Yêu thương bản thân để thành công hơn

0

Trong quyển sách mới xuất bản của mình“The Happiness Track” , Emma Seppala – một nhà khoa học thuộc đại học Stanford đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đối xử tốt với bản thân.

w620h405f1c1-files-articles-2016-1095099-yeu-thuong-ban-than-de-thanh-cong-doanhnhansaigon

Theo bà, việc đối xử tốt với bản thân có tác dụng giúp bạn vượt qua khó khăn, tha thứ cho chính mình và đủ dũng khí để tiếp tục cố gắng tiến tới thành công.

Từ bi với chính mình

Tiến sĩ Kristin Neff – một nhà khoa học hàng đầu trong việc nghiên cứu về tình thương với chính bản thân, tác giả cuốn Self-Compassion – cũng cho rằng việc từ bi với chính mình sẽ giúp bạn thành công hơn. Học thuyết này trở trở nên nổi tiếng và được Seppala dẫn chứng lại trong cuốn sách của Emma Seppala.

Nhà báo Shana Lebowitz của tờ Business Insider cho biết bà đã trải qua những ngày tháng khó khăn khi còn độc thân và thất nghiệp. Shana viết: “Tôi cảm thấy mình thật ngu ngốc. Không ai muốn thuê tôi làm việc hay hẹn hò với tôi”. Trong tâm trạng chán chường và muốn bật khóc vì thất vọng và tự trách mình, bà đọc được quyển sách của Emma Seppala, và đã thay đổi tâm trạng, cách nhìn nhận vấn đề.

Trong quyển sách, Seppala cho rằng cuộc sống hạnh phúc giúp con người thành công bất ngờ. Tác giả nhấn mạnh sự nguy hiểm của bi quan, tự trách bản thân. Bà đưa ra những trích dẫn thuyết phục để chứng minh rằng con người cần tử tế với chính bản thân mình, có mối quan hệ tốt với chính mình cũng quan trọng như mối quan hệ với người khác.

Seppala cho biết, thông thường, khi thất bại, một người không tử tế với bản thân sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm để rồi tiếp tục thất bại. Thế nhưng, một người biết yêu thương mình sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn, cố gắng hơn để có kết quả tốt hơn.

4 chiến lược để tử tế với bản thân

Nhiều người rất dễ chia sẻ và cảm thông khi bạn bè, người thân mắc sai lầm. Trái lại, họ lại rất khắt khe với chính bản thân mình mỗi khi thất bại. Họ quên mất bản thân cũng cần được tha thứ, chia sẻ. Vì thế, Seppala đưa ra lời khuyên rằng bạn hãy đối xử với chính bản thân như cách bạn sẽ đối xử với người khác.

“Sự trách móc và đánh giá sẽ làm tăng thêm tình trạng thất vọng của một người mắc sai lầm. Lúc đó, họ cần được lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu. Nếu đã làm được điều đó với người khác, bạn cũng cần thực hiện với chính mình, với nhận thức rằng sai lầm và thất bại là điều ai cũng có thể mắc phải”, bà viết.

Tác giả cuốn sách đã dẫn chứng nghiên cứu của nhà tâm lý học Kristin Neff cho rằng có 3 cách để từ bi với chính bản thân mình:

Thứ nhất, hãy tử tế với chính mình bằng cách đối thoại với bản thân. Ví dụ, bạn phải nói: “Bạn đã thất bại, điều đó bình thường thôi. Điều đó không có nghĩa bạn là người xấu hay những việc bạn làm không tốt”.

Thứ hai, bạn cần hiểu rằng ai cũng mắc sai lầm và vì thế sai lầm của bạn là điều bình thường thôi.

Thứ ba, đây có lẽ là điều khó khăn nhất, đó là nhận thức được cảm xúc và những suy nghĩ của mình nhưng không sa đà vào chúng.

Bằng việc luôn thực hành từ bi với chính mình, bạn sẽ gặt hái được một số lợi ích trong tâm lý và sinh học, như giúp bản thân khỏe mạnh hơn, giảm lo âu và trầm cảm. Bạn sẽ dễ dàng lấy lại tinh thần sau mỗi lần bị căng thẳng. Kristin Neff gọi đó chính là “khả năng phục hồi” sau thất bại.

Seppala nhấn mạnh rằng bạn không thể thay đổi hoàn cảnh và những việc đã xảy ra. Bởi bạn không thể đi ngược thời gian và thay đổi câu trả lời trong cuộc phỏng vấn thất bại, hay sửa chữa lỗi lầm trong một cuộc hẹn hò. Thế nhưng, bạn có thể thay đổi cách bạn phản ứng, và đặc biệt, bạn có thể học được nhiều thứ từ chính những thất bại đó.

“Nếu bạn đối thoại với chính mình theo cách tử tế mà bạn vẫn nói chuyện với những người bạn, xác định những gì bạn đã làm sai và cách để cải thiện, bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ và có thêm được kinh nghiệm”, Seppala cho biết.

Trong cuốn sách, nhà khoa học này đã đề xuất một số chiến lược để bạn luyện tập sự từ bi với chính mình:

1. Không đối thoại với bản thân một cách tiêu cực, như: “Tôi đã làm điều này như thế nào? Tôi là một tên ngốc”. Thay vào đó, bạn hãy nói: “Tôi đã có lúc như một kẻ mất trí, nhưng chẳng sao cả”.

2. Viết một lá thư cho chính mình. Bạn hãy viết một lá thư như dành cho một người bạn vừa mắc sai lầm. Khi đó, lá thư sẽ không có sự giận dữ mà thay vào đó là sự an ủi, thông cảm. Sau đó, hãy thay thế đối tượng nhận thư là chính bạn.

3. Hãy tự tha thứ và yêu thương chính mình. Câu thần chú của Neff khi gặp những tình huống khó khăn: “Đây là một khoảnh khắc đau khổ. Và đau khổ là một phần của cuộc sống. Tôi có thể tử tế với chính bản thân mình ngay lúc này, tôi sẽ yêu thương chính bản thân mình”.

4. Mỗi ngày bạn hãy viết ra 5 điều bạn cảm thấy biết ơn. Và bạn có thể làm danh sách này phong phú thêm với 5 thành tích trong ngày khiến bạn cảm thấy tự hào.

Thegioibantin.com

Nguồn: Doanhnhansaigon.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ