Thương hiệu cá nhân – những người khốn khổ

0

thuong-hieu-ca-nhan-thegioibantin

Thế giới này không công bằng. Ít nhất đối với những gì do thiên nhiên ban tặng. Có người sinh ra thượng đế đã ưu đãi cho họ nhiều tài năng bẩm sinh. Ngược lại có người khổ luyện cả đời cũng chẳng làm nên cơm cháo gì. Thế giới này không cào bằng. Ít nhất đối với cái gọi là ‘xây dựng thương hiệu cá nhân”. Có người giỏi nhiều thứ dễ dàng xây dựng danh tiếng. Ngược lại có người loay hoay mãi vẫn chưa “định vị” được thương hiệu cá nhân của mình là gì.

Khi nhận xét về David Beckham, vua bóng đá Pele châm biếm rằng anh chỉ phù hợp cho giới showbiz hơn là trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Phũ phàng hơn, huyền thoại Diego Maradona đã có lần mỉa mai rất chua cay: “David Beckham à, tôi thấy anh ta quá… xinh đẹp (too pretty)”. Thật oan cho Becks. Thượng đế hào phóng ban cho anh sự hoàn mỹ về ngoại hình nhưng ngài cũng làm khổ anh vì điều đó. Đừng quên rằng khi 12 tuổi Becks đã giàn được giải thưởng kĩ năng bóng đá xuất sắc của Bobby Charlton. Nói không quá lời, cho đến nay thế giới bóng đá chưa thể tìm ra người thứ hai có “độc chiêu” lật cánh tuyệt cú mèo như chàng cựu tiền vệ cánh phải của Man United này.

Nghề của Becks là đá bóng. Anh chỉ muốn định vị bản thân là thương hiệu cá nhân gắn với độc chiêu của mình thôi. Cho đến khi giải nghệ, phần lớn thời gian của Becks là chạy trên sân cỏ, từ Manchester tời Madrid, từ Mardrid tới Los Angeles, từ LA tới Paris. Nhưng trừ những ai đam mê trái bóng tròn, phần còn lại của thế giới chỉ coi Becks là một chàng công tử đẹp trai.

Becks là “người khốn khổ” vùng vẫy trong vòng quay định vị thương hiệu cá nhân. Nhưng ít nhất đây còn là sự khốn khổ “dễ chịu”. Bởi vì nói gì thì nói, thương hiệu cá nhân của Becks vẫn rất rõ ràng đối với từng nhóm người: đàn ông yêu bóng đá thì đó là “Số 7 lật bóng số dách”; chị em phụ nữ thì đó là “quý ông lịch lãm đẹp giai vô đối”.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là nhu cầu chính đáng và cần thiết. Nhất là trong công việc và giao tiếp xã hội. Đa số chúng ta không có nhiều tài và được ông trời ưu ái như David Beckham. Nhưng nhiều người trong số “đa số” này lại giống Becks ở một điểm: là “những người khốn khổ” vùng vẫy trong việc tạo cho mình một thương hiệu cá nhân với một liên tưởng rõ ràng.

Bạn là một chuyên gia về digital marketing. Bạn đã có bao nhiêu bài viết, bao nhiêu buổi nói chuyện mang lại lợi ích cho cộng đồng? bạn là chuyên gia về PR? Bạn đã có bao nhiêu notes làm bà con ngất ngây con gà Tây? Bạn là người bán hàng rất giỏi? vậy các status chia sẻ của bạn làm cộng đồng dài cổ chờ mong? Đại loại vậy.

Bạn thực sự giỏi cái gì thì hãy loa loa cho cả xóm biết điều này. Tất nhiên chỉ nên đăng đàn thường xuyên về cái bạn giỏi nhất thôi, đừng ‘đá nhiều sân” quá kẻo làm bà con bối rối. Ví dụ đã là dân marketing, một người có thể biết cả PR, cả thương hiệu, cả quảng cáo và vài thứ khác. Nhưng “hiểu biết” khác với “hiểu biết sâu”. Bạn chỉ có thể chuyên gia thực sự trên một sân chơi cụ thể. Vì để trở thành top người giỏi nhất trên sân chơi này không dễ. Đòi hỏi nhiều trải nghiệm lắm, nhiều va vấp lắm, nhiều mồ hôi nghiên cứu lắm. Tất nhiên không loại trừ ngoại lệ một người có năng khiếu và nghề nghiệp để là chuyên gia trên hai thâm chí ngoại lệ ba lĩnh vực đi. Kể trong trường hợp này, nếu muốn xây dựng thương hiệu cá nhân thành công, anh ta cũng chỉ nên tạo dựng cho mình là kẻ dẫn đầu trên một lĩnh vực thôi. Lĩnh vực không những anh giỏi nhất, mà còn đam mê nhất, là cuộc đời của anh ta.

Những gì tôi chia sẻ ở trên là để xây dựng thành công thương hiệu cá nhân trên một lĩnh vực cụ thể. Rất đáng tiếc một số bạn có năng khiếu thực sự ở một kỹ năng cụ thể nhưng không biết đào sâu và gắn tên của mình vào lĩnh vực đó. Tất nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn “dò đường” cho hình ảnh cá nhân thì cái gì cũng phải tìm hiểu là đúng. Nhưng đừng để phân thân nhiều quá và lâu quá. Hãy khẩn trương lên, dứt khoát lên. Đừng mãi mãi chỉ là kẻ “đi dò đường”.

David Beckhams là thương hiệu cá nhân “khốn khổ” đáng thèm muốn. Vì cho dù liên tưởng anh tới bất cứ lĩnh vực nào, hình ảnh liên tưởng này đều rất sắc nét. Và quan trọng nhất, nó đều mang lại danh tiếng và tiền bạc cho anh. Nhưng tôi không nghĩ điều tương tự sẽ xảy ra đa số người thường như chúng ta.

Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân đều tuân theo các quy luật của xây dựng chiến lược thương hiệu nói chung. Một trong những quy luật dễ biết nhưng không dễ thực hiện đầu tiên bạn phải nhớ: quy luật của sự tập trung. Bạn chỉ có thể là một “thương hiệu cá nhân” thực sự trên một lĩnh vực, một sân chơi nào đấy thôi. Thậm chí hãy chọn cho mình một sân chơi rất nhỏ thôi cũng được. Miễn bạn là người chơi giỏi nhất trên sân chơi đó.

Đừng trở thành “những người khốn khổ” trong cái mỡ hỗn độn mơ hồ về xây dựng thương hiệu cá nhân.

Thegioibantin.com

Tác giả: Đức Sơn – CEO of Richard Moore Associates – www.rmoorea.com

 Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Ông Nguyễn Đức Sơn hiện là Giám đốc chiến lược thương hiệu cho Richard Moore Associates – một công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu của Mỹ. Ông Sơn là một trong những chuyên gia thương hiệu có nhiều trải nghiệm làm nghề nhất hiện nay. Ông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, tư vấn chiến lược thương hiệu và nghiên cứu thị trường; hơn 10 năm kinh nghiệm về quản trị cao cấp về điều hành doanh nghiệp. Ông từng đảm nhiệm và giữ các vị trí cao cấp liên quan đến marketing: Senior Brand Manager (nhãn hiệu bia Heineken & Tiger); Client Service Director tại Agency quốc tế về Nghiên cứu thị trường – Indochina Research.

Ông đã tham gia tư vấn cho các thương hiệu như VietJetAir, Bia Halida, bia Việt Hà, Nguyễn Kim, Pico, Effoc Coffee, Skyfarm, VPBank, PVComBank, Language Link, Eco Park, QPVN, Modern Life, Otran, Mavin, Ausreal, Kangaroos..

Ông Sơn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Marketing tại đại học Sydney (Úc).

Thegioibantin.com

Vina Aspire

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ