6 kiểu tư duy của người “làm mãi vẫn nghèo”: Không thay đổi đừng hỏi tại sao mãi không ngóc đầu lên được!

0

Tại sao người nghèo nhịn ăn nhịn mặc để tiết kiệm mà vẫn nghèo, còn người giàu thì dù có đi vay tiền tỉ, chục tỉ nhưng vẫn giàu. Bởi vì suy cho cùng người giàu và người nghèo nó khác nhau ở tư duy chứ không phải do hoàn cảnh xuất phát.

6 kiểu tư duy của người làm mãi vẫn nghèo

Không chịu thay đổi tư duy, luôn giữ trong mình tư duy nghèo thì làm bao lâu vẫn cứ nghèo, 6 kiểu tư duy này sẽ chứng minh cho điều đấy.

Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc

Thi thoảng chúng ta sẽ gặp cảnh người bán người mua dành nửa buổi để mặc cả giá bán mớ rau. Hoặc có người gặp bạn bè là đứng tám chuyện cả ngày khiến việc khác ngưng trệ. Đây chính là tư duy của những người chẳng thể giàu.

Những người không cảm thấy thời gian quý giá, chỉ biết than phiền được cho là sẽ không bao giờ có thể thoát nghèo. Người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Họ không ngừng học hỏi, xây dựng mối quan hệ, tích góp vốn để mở đường cho thành công ở tương lai.

Tiền hết có thể kiếm nhưng thời gian trôi qua chẳng thể lấy lại. Thời gian đáng giá ngàn vàng, không chỉ vì những việc đem lại ít lợi ích mà tiêu tốn nó một cách vô nghĩa.

Xem nhẹ mục tiêu cá nhân

Một món đồ có đủ 3 kích cỡ lớn, vừa, nhỏ, nhưng đều giảm giá như nhau. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người bình thường sẽ mua loại lớn vì nghĩ sẽ tiết kiệm được tiền, còn người giàu thường mua loại phù hợp với nhu cầu bản thân.

Đây là ví dụ điển hình cho tư duy của người nghèo: “Tập trung tìm kiếm lợi ích mà bỏ qua mục tiêu của bản thân”.

Một cặp vợ chồng mua nhà nhưng không đủ tiền đặt cọc. Người chồng muốn tích góp thêm thời gian nữa nhưng người vợ lại muốn mua ngay lập tức. Kết quả, họ vay mượn khắp nơi để mua nhà.

Cặp vợ chồng này ngay từ đầu đã vướng lỗi tư duy. Nguyên nhân không phải họ đủ tiền hay không, mà quan trọng là việc mua nhà thực sự cần thiết hay không. Tư duy người nghèo thường xác định có làm được việc hay không, trong khi với người giàu họ đề cao mục tiêu của hành động.

Với chuyện mua nhà, người nghèo sẽ nghĩ ngay đến những vấn đề: Đặt cọc bao nhiêu tiền? Thu nhập có đủ trả tiền vay? Mua nhà nào thì hợp túi tiền? Còn với người giàu, câu hỏi đầu tiên nảy ra trong đầu họ là: Có cần thiết mua nhà? Muốn mua thì căn nhà sẽ như thế nào? Tiếp đó họ mới triển khai kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Tự hạn chế mọi khả năng

“Sự mệt mỏi khi quyết định” là một khái niệm trong kinh tế học hành vi. Khái niệm này chỉ rõ, càng đưa ra nhiều quyết định trong thời gian ngắn, năng lượng sẽ càng cạn kiệt. Từ đó, chúng ta không còn sức để đánh giá ưu nhược điểm của một vấn đề, dẫn đến nhiều quyết định mang tính ngẫu hứng.

Ví dụ khi mua nhà, người bình thường sẽ chỉ chú trọng vào giá cả vì quen với việc so sánh giá khi mua một thứ gì đó. Bởi vậy, chọn nhà có giá trị thấp nhất, bất chấp có những yếu tố chưa hợp lý là xu hướng chung của những đối tượng này.

Tuy vậy, đây lại là cốt lõi của khái niệm “tư duy nghèo túng”. Như khi mua nhà mà có những hạng mục chưa hợp lý, dù giá trị bỏ ra thấp nhất, bạn vẫn mất nhiều tiền sửa sang. Rất có thể chẳng tiết kiệm được bao nhiêu mà còn lãng phí thêm tiền bạc. Nếu chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, rất có thể thắng được trận nhỏ nhưng thua cả cuộc chiến lớn.

Lười nhác

Lười ở đây không hẳn là lười lao động, mà còn là lười thay đổi tư duy, lười vận động, lười tham vọng.

Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngày ngày tháng tháng vẫn tiếp tục công việc đó mà không nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi để có thêm kiến thức, năng lực, lười phấn đấu để đạt vị trí cao hơn, lười thay đổi vì sợ khó, sợ vất vả.

Bên cạnh đó, có những người lười lao động, dựa vào gia đình, cha mẹ giống như cây tầm gửi để tồn tại. Người Anh từng đưa ra định nghĩa NEET (Not in Education, Employment, or Training) – một từ viết tắt để chỉ nhóm người không có học vấn, không nghề nghiệp, hay không được đào tạo.

Họ không đóng góp sức lao động cho xã hội mà tách ra khỏi sự cạnh tranh xã hội, không có thu nhập kinh tế, hoàn toàn ký sinh vào gia đình. Những người như vậy không thể nào có một cuộc sống độc lập, chủ động, mà mãi mãi dựa vào người khác để qua ngày. Sự lười biếng này khiến họ mãi mãi là thành phần ký sinh, nghèo khó trong xã hội.

Luôn suy nghĩ tiêu cực

Nếu có một ngọn núi trước mặt, người tư duy nghèo nàn sẽ nghĩ ngay đến những trở ngại, dễ buông xuôi. Khi được giao nhiệm vụ liên hệ với đối tác, họ sợ thất bại, sợ bị từ chối hoặc bị người khác xem thường. Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ chẳng thể tiến bộ.

Với người giàu, khi gặp bất cứ vấn đề gì, dù khó khăn đến đâu họ đều tin rằng bản thân sẽ làm được, đồng thời nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Khi ai đó xung quanh thành công, người giàu sẽ tìm cách thiết lập mối quan hệ và học theo các chiến lược của người này. Còn với người nghèo, khi nghe tin người khác thành công, họ sẽ phán xét, chế giễu, thậm chí là so sánh họ ngang hàng với mình.

Suy nghĩ này sẽ khiến người nghèo không thể nào thoát khỏi thế giới của họ vì năng lượng tiêu cực rất dễ lan truyền.

An phận và không dám chấp nhận rủi ro

Nhiều người bằng lòng với cuộc sống hiện tại, luôn nghĩ mọi việc ổn định thì sẽ bình yên. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn. Đau ốm, tai nạn, mất việc… luôn xảy ra bất ngờ, đủ để hủy hoại cuộc đời ai đó.

Nếu bạn không có tiền, chẳng có gì được gọi là an toàn. Nếu nghèo mà không dám chấp nhận rủi ro thì cuộc sống chẳng có lối thoát. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro không giống như đánh bạc. Bạn cần có tinh thần sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm, kể cả khi đang an toàn và luôn dũng cảm tiến lên phía trước.

Người nghèo tập trung vào những trở ngại và người giàu tập trung vào cơ hội. Người nghèo luôn đưa ra những lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi, họ luôn tìm kiếm những điều sai trái trong mọi tình huống hoặc những sai sót có thể xảy ra.

Thay vì tìm cách kiểm soát, vượt qua thì họ lại suy nghĩ quá nhiều về các trở ngại này, từ đó mất tự tin và không muốn chấp nhận rủi ro.

Tư duy quyết định đẳng cấp. Bởi vậy, muốn thay đổi vận mệnh, cần thay đổi từ chính tư duy.

Theo 360doc, aboluowang



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://baihoc.com.vn/lam-giau/6-kieu-tu-duy-cua-nguoi-lam-mai-van-ngheo-khong-thay-doi-dung-hoi-tai-sao-mai-khong-ngoc-dau-len-duoc.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ