hợp hơn. Đồng thời, cũng phải kết hợp thêm 1 kiện có màu sắc tươi tắn để trang phục của mình trông có sức sống hơn.

3. Đừng nói/hỏi những câu đại loại như thế này:

_Cưới xong tính chừng nào đẻ? Dù sao đây cũng là chuyện riêng của cô dâu chú rể, chuyện này cũng tế nhị nên tránh hỏi vào những ngày vui. Hỏi ở đám cưới thì có vẻ là hơi sớm quá đó.

_Liên tục chê bai đồ ăn trong đám cưới: Đồ ăn có thể không hợp ý của bạn nhưng cũng đừng làm xấu mặt chủ tiệc cũng như ảnh hưởng đến tâm trạng của những người ngồi cùng bàn. Bạn đến đó để chung vui chứ không phải để ăn.

_Đám cưới này làm hết nhiêu tiền? Chuyện tiền bạc thì nên tránh trong hầu hết các câu chuyện. Tại sao bạn phải quan tâm đến điều đó.

_Sao không mời bạn A/B/C đến? Nếu họ muốn mời, họ đã mời rồi. Còn nếu họ đã quên, nhắc bây giờ hẳn cũng đã muộn, thôi, đừng hỏi.

4. Đừng dẫn thêm ai đến nếu trên thiệp của bạn không có dấu +

Nếu bạn để ý, sau tên trên thiệp của bạn thường có dấu +, tức là bạn có thể dẫn theo 1 ai đó cùng đi. Tuy nhiên nếu không có dấu đó, tốt nhất bạn không nên dẫn theo 1 vị khách không mời. Bình thường, người ta chỉ đặt đủ chỗ cho khách mời thôi.

5. Hãy lắng nghe lúc người khác làm lễ

Mình thấy nhiều người kì lắm, lúc người ta làm lễ mà chỉ lo ngồi ăn cho lại vốn thôi, điều đó thật sự không tôn trọng cô dâu chú rể 1 tí nào.

6. Chuyện bỏ thiệp đám cưới

Việc bỏ phong bì đi đám cưới phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Mức độ thân thiết giữa bạn và cô dâu/chú rể: càng thân càng nên mừng nhiều, vì ngày trọng đại mà, có một lần rồi thôi. Cũng không nên tiếc quá. Thường với bạn thân, em sẽ mừng 1 triệu cho bạn mình – Vị trí xã hội của cô dâu/chú rể: Đi đám cưới sếp thì phải khác so với đi đám cưới bạn xã giao. Nếu đám cưới sếp em sẽ đi 1 triệu, hoặc mua quà là vật dụng gia đình để tặng. Còn bạn xã giao thì 300k – 500k, tùy tình huống.

– Nơi đến là nhà hàng nào: Nếu nhà hàng hết sức sang trọng mà bỏ phong bì 300k thì cũng kì. Tốt nhất hãy tham khảo giá của nhà hàng đó (nếu cần). Vì bạn đi ít thì tội nghiệp cô dâu chú rể lắm, hehe.

– Điều kiện, hoàn cảnh của cô dâu, chú rể: Nếu họ có điều kiện, dư dả, bạn mừng tiền ít bạn cảm thấy ngại, thì có thể mua quà là vật dụng gia đình (trong trường hợp thân thiết). Còn không thì hãy tham khảo bạn bè thân để có cách mừng tiền phù hợp.

– Đám cưới đãi ở nhà hàng hay ở tư gia: Ở tư gia thường đãi tiệc sẽ tiết kiệm chi phí hơn ở nhà hàng.

– Đám cưới ở quê hay thành phố: Ở quê, có khi mừng 200k thôi đã là nhiều. Nhưng hiện nay ở thành phố, mức bèo nhất để đi đám cưới, em nghĩ là 300k. Còn không đi, gửi thiệp thôi thì 200k nhé.

– Bạn đi một mình hay đi nhiều người: Nếu đi một mình, có thể bỏ theo các mức 300k – 500k – 1tr. Nếu đi 2 người: 500k hoặc 1tr. Nếu đi cả gia đình 4 người thì có thể 1tr-2tr gì đó tùy vào tình huống phù hợp. Em nghĩ cái này mọi người tự cân nhắc được.

– Nhiều người cho rằng đi đám cưới không nên đi tiền chẵn, mà đi mức lẻ (300k, 500k): riêng em thì em thấy lẻ hay chẵn không quan trọng. Nên nếu thích mọi người có thể đi 600k, 800k cũng không vấn đề gì.

Và cuối cùng, trước khi bỏ phong bì thì hãy tham khảo trước bạn bè, người quen, đồng nghiệp để tránh lâm vào tình thế khó xử. Bỏ phong bì nhiều thì không nói gì rồi. Nhưng lỡ mà bỏ ít hơn, thì cũng ngại.

Wedding Party Flowers (4)

Wedding Party Flowers (1)

Wedding Party Flowers (5)

 

Thegioibantin.com

Ảnh: Trần Ngân, Cơm Cô Tấm

Decor by : flowersutido

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ