Làm công việc mình đam mê có thực sự mang lại cho bạn thành công và hạnh phúc?

0

Chỉ cần làm được công việc mình yêu thích thì ta sẽ thành công và hạnh phúc! Nếu thật sự đúng như vậy thì liệu có bao nhiêu người trong chúng ta dám khẳng định mình đã thành công và hạnh phúc.  Khổng tử cũng có dạy rằng: “Hãy chọn công việc bạn yêu thích, rồi thì bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời mình”, lời dạy này cũng có lý ở một góc độ nào đó bởi nếu bạn làm công việc yêu thích thì bạn sẽ không bao giờ thấy nhàm chán hay căng thẳng và cuộc sống sẽ trở nên dễ chịu, tốt đẹp hơn.

Thế nhưng điều này có đơn giản như vậy không?  Có bao nhiêu người trong chúng ta may mắn làm được công việc mình đam mê và sau đó trở nên giàu có, hạnh phúc.

Cong viec dam me_thegioibantin

Ở đây Thegioibantin xin đưa ra 3 thành phần chính trong một công thức chung giúp bạn tìm được công việc mang đến thành công và hạnh phúc.

#1. Đam mê: Bạn phải thích công việc đó (#DWYL doing what you love)

#2. Tài năng: Bạn phải giỏi làm công việc đó (bạn phải có kỹ năng)

#3. Thị trường: Cả thế giới muốn bạn làm việc đó (phải có ai đó chịu trả tiền cho bạn)

Chỉ có đam mê + tài năng mà không có thị trường sẽ làm bạn phá sản, bạn không có đủ tiền trang trải chi phí để tiếp tục đam mê của mình.

Đam mê + thị trường mà không có tài năng sẽ làm bạn thất bại nhanh chóng.

Tài năng + thị trường mà không có đam mê sẽ làm bạn chán đến chết và cuối cùng bạn cũng sẽ tự bỏ cuộc.

Vậy phải làm gì đây khi mà bây giờ bạn đang làm công việc mà mình không thích cho lắm?

Trước hết, mỗi công việc đều có ý nghĩa và mục đích riêng ở một chừng mực nào đó. Ví dụ: nếu bạn đang đi làm đơn giản là để kiếm tiền nuôi con và gia đình thì đây chính là ý nghĩa của công việc đó, không hơn không kém, bạn không cần phải đi tìm cái gì khác ghê gớm, hãy nghĩ đơn giản như thế và nó sẽ giúp bạn có đam mê tiếp tục làm việc.

Thứ hai, hãy xác định và sửa chữa, cải tiến những kỹ năng bạn đang có và làm tốt, đừng bận tâm đến những kỹ năng mà bạn không có, chỉ cần đơn giản chấp nhận và sống chung với nó. Ví dụ: nếu bạn là nhân viên kỹ thuật, bạn không cần bận tâm đến việc mình không có khả năng hùng biện hay nói chuyện trước công chúng. Bận tâm đến nó chỉ làm bạn lạc lối hay thậm chí làm bạn lơ là trong việc phát triển thế mạnh của mình, làm cho nó trở nên ưu việt.

Cuối cùng, hãy tập trung vào tương lai, việc bạn phát triển các kỹ năng đang có để làm công việc hiện tại (cho dù hiện tại bạn không thích nó lắm) chính là một phần chuẩn bị cho tương lai của bạn. Hãy tận dụng tất cả các cơ hội bạn có trong hiện tại, dù nhỏ hay lớn, để vun đắp cho tương lai đó, phát triển kỹ năng, hoàn thành tốt các dự án, … Luôn luôn chủ động tìm kiếm và chuẩn bị tốt cho tương lai ngay từ lúc này và khi tương lai đến bạn sẽ sẵn sàng để đón nhận nó hay ít nhất bạn sẽ có đủ can đảm để đón nhận nó.

Quan điểm của bạn thế nào ? hãy chia sẻ tại đây. 🙂

Thegioibantin.com

VungtauHR.com

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ