Brand Authenticity – Sứ mệnh mới của các nhà Marketers

0

Trong khi Brand Authenticity hay tính xác thực của thương hiệu là giá trị ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, nhiều marketers vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của yếu tố này.

Brand Authenticity – Sứ mệnh mới của các nhà Marketers

Với tư cách là các nhà marketer, chúng ta thường có xu hướng đầu tư hay tập trung vào những thứ có thể đo lường hay kiểm soát được, đặc biệt trong thời kỳ khi Digital Marketing ngày càng thể hiện được vai trò của nó thì điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Theo một nghiên cứu mới đây từ công ty tư vấn Edelman, có chưa tới 50% nhà tiếp thị được khảo sát tin rằng các thông điệp thương hiệu, tính xác thực của thương hiệu, định vị thương hiệu và cả chiến lược thương hiệu tổng thể có thể tạo ra những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng của thương hiệu.

Như là một kết quả tất yếu, nhiều marketer chuyển hướng đầu tư của họ sang những nơi mà họ có thể hiểu và kiểm soát được.

Ở một diễn biến khác, cũng theo nghiên cứu của Edelman, có đến 88% khách hàng coi trọng giá trị của tính xác thực thương hiệu (Brand Authenticity), điều này có nghĩa là, trong khi phần lớn người làm marketing bỏ qua tính xác thực của thương hiệu, đây lại là yếu tố ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi chọn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Marketer đang bỏ qua những cơ hội lớn để có thể xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.

Khi xây dựng các kế hoạch truyền thông marketing tổng thể, chỉ có khoảng 1/3 marketer quan tâm đến việc tối ưu các thông điệp và định vị thương hiệu.

Kỳ lạ hơn, rất ít người trong số này đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để thu thập nhiều hơn các hiểu biết của họ về khách hàng mục tiêu (Customer Insight) cũng như các cách thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong khi nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi và bị chi phối mạnh từ các tác động bên ngoài (cả vĩ mô lẫn vi mô), phần lớn các nhà tiếp thị đều coi việc định vị thương hiệu là khoản đầu tư một lần.

Để có thể đáp ứng các mong đợi liên tục thay đổi của người tiêu dùng, người làm marketing cần không ngừng làm mới hay thậm chí là thay đổi cách họ truyền tải các thông điệp cũng như các nội dung có trong thông điệp của thương hiệu với mục tiêu cuối cùng là thuyết phục khách hàng tin vào thương hiệu.

Đầu tư vào nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và mức độ tương tác dựa trên một đề xuất giá trị duy nhất (UVP) có phải là giải pháp?

Nhiều người làm marketing cho rằng việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng mức độ tương tác với thương hiệu trên các nền tảng là những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của họ trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, bạn thử hình dung rằng bạn có thể nâng cao nhận thức của khách hàng hay tăng mức độ tương tác của họ với thương hiệu bằng cách nào nếu bạn không hiểu họ đang cần và suy nghĩ gì?

Trên thực tế, hơn 60% các nhà tiếp thị thiếu tự tin vào khả năng của đội nhóm của mình trong việc thu hút người tiêu dùng với định vị thương hiệu hiện tại của họ.

Bằng cách liên tục thực hiện các nghiên cứu về người tiêu dùng, người làm marketing có thể hiểu những gì đang diễn ra trên thị trường, hiểu điều gì làm cho thương hiệu trở nên có giá trị đối với khách hàng để từ đó đưa ra các đề xuất giá trị (value proposition) mới phù hợp hơn.

Về bản chất, đề xuất giá trị của thương hiệu cần trả lời 3 câu hỏi chính: thương hiệu đang làm gì, tại sao thương hiệu làm điều đó và thương hiệu làm điều đó cho ai.

Từ góc nhìn này, khi nhận thức của người tiêu dùng thay đổi, các đề xuất giá trị của thương hiệu cũng cần thay đổi. Khi tính xác thực là ưu tiên hàng đầu của khách hàng, nó nên là chiến lược trọng tâm của thương hiệu.

Tính xác thực hay độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu cần được định hướng bởi sứ mệnh.

Trong khi dữ liệu cho thấy có đến 82% khách hàng thích mua hàng từ các thương hiệu được định hướng bởi sứ mệnh (chẳng hạn như bảo vệ môi trường) và ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu theo đuổi mục tiêu này, chỉ một số ít người làm marketing tin rằng tổ chức hay thương hiệu của họ được định hướng bởi sứ mệnh.

Marketer cần thay đổi cách họ định vị và thông điệp của thương hiệu. 

Như đã phân tích ở trên, bên cạnh mục tiêu là theo đuổi tính xác thực của thương hiệu, sứ mệnh chung của người làm marketing là thường xuyên nghiên cứu cách người tiêu dùng nhìn nhận về thương hiệu để từ đó đưa ra các thông điệp cũng như định vị thương hiệu theo cách phù hợp với giá trị cảm nhận của họ.

Trong khi bối cảnh thay đổi, nhận thức về thương hiệu của khách hàng về cơ bản cũng sẽ thay đổi. Bằng cách dành thời gian hơn để thiết kế ra những giá trị phù hợp với kỳ vọng mới, thương hiệu có thể đáp ứng nhu cầu và truyền tải thông điệp một cách nhất quán hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Ha Anh

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://marketingtrips.com/brand/brand-authenticity-su-menh-moi-cua-cac-nha-marketers/

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ