Sở thích đặc biệt giúp bộ não thông minh và nhạy bén hơn
Bộ não là cơ quan trung ương của cơ thể, điều khiển mọi hoạt động và suy nghĩ. Để tăng cường sức khoẻ não bộ, bạn có thể kết hợp các sở thích vào cuộc sống hàng ngày, vừa thoả mãn đam mê, vừa thông minh, nhạy bén.
1. Đọc bất cứ thứ gì bạn thích
Các nhà khoa học đã chứng minh, đọc nhiều làm tăng chức năng não ở một số khu vực. Việc tiếp nhận thông tin mới kích thích sự tăng trưởng của các dây thần kinh và giúp cải thiện trí nhớ. Một số nghiên cứu chỉ ra, đọc nhanh là phương pháp hữu hiệu làm tăng khớp thần kinh, kết nối điện giữa các vùng bởi bộ não phải xử lý thông tin giác quan nhanh chóng. Đối với nhiều sinh viên, đây là một kỹ năng có giá trị.
2. Học cách chơi nhạc cụ
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học về thần kinh đã tiến hành nghiên cứu về lợi ích của việc giảng dạy âm nhạc cho trẻ em liên quan đến cải thiện chức năng nhận thức – bộ nhớ, giải quyết vấn đề, xử lý tuần tự và nhận dạng mẫu.
Chơi một nhạc cụ làm tăng khối lượng chất xám và các kết nối thần kinh giữa hai bán cầu não. Vì lý do này, các nhà khoa học tin, sinh viên học nhạc cụ sẽ rất thông minh trong tính toán (thuật toán, giải quyết phương trình) và toán học giải quyết vấn đề (mô hình hóa, tối ưu hóa, nghiên cứu vấn đề).
Việc chơi một nhạc cụ đảm bảo cả hai bên của não làm việc cùng nhau hiệu quả hơn.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục sản sinh ra protein trong máu. Khi máu đi qua não, tế bào hấp thụ các protein này làm tăng trí nhớ và sự tập trung.
Một trong những thí nghiệm đáng chú ý là kiểm tra trí nhớ hình ảnh đối với nhóm tập thể dục trước và nhóm không. Kết quả, nhóm tập thể dục có sự ghi nhớ tốt hơn. Từng thành viên tập trung vào các bức ảnh và sau đó ghi nhớ lại nội dung chính xác.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung.
4. Tìm hiểu một ngôn ngữ mới
Học một ngôn ngữ mới giúp tăng cường chất xám não bộ. Nghiên cứu ở trẻ em cho thấy, trẻ nói được hai ngôn ngữ khác nhau trở lên thường học tập tốt và thông minh hơn.
Tìm hiểu một ngôn ngữ mới giúp não bộ tăng cường chất xám.
5. Tham gia học tập tích lũy
Học tập tích lũy là quá trình học lâu dài và theo chiều hướng tăng lên. Ví dụ, toán học là học tập tích lũy. Đầu tiên, trẻ em tìm hiểu chức năng cơ bản của toán học. Sau đó, chúng học cách sử dụng những chức năng cơ bản đó để giải quyết vấn đề. Tiếp theo, chúng tìm hiểu về đại số, sử dụng các chức năng cơ bản để giải phương trình. Mỗi bước học đều sử dụng các lý thuyết trước đó để diễn giải.
Khi già, và đặc biệt là khi về hưu, con người có xu hướng ngừng hoạt động học tập tích lũy. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho biết, nếu tiếp tục học tập tích lũy, những người già có khả năng ghi nhớ tốt hơn.
6. Rèn luyện não qua những câu đố và trò chơi
Bạn có biết, càng nhận nhiều thông tin, bộ não càng thực hiện nhiều chức năng? Để chơi trò chơi và giải câu đố, não buộc phải suy nghĩ để tìm ra đáp án hay lối chơi. Điều này giúp hoạt động của nó trở nên nhanh nhạy và làm việc hiệu quả hơn.
Giải câu đố giúp não rèn luyện, trở nên nhanh nhạy và làm việc hiệu quả.
7. Ngồi thiền
Nghiên cứu về tác dụng của thiền với bộ não thật đáng kinh ngạc. Khi ngồi thiền, con người rơi vào trạng thái thư giãn và tập trung có thể kích hoạt sự phát triển của tế bào não. Bên cạnh đó, thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra. Trong thực tế, những học sinh ngồi thiền làm tốt các bài kiểm tra hơn và người lớn hay ngồi thiền có trí nhớ tốt hơn.
Đặc biệt, ngồi thiền rất có ích cho những người lớn tuổi. Nó có khả năng tăng cường kích thích tế bào não mới phát triển và tăng cường kết nối thần kinh, giảm khả năng mắc các bệnh liên quan đến mất trí nhớ như Alzheimer.
Đặc biệt, ngồi thiền rất có ích cho những người lớn tuổi. Nó có khả năng tăng cường kích thích tế bào não mới phát triển và tăng cường kết nối thần kinh, giảm khả năng mắc các bệnh liên quan đến mất trí nhớ như Alzheimer.
Thegioibantin.com
Nguồn: Marketing Chiến Lược