Báo chí Pháp đánh giá mục đích dầu mỏ trong cuộc chiến ở Libya

0

Hội nghị tái thiết Libya thời hậu Gaddafi đã diễn ra tại Paris với sự tham dự của hơn 60 nước theo đề nghị của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.

oil
Hội nghị bàn này về tương lai dân chủ của Libya hay về tương lai các hợp đồng dầu hỏa và khí đốt? Câu hỏi này làm tốn nhiều giấy mực của báo giới Pháp.

Tờ La Croix, Liberation, Le Monde, Les Echos, Le Figaro và L’Humanité vừa qua đều dành bài thông tin về hội nghị ngày 1/9 vừa qua tại Paris với những phân tích về lợi ích kinh tế của các nước “chiến thắng” trong thời hậu chiến. Nhưng đáng chú ý và xúc tích nhất là bài đăng trên nhật báo L’Humanité dưới dòng tít: “Mùi dầu mỏ bao trùm hội nghị Paris”.

Ngụ ý thực sự của Pháp đối với Libya có lẽ không gì rõ hơn qua câu nói của Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé: “Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) đã chính thức tuyên bố trong quá trình tái thiết, hội đồng này sẽ có cách đối xử ưu ái đối với các nước đã từng ủng hộ mình”. Ông Juppé cho rằng quyết định này của NTC là “hợp lý và đúng đắn”.

Không chậm trễ, Hiệp hội chủ nhân Pháp (Medef) và Phòng Thương mại Pháp – Libya sẽ tổ chức một hội nghị các doanh nghiệp Pháp tại Paris vào ngày 6/9 để bàn về các dự án của NTC. Trong khi đó, tháng 10 tới, hãng Total và nhiều công ty Pháp sẽ đến Libya.

Trong cuộc chạy đua vào thị trường béo bở này, Qatar đã chọn dầu mỏ Libya từ ngày 27/3, tức chỉ 8 ngày sau khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu tham chiến, trong lúc mà NTC đã chọn giả thuyết sẽ cho khai thác tách biệt dầu mỏ ở vùng Cyrenaique và vùng Tripolitaine, đều ở miền đông Libya. Cụ thể là, Tổng công ty dầu khí quốc gia của Qatar là Qatar Petroleum đã ký thỏa thuận với NTC về việc giao dịch dầu mỏ trong vùng do quân nổi dậy kiểm soát.

L’Humanité đánh giá Mỹ và Anh, do giữ vai trò chính yếu trong việc ủng hộ quân nổi dậy, nên hai nước này không có gì phải lo lắng. Trong khi đó, Italia từng do dự nên cũng có nhiều quan ngại. Dưới thời ông Gaddafi, tập đoàn dầu mỏ ENI của Italia là nhà khai thác dầu mỏ nước ngoài lớn nhất tại Libya. Ngay sau khi Tripoli thất thủ, Chủ tịch tập đoàn này đã lập tức đến Libya.

Bên cạnh đó, Nga và Trung Quốc cũng lo bảo toàn lợi ích kinh tế của mình. Hai nước này không tham chiến tại Libya, hơn nữa lại còn bỏ phiếu trắng khi bỏ phiếu thông qua nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an (HĐBA) và liên tiếp lên tiếng phản đối nghị quyết này. Thế nhưng, ngân sách của NTC đang trống rỗng, việc giải ngân các khoản tiền của Libya bị quốc tế phong tỏa là hết sức cấp bách. Nếu Trung Quốc và Nga dùng quyền phủ quyết, HĐBA sẽ không thể thông qua nghị quyết cho giải ngân tài sản Libya bị phong tỏa, ước tính lên đến 160 tỉ USD.

Theo L’Humanité, các vấn đề của thời hậu Gaddafi như chia chiếc bánh dầu mỏ và khí đốt, chia phần thị trường phục vụ tái thiết, thành lập và trang bị cho một quân đội chuyên nghiệp… dĩ nhiên là không được đề cập đến tại Hội nghị Paris. Tuy vậy, nó đã là đối tượng của một “cuộc chiến đấu thầm lặng” giữa những nước chiến thắng.

 

Theo RFI

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ