Một vài chiến lược giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ
Khi nói đến việc xây dựng các chiến lược mới hay tạo ra những bước đột phá cho thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ, làm việc thông minh hơn mới là chìa khoá thay vì làm việc tích cực hơn.
Sau liên tiếp những năm khi hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, mục tiêu của không ít các doanh nghiệp giờ đây không còn là tăng trưởng hay phát triển mà chỉ đơn giản là “tồn tại” được.
Khi yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, khoảng cách giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn cũng có phần thu hẹp lại, việc tìm kiếm những cơ hội hay lợi thế kinh doanh mới đòi hỏi các doanh nghiệp cần trở nên khác biệt hơn so với đám đông còn lại.
Đối mặt với một thế giới đang thay đổi và dần được định hình lại, các doanh nghiệp hay thương hiệu cần tiếp cận các hoạt động marketing một cách chủ động hơn, sáng tạo hơn, tập trung vào chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer) và trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn.
Các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển mạnh và các giả định mới đang thúc đẩy cuộc đấu tranh sinh tồn giữa họ (và cả với các doanh nghiệp lớn).
Chỉ trong vòng 1 năm từ 2019 đến 2020, tỷ lệ các doanh nghiệp đăng ký mới tăng đến 24% trên phạm vi toàn cầu, chính vì điều này, không gian cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên chật chội và eo hẹp hơn.
Khi sự cạnh tranh này sẽ không ngừng phát triển và dưới đây là một số giả định mới, thứ có thể làm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thức tỉnh hơn và cảnh giác nhiều hơn.
- Giả định rằng mọi người tiêu dùng trong một thị trường ngách đang sử dụng cùng một tiêu chí để đánh giá và lựa chọn thương hiệu.
- Người tiêu dùng coi các thương hiệu hay đối thủ đi trước là khuôn mẫu của sự lựa chọn.
Một câu hỏi lớn được đặt ra khi này là, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể trở nên khác biệt hơn so với số còn lại, làm thế nào để thay vì lo lắng về sự cạnh tranh, họ có thể chủ động xây dựng các lợi thế cạnh tranh mới?
Hãy làm cho doanh nghiệp của bạn trở thành một lựa chọn đúng với khách hàng.
Như đã phân tích ở trên, để có thể thành công trong bối cảnh mới, điều quan trọng là các doanh nghiệp hay thương hiệu cần xây dựng cho mình các lợi thế hay rào cản riêng.
Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
- Đưa ra các tiêu chí mới nhằm mục tiêu đáp ứng các nhu cầu riêng biệt cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
- “Kéo” khách hàng của bạn vào một nền văn hóa mới phù hợp hơn với các giá trị cá nhân của họ.
- Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) thông qua các cơ hội mua hàng lặp lại.
Làm thế nào để thương hiệu có thể trở nên nổi bật hơn giữa đám đông.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh hay mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể cần những chiến lược khác biệt hoá khác nhau, dưới đây là một số lựa chọn bạn có thể tham khảo.
1. Khai thác sâu vào dữ liệu để thiết lập các tiêu chuẩn (benchmarks) mới cho sự thành công đồng thời thiết kế các giải pháp tối ưu hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong bối cảnh mới, khi quảng cáo hay các yếu tố công nghệ và tự động hoá xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy cung cấp những tương tác “mang yếu tố cảm xúc hay con người nhiều hơn” để khiến khách hàng của bạn cảm thấy họ đang được nhìn nhận theo cách mà các thương hiệu khác ít hoặc chưa làm.
Hãy lắng nghe khách hàng nhiều hơn dù đó là online hay offline, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một lợi thế mới, nơi khách hàng muốn được tương tác hay kết nối với thương hiệu.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: Điều gì làm bạn trở nên khác biệt và độc đáo? Khách hàng nào sẽ muốn những sự khác biệt đó? Và tiếp đó, làm cách nào để bạn tiếp cận những khách hàng này để cuối cùng truyền tải đến họ những thứ mà họ muốn.
2. Hãy xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng một cách toàn diện với tư cách là con người và người tiêu dùng, dựa trên các giá trị được chia sẻ.
Một chiến lược khác mà các doanh nghiệp có thể làm để tạo ra những tác động lớn hơn đó là xác định chính xác ai sẽ cần thương hiệu của họ và thương hiệu của họ đang đại diện cho điều gì (hay đang được cảm nhận như thế nào).
Hãy tự hỏi bản thân rằng: Khách hàng của bạn đánh giá cao điều gì? Dựa trên những thông tin này, hãy xác định tiêu chí quan trọng nhất khi đầu tư vào một sản phẩm hoặc dịch vụ là gì? Doanh nghiệp của bạn đang thể hiện những giá trị nào? Hay các giá trị đó được chia sẻ với người tiêu dùng của mình ra sao?
3. Tạo ra một cộng đồng mới cho thương hiệu nơi mà khách hàng muốn nói với người khác về thương hiệu của bạn.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: Làm thế nào bạn có thể dẫn dắt mọi thứ một cách có ý nghĩa và khuyến khích người khác làm điều tương tự?
Khi nói đến việc xây dựng cộng đồng, làm thế nào để bạn có thể cung cấp một không gian an toàn để khách hàng lên tiếng, hành động và kết nối với những người khác?
Tại sao việc khiến thương hiệu trở nên khác biệt hơn lại vô cùng quan trọng.
Ngoài việc doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới so với đối thủ, việc trở nên khác biệt có nghĩa là: khách hàng sẽ không chỉ ủng hộ và mua hàng nhiều lần vì họ tin rằng doanh nghiệp của bạn là lựa chọn tốt nhất cho họ, mà họ còn cảm thấy như họ thuộc về một nhóm hay cộng đồng những người cũng mua hàng từ doanh nghiệp của bạn.
Như bạn thấy đó, “Khác biệt hay là chết”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Nguồn : https://marketingtrips.com/marketing/mot-vai-chien-luoc-giup-thuong-hieu-tro-nen-khac-biet-so-voi-doi-thu/