Pele tên thật là gì? Pele là nhà vua hay người truyền cảm hứng?

0

Pele – huyền thoại của môn thể thao vua đã qua đời vào tối 29/12 sau nhiều ngày chống chọi với bệnh tật. Sự ra đi của ông để lại nỗi đau cho đình, sự tiếc nuối cho giới mộ điệu bóng đá và người hâm mộ toàn cầu….

Một vài thông tin về Pele

Họ và tên: Edson Arantes do Nascimento

Nickname: Pele, Dico

Ngày sinh: 23/10/1940

Quê hương: Três Corações, Minas Gerais, Brazil

Tôn giáo: Cơ đốc giáo

Quốc tịch: Brazil

Chức vụ: Tiền đạo

Đội: Santos, New York Cosmos

Pele – “nhà vua bất tử” của bóng đá

Người Brazil gọi Pele là “O Rei” tức “Nhà vua”. Lịch sử bóng đá xứ samba không thiếu những nhân vật anh tài, thế nhưng đứng đầu và trên đỉnh mãi mãi là Pele. Bởi ông chính là người tạo ra bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử bóng đá Brazil. Trước Pele, Brazil mạnh nhưng không được tôn trọng vì chẳng có danh hiệu. Sau Pele, Brazil không bao giờ phải nhìn lại quá khứ.

Huyền thoại Pele vươn lên hàng siêu sao sau màn trình diễn tại World Cup năm 1958. Pele đã thi đấu chuyên nghiệp ở Brazil trong 2 thập kỷ, 3 lần vô địch World Cup trước khi gia nhập đội bóng New York Cosmos vào những năm cuối sự nghiệp. 

Pele cũng là cầu thủ được Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ vào năm 1999. Ông trở thành đại sứ toàn cầu của môn bóng đá và nhiều hoạt động nhân đạo khác. 

Nói về cuộc đời của Pele thì không thể không nhắc đến thời thơ ấu khá khó khăn. Huyền thoại mang áo số 10 của tuyển Brazil tên thật là Edson Arantes do Nascimento, chào đời ngày 23/10/1940 tại Brazil. Ông là con đầu lòng của ông João Ramos và bà Dona Celeste. Ông được đặt theo tên của nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison.

Pelé thực hiện cú tung người móc bóng trong màu cờ sắc áo của đội tuyển Brazil năm 1965. Ảnh: Getty Images

Người cha João Ramos, được biết đến nhiều hơn với biệt danh “Dondinho”, đã phải vật lộn để kiếm sống bằng nghề cầu thủ bóng đá. Thời thơ ấu, Pele từng trải qua quãng thời gian nghèo khó. Song ông đã nuôi dưỡng tài năng bằng cách nhiều vụn vào một chiếc tất, làm thành quả bóng và đá nó trên đường phố Bauru. 

Tài chính khó khăn nên Pele từng làm nhiều việc khác nhau để giúp đỡ gia đình. Nhưng vẫn không quên niềm đam mê sân cỏ của mình. Dưới sự dạy dỗ của cha và cựu tuyển thủ quốc gia Waldemar de Brito, Pele dần trưởng thành với tư cách là một cầu thủ của đội trẻ Bauru Athletic Club.

Chàng trai Pelé 17 tuổi bật khóc trên vai thủ môn Gilmar sau khi Brazil vô địch World Cup 1958. Ảnh: AFP

Không lâu đó, huấn luyện viên Waldemar de Brito đã công nhận tài năng mới chớm nở của Pele và thuyết phục gia đình cho ông rời nhà vào năm 15 tuổi để thử sức tại CLB bóng đá chuyên nghiệp Santos do ông dẫn dắt. 

Ban lãnh đạo của đội cũng nhất trí với bản đánh giá của de Brito và ký hợp đồng với Pelé vào tháng 6/1956. Chỉ ba tháng sau đó, Pele đã ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp chuyên nghiệp trước khi bước sang tuổi 16. Mặc dù bàn thắng ít được truyền thông để ý nhưng với Pele đó là một sự khởi đầu tốt. Một năm sau, ông đứng đầu danh sách vua phá lưới giải đấu và được tuyển vào đội quốc gia.

Pele – người truyền cảm hứng bất tận

Từ ước mơ làm phi công, chuyển hướng sang bóng đá…

Ban đầu ước mơ của Pele không phải trở thành cầu thủ bóng đá. Thời thơ ấu, ông mơ trở thành phi công để được bay cao trên bầu trời rộng mở.

Nhưng ước mơ này bị dập tắt bởi một sự cố đáng tiếc. Một chiếc máy bay bị rơi gần nhà ông khiến người phi công và toàn bộ hành khách thiệt mạng. 

Khi ấy, cậu bé Pele đã đến bệnh viện để xem khám nghiệm tử thi và nhìn thấy thi thể của người phi công. Từ lúc đó, cậu quyết định sẽ rời bỏ ước mơ phi công. Và thật may mắn cho bóng đá thế giới khi Pele quyết định “chuyển hướng” ước mơ.

Huyền thoại bóng đá đã từ bỏ ước mơ phi công để bén duyên với sân cỏ

Có thể ít người biết, ban đầu, biệt danh của ông không phải là Pele. Biệt danh đầu tiên của ông là Dico – nghĩa là “con trai của 1 chiến binh”. Gia đình gọi ông bằng cái tên này là bởi cha ông – Dondinho được nhiều người coi như một chiến binh trên sân cỏ. Bố của Pele vốn là một cầu thủ dũng cảm.

Nhưng ở trường học, các bạn lại gọi ông là Pele – cách phát âm gần giống với 1 từ không hay. Và Pele không hề thích biệt danh này. Ông từng rất tức giận khi bạn bè gọi ông là Pele. 

Một lần nọ, dù bản tính rất hiền hòa nhưng do quá tức giận mà ông đã đấm 1 bạn cùng lớp và bị đình chỉ học 2 ngày. Thực tế, phản ứng gay gắt này đã không mang lại hiệu quả như ông mong muốn. Những đứa trẻ khác vẫn gọi ông là Pele. 

Sau đó, Pele trở thành cầu thủ Brazil vĩ đại nhất lịch sử

Sau này, trong một lần trả lời phỏng vấn, Pele nói rằng: “Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi được gọi là gì không phụ thuộc vào tôi. Bây giờ tôi yêu cái tên này, nhưng hồi đó nó khiến tôi rất khó chịu”.

Thực ra, sau này Pele cũng không phải ngẫu nhiên nhận ra mình yêu cái tên được cả thế giới biết đến. Một nhà thần học đã phát hiện ra và nói cho Pele biết rằng, trong tiếng Do Thái, Pele có nghĩa là phép màu, nó có trong Kinh thánh. Kể từ đó, ông mới yêu mến biệt danh Pele của mình.

… đến biểu tượng về trách nhiệm sống

Huấn luyện viên chuyên nghiệp đầu tiên của Pele chính là cha ông. Cụ Dondinho đã dạy con trai cách chuyền bóng chính xác, nghệ thuật rê bóng, cài người và thay đổi tốc độ nhanh chóng để vượt qua các hậu vệ. Mặc dù ước mơ trở thành phi công không thành nhưng ông lại tìm được cái duyên bất tật với bóng đá.

Dù thành tích thi đấu và danh hiệu trong bóng đá của cụ Dondinho không đáng kể so với con trai, nhưng cụ có 1 kỷ lục mà Pele luôn khao khát đánh bại nhưng không bao giờ có thể làm được trong cả sự nghiệp của mình. Đó là Dondinho đã từng ghi 5 bàn thắng bằng đầu trong một trận đấu. Đây vẫn là một kỷ lục thế giới không chính thức và một kỳ tích mà chính Pele cũng khó tin. Khi được hỏi về kỷ lục này, Pele nói: “Chỉ có Chúa mới có thể giải thích cách bố tôi làm điều đó”.

Cha đã trở thành tấm gương sáng về trách nhiệm để Pele noi theo

Không chỉ dành nhiều thời gian sau khi giải nghệ cho con trai, cụ Dondinho còn nhận một số việc khá vất vả và được đánh giá thấp, đó là việc dọn dẹp bệnh viện – nơi cụ có thể kiếm tiền để hỗ trợ con trai theo đuổi sự nghiệp bóng đá, khi mà nghề cầu thủ có thu nhập rất thấp. Hơn cả các kỹ năng bóng đá, Pele đã học được cách trở thành 1 người đàn ông thực thụ, một người sống có trách nhiệm từ cha mình.

Sau khi giã từ sự nghiệp sân cỏ, Pele đã thể hiện trách nhiệm của mình bằng việc nhận làm đại sứ của Liên hợp quốc về sinh thái và môi trường. Ông đã dùng danh tiếng, sức ảnh hưởng của mình để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Pele từng thừa nhận tài năng thiên bẩm của Maradona, người được thế giới bóng đá đem ra để so sánh với ông. Nhưng là 1 người sống trách nhiệm, ông không đánh giá cao Maradona về khía cạnh trách nhiệm với cuộc sống.

Vào năm 2010, khi trả lời phỏng vấn, ông đã nhận xét về tuyển thủ người Argentina như sau: “Anh ấy không phải là một tấm gương tốt cho giới trẻ. Anh ấy có món quà do Chúa ban tặng là có thể chơi bóng và đó là lý do tại sao anh ấy may mắn”.

Pele là cầu thủ Brazil vĩ đại nhất lịch sử.Pele tham gia một trận đấu từ thiện ở Anh năm 2016. Ảnh: AFP

Cả Pele và Maradona đều là niềm cảm hứng cho giới trẻ yêu thích bóng đá trên thể giới theo đuổi đam mê của mình, nhưng chỉ có Pelé mới thực sự là tấm gương về 1 người đàn ông thực thụ, một tấm gương về sự trách nhiệm trong cuộc sống, tấm gương về một ngôi sao quan tâm tới ảnh hưởng của mình tác động thế nào tới thế giới.

Xem thêm: 10 bài học đắt giá đúc kết từ cuộc đời của cầu thủ Lionel Messi

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://songdep.com.vn/350-pele-ten-that-la-gi-pele-la-nha-vua-hay-nguoi-truyen-cam-hung-d16458.html

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ