Phân biệt đối xử trong thời đại công nghệ

0

Một ngày đẹp trời nào đó, bạn đói bụng, mở một ứng dụng đặt giao thức ăn trên chiếc Iphone 11 Pro Max mới tậu [trả góp] của mình để gọi món.

Vừa đặt xong, thằng em ở đâu đến chơi, hỏi ra cũng chưa ăn cơm. Thế là, nó hỏi bạn đặt gì rồi và cũng mở cùng ứng dụng lên đặt lại món bạn đã đặt ban nãy.

Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như bạn không liếc qua màn hình và phát hiện, tổng thanh toán của ku em… thấp hơn của bạn kha khá. Tại sao lại có chuyện đó chứ? Tại sao cùng một món, cùng một quán, cùng một ứng dụng lại có sự chênh lệch về giá như thế?

Bạn suy đoán – và đó cũng là điều được rất nhiều người dùng khác từng trải qua tình trạng này đồng tình – rằng: rất có thể, nguồn cơn khác biệt nằm ở… chiếc điện thoại. Điện thoại của bạn là Iphone 11 Pro Max được xếp ở phân khúc cao, trong khi điện thoại ku em chỉ là một chiếc điện thoại tầm trung dưới 10 triệu chạy HĐH Android.

Trong thời đại AI công nghệ phát triển, cái ứng dụng kia có thể tự hiểu là: “Ờ, anh này xài Iphone 11 Pro Max, suy ra anh có thu nhập khá, suy ra mức giá anh chấp nhận nằm trong khoảng >= a. Còn anh này, ờ điện thoại tầm trung, suy ra thu nhập của anh thấp hơn, có thể mức giá anh chấp nhận sẽ < a.”

Không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội mà đặt 2 chiếc điện thoại cạnh nhau mà so sánh, thế nên mức giá xuất hiện trên màn hình của bạn thường CHỈ MÌNH bạn biết – và rõ ràng bạn cũng đã chấp nhận mua. Đó chính là cơ sở để những tiến bộ công nghệ được ứng dụng vào khái niệm được gọi là PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ.

Trong quyển sách Mọi người đều nói dối, tác giả kiêm nhà khoa học dữ liệu tại Google, Stephens-Davidowitz, đã nêu lên câu hỏi về đạo đức rằng: “Phải chăng các công ty có quyền phán xét sự phù hợp của chúng ta đối với dịch vụ của họ dựa trên các tiêu chí trừu tượng, nhưng có tính dự báo về mặt thống kê và không liên quan trực tiếp với các dịch vụ đó?”

Như trong hoạt động tuyển dụng, ngày nay nhà tuyển dụng ngày càng tăng cường sục sạo mạng xã hội khi cân nhắc ứng viên. Những chuyện như ứng viên từng nói xấu sếp cũ, làm lộ bí mật của công ty cũ, hay thậm chí dùng rượu quá nhiều còn có thể biện hộ được. Nhưng chuyện sẽ ra sao nếu nhà tuyển dụng tìm thấy một chỉ báo dường như vô hại nhưng có tương quan với điều gì đó họ quan tâm?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge và Microsoft cung cấp cho 58 ngàn người dùng Facebook Mĩ một loạt các bài kiểm tra về nhân cách và trí tuệ. Họ phát hiện rằng các like trên Facebook thường tương quan với IQ, mức độ hướng ngoại, và sự tận tâm. Ví dụ, những người thích Mozart, các cơn giông, và khoai tây chiên xoắn trên Facebook thường có IQ cao hơn. Những người thích mô-tô Harley-Davidson, nhóm nhạc đồng quê Lady Antebellum, hoặc trang “I Love Being a Mom” thường có IQ thấp hơn.

Rõ ràng có vẻ không công bằng nếu một người thông minh, chỉ vì thích xe Harley, lại không thể nhận được một công việc tương xứng với kĩ năng—tất cả là bởi anh không biết là mình đang phát các tín hiệu cho thấy anh có trí tuệ thấp? Khi ngày càng nhiều thứ trong cuộc sống được định lượng, các phán xét dựa trên những yếu tố đại diện này cũng ngày càng khó hiểu và phiền nhiễu hơn. Việc dự báo tốt hơn có thể dẫn đến phân biệt đối xử tinh vi hơn và độc ác hơn.

Dữ Liệu Lớn giúp các doanh nghiệp giỏi hơn trong việc biết khách hàng nào sẽ sẵn sàng chi tiền—và thế là họ tính giá cắt cổ một số nhóm người nhất định. Optimal Decisions Group là một công ty tiên phong trong việc ứng dụng khoa học dữ liệu để dự báo người tiêu dùng sẵn sàng chi bao nhiêu cho bảo hiểm. Họ đã làm điều đó bằng cách nào? Họ dùng một phương pháp gọi là “song trùng”. Họ tìm các khách hàng cũ có nhiều điểm giống bạn nhất—và xem giá tiền sẵn sàng trả là bao nhiêu. Phương pháp này quả rất thú vị nếu nó giúp ta dự báo xem một cầu thủ có trở lại thời kì huy hoàng của anh ta hay không, giúp dự đoán để chữa lành bệnh cho một người nào đó, hay một mục đích gì đó tích cực. Nhưng nếu phương pháp song trùng lại giúp một công ty trích rút tận đồng xu cuối cùng của bạn thì sao? Thế thì không êm cho lắm.

Cuối cùng thì, dù muốn dù không, trong kỉ nguyên công nghệ, khi hệ thống phân tích ngày càng thông minh hơn, ví tiền của tất cả chúng ta ngày càng dễ bị bòn rút hơn. Ta có thể NÓI DỐI tất cả mọi người , nhưng máy tính sẽ không bao giờ bị lừa!

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: CIO Vietnam

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ