Bill Gates bỏ học mà vẫn thành công, vẫn thành tỷ phú: Bạn nhầm! Tất cả đều có lý do của nó!

0

Bill Gates đã tạo nên đế chế hùng mạnh là Microsoft, trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới dù ông ấy đã bỏ học giữa chừng… nhưng là ở Harvard, IQ của ông là 160, đạt đạt 1590/1600 SAT. Hơn nữa, mẹ ông chính là Giám đốc Ngân hàng West Coast, Chủ tịch UBĐH United Way, tổ chức phi lợi nhuận lớn trên thế giới. Bố ông là Chủ tịch một hãng luật nổi tiếng thời bấy giờ.

Con trai hỏi: Bill Gates bỏ học mà vẫn thành tỷ phú, tại sao bắt con phải học? Nữ nhà văn trả lời thấm thía, phụ huynh đọc xong lưu lại ngay nhé

Nhắc đến Bill Gates, ai cũng có thể trả lời vanh vách rằng ông là một doanh nhân, nhà từ thiện, tác giả nổi tiếng người Mỹ. Bill Gates là chủ tịch, đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft. Nhiều năm qua, ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Bên cạnh đó, chuyện học hành của nhà sáng lập Microsoft cũng thu hút sự chú ý và luôn được đem ra bàn tán. Năm 1973, Bill Gates từng đạt 1590 điểm trong kỳ thi SAT và được nhận vào Đại học Harvard.

Tuy nhiên năm đầu tiên, Gates dành phần lớn thời gian trong phòng máy tính thay vì lên giảng đường như các sinh viên khác. Đến năm 1975, ông bỏ học Harvard và cùng người bạn Paul Allen thành lập nên Microsoft.

Ông trở thành hình mẫu của rất nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi vào giáo dục. Những người này cho rằng, nếu các tỷ phú đều không cần bằng đại học thì bằng cấp với họ cũng là điều không cần thiết.

Không hiếm học sinh, sinh viên có lối suy nghĩ học giỏi chưa chắc đã thành công, có đứa bỏ học nhưng ra đời kiếm tiền hơn cả á khoa, thủ khoa danh giá. Làm thế nào để cho con cái hiểu giá trị của chuyện học không phải là điều dễ dàng.

Con trai 15 tuổi của nhà văn nổi tiếng Đài Loan, Long Ứng Đài cũng nằm trong số đó. “Bill Gates không học cao mà vẫn thành tỷ phú. Vậy tại sao bắt con phải học”, cậu bé hỏi mẹ. Trước câu hỏi khó của con, nữ nhà văn đã trả lời như sau:

“Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận. Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc”, nhà văn nói.

Trong tác phẩm Dear Andre, nữ nhà văn cũng đã có một câu tương tự, được nhiều người coi như một trích dẫn kinh điển để giáo dục con cái.

“Con ơi, mẹ yêu cầu con chăm chỉ học hành không phải vì muốn con so sánh điểm số với người khác mà vì mong tương lai con được quyền lựa chọn, lựa chọn công việc có ý nghĩa với thời gian, thay vì bị ép buộc.

Khi công việc của con có ý nghĩa trong trái tim, con có cảm giác hoàn thành. Khi công việc mang lại cho con thời gian và không lấy đi cuộc sống của con, con có phẩm giá. Cảm giác hoàn thành và phẩm giá mang lại cho con hạnh phúc”.

Con trai lớn Andre của nữ nhà văn sau đó được nhận vào Khoa Kinh tế của Đại học Hồng Kông. Sau khi tốt nghiệp đại học, Andre đến làm việc tại Vương quốc Anh và trở thành giám đốc điều hành của một ngân hàng ở Vương quốc Anh, được tự do tài chính và có nhiều thời gian để lựa chọn.

Cũng với câu hỏi: “Con không muốn đi học nữa, học để làm gì?”, một người bố nông dân đã trả lời con đơn giản nhưng vô cùng dễ hiểu.

“Một cái cây nhỏ được nuôi trong một năm, khi đốn xuống, nó chỉ có thể làm hàng rào hoặc củi đốt. Nếu được nuôi trong 10 năm thì có thể làm xà gồ. Nhưng nếu cái cây đó được nuôi trong 20 năm thì thật tuyệt, nó có thể được làm mọi thứ, từ vật dụng gia đình cho đến các đồ nội thất cao cấp khác.

Giống như con, nếu con tốt nghiệp tiểu học và ở nông thôn, con có thể làm nông dân. Nếu con ở thành phố con có thể đi làm bảo vệ, thợ xây hoặc đi bán hàng rong khắp phố. Nếu con tốt nghiệp trung học cơ sở, con có thể biết làm một số thao tác về cơ khí.

Nếu con tốt nghiệp trung học phổ thông, con có thể biết sửa chữa cơ khí. Nếu con tốt nghiệp đại học, con có thể thiết kế cầu đường và các tòa nhà. Nếu con tốt nghiệp thạc sĩ, con có thể phát minh ra những thứ mà chúng ta chưa có”.

Trở lại câu chuyện của Bill Gates, trên thực tế, tuy có sự nghiệp lẫy lừng sau khi bỏ học, nhưng theo Bill Gates thì: “Một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công”. Bill Gates cũng xuất thân trong một gia đình vô cùng danh giá ở Seattle.

Cụ cố nội ông là người sáng lập Ngân hàng Quốc gia thành phố Seattle, từng là bạn thân của chính khách huyền thoại William Jenning Bryan và John Pershing – Vị tướng lừng danh của quân đội Mỹ thời Thế chiến thứ nhất.

Mẹ ông – Bà Mary Gates được báo chí địa phương gọi là “nhân vật vai vế”. Bà là Chủ tịch Ủy ban điều hành United Way toàn quốc, quản trị viên một trường đại học, giám đốc Ngân hàng West Coast. Bố Gates, ông William H. Gates được gọi là “nhân vật trụ cột của công chúng” với vai trò chủ tịch một hãng luật nổi tiếng.

CÁI GÌ CŨNG CÓ LÝ DO VÀ CƠ SỞ CỦA NÓ CẢ!

Hãy cố gắng và nỗ lực trên chính cuộc đời của bạn thôi, đừng so sánh hay ganh tỵ với bất kỳ ai khác.
Bởi vì cuộc đời của họ cũng khác bạn rất nhiều!

————-
Em muốn thành công như Bill Gates và câu chuyện đáng để chúng ta suy ngẫm!

Một giảng viên tài chính đã trò chuyện với nhiều sinh viên tại một buổi giao lưu.

Sinh viên hỏi:

– Thưa thầy, em muốn được thành công như Bill Gates thì phải làm thế nào?

Giảng viên hỏi lại:

– Em có biết ông ấy thành lập công ty nào không?

– Em biết, đó là Microsoft ạ.

– Vậy em có biết Bill Gates đã học trường nào không?

– Ông ấy từng học Harvard, nhưng đã bỏ học giữa chừng. Cho nên người có năng lực thì không nhất thiết phải học đại học nữa đúng không thầy?”

Giảng viên hỏi tiếp: Vậy em có biết ai là người hợp tác đầu tiên với Bill Gates hay không?

– Dạ…

Giảng viên tiếp:

– Là IBM. Em có biết tại sao IBM hợp tác với một công ty nhỏ bé vừa thành lập hay không? Vì mẹ của Bill Gates là Chủ tịch ủy ban điều hành United Way toàn quốc, người đã trực tiếp giới thiệu con trai với Giám đốc IBM.

Sau khi sinh viên đó ngồi xuống suy ngẫm, một người khác lại đứng lên hỏi giảng viên tiếp:

– Thưa thấy, vậy còn Warren Buffett thì sao ạ?

Giảng viên cười:

– Em có biết tỷ phú Buffett bắt đầu đầu tư chứng khoán từ năm bao nhiêu tuổi không?

– Năm 11 tuổi ạ!

– Đúng thế! Vậy em nghĩ tại sao một đứa trẻ 11 tuổi có thể mua cổ phiếu ở sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ?”

Sinh viên ấp úng:
– Dạ…

Giảng viên mỉm cười:
– Đó là bởi vì cha ông ấy là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ!

Bài học rút ra:
– Hoàn cảnh của mỗi người mỗi khác, bạn không thể lấy thành quả của người ta để áp đặt lên bản thân mình.
– Họ được cha mẹ cho mối quan hệ. Kiến thức có thể học dần, nhưng mối quan hệ tốt rất tốn kém mà chưa chắc mua được.
– Hãy cố gắng thay đổi cuộc đời của chính bạn đi, đừng so sánh, ghen tỵ với ai khác vì cuộc đời của họ cũng khác bạn rất nhiều!

Đừng bỏ học vì nghĩ mình có thể trở nên giàu có như tỷ phú Bill Gates

Trong những năm gần đây, thế giới liên tiếp bị xoay chuyển bởi một thế lực mới, thế lực này có những luận điểm của riêng mình, có những bí quyết thành công riêng và đồng thời là những phát ngôn có phần hơi ngông cuồng, chúng ta đang nhắc tới những người bỏ học để lập nghiệp.

Khi nói chuyện với một ai đó quyết định bỏ học để lập nghiệp thì nào là Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Michael Dell lần lượt được xướng tên. Đây đều là những tượng đài “thất học” và trở thành niềm tin cho những người bỏ học lập nghiệp để họ có cơ sở mong một tương lai khởi sắc hơn.

Mặc dù vậy, những người bỏ học ngoài nêu được điểm chung của các vĩ nhân trên, thứ mà họ không để tâm tới quá trình mà những cá nhân trên đạt được thành công. Thứ mà họ không nhìn thấy là khoảng thời gian tự rèn luyện khổ cực, những ngày làm việc không ngừng nghỉ và quan trọng nhất chính là một kế hoạch hoàn hảo, trí thông minh hơn người cũng như những quan hệ không phải ai cũng có.

Tất cả những yếu tố nhỏ trên giúp họ đạt được thành công như ngày hôm nay chứ không phải là tự tin bỏ học để lập nghiệp.

Theo thống kê của Forbes, trong số 400 người tự lập nghiệp giàu nhất thì chỉ có 63 cá nhân từ bỏ đại học hoặc những trường học cao hơn. Mặc dù vậy, 337 người còn lại có ít nhất 1 bằng đại học và trong số 63 người bỏ học nêu trên, đa phần họ đều tham gia học những trường có tiếng sau đó từ bỏ.

Bill Gates cùng Mark Zuckerberg bỏ học, nhưng trước khi bỏ học họ đã theo học tại Havard, học đủ số môn mình cần, họ chỉ không có bằng mà thôi nên đừng nghĩ rằng bỏ học tại một trường bình thường với kiến thức ít ỏi có thể giúp bạn thành công trên thương trường.

Mark Zuckerberg là một gã thất học, không ai phủ nhận. Nhưng trước khi thất học, anh ta đã từng mòn quần trên giảng đường của Harvard.

Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng việc dừng học giữa chừng giúp họ thăng tiến và phát triển tốt hơn trong quá trình kinh doanh. Vậy, hãy cùng điểm qua một số lý do mà những người bỏ học thường nêu ra để bào chữa cho hành động của mình.

Bỏ học là gì?

Khái niệm này khá đơn giản, những người bỏ học là những người chọn lối đi riêng cho cuộc sống của mình, họ quyết định không tới trường, không học tập tới cùng để lấy bằng cấp mà bắt đầu quá trình làm việc hay khởi nghiệp mà họ mong muốn.

Những người bỏ học được chia làm 2 loại chính, loại đầu tiên là những người bỏ vì không thấy lợi ích trong tương lai sau khi tốt nghiệp. Thường thì loại này có gia đình khá giả, điều kiện kinh tế ổn nên họ chấp nhận đánh đổi bằng cấp trong trường để chạy theo một tương lai không rõ ràng.

Ví dụ điển hình nhất của loại đầu tiên là Bill Gates cùng Mark Zuckerberg khi mà họ bắt đầu các sản phẩm khởi nghiệp của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thần tượng của giới bỏ học Bill Gates cùng Mark Zuckerberg đều có gia đình khá giả và nếu giả sử Microsoft cùng Facebook thất bại, họ vẫn có được sự hỗ trợ từ gia đình để tiếp tục khởi nghiệp.

Điểm khác của 2 nhân vật này là họ không bị vướng bận về tài chính đồng thời họ có gia đình hỗ trợ nếu như thất bại, chính vì thế việc học tập lại ở trường không giúp họ tiến xa hơn trong tương lai. Mặc dù vậy, các kiến thức tại Harvard đều giúp hai tỷ phú trên có được nền tảng cơ bản cho các phát triển sau này của bản thân.

Loại tiếp theo là những người buộc phải rời ghế nhà trường do điều kiện không cho phép, họ không có đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục học hay phát triển theo hướng ổn định mà buộc phải nghỉ học để duy trì cuộc sống.

Điển hình nhất của loại này chính là Steve Jobs khi trong quá trình học, ông gặp phải nhiều vấn đề về tài chính cũng như muốn giúp đỡ gia đình, ông có thể tiếp tục học nhưng gia đình gặp khó khăn hơn hoặc bỏ học với hi vọng sẽ thay đổi tương lai. Và ai cũng biết ông đã chọn con đường đầy khó khăn nhưng mang lại vinh quang cho bản thân.

Steve Jobs xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, để ông học đại học, cha mẹ ông đã chi toàn bộ số tiền họ tiết kiệm trong thời gian dài. Chính vì thế thay vì học đủ các môn, Steve Jobs chọn những môn mà ông cho là cần thiết sau đó bỏ sau 2 năm theo học.

Tại sao có quá nhiều người bỏ học lập nghiệp?

Những người bỏ học đều cho rằng trường học không cung cấp được những gì họ cần, kiến thức trong trường lớp hạn chế khả năng phát triển của mỗi cá nhân và họ cho rằng thực tế quan trọng hơn bất kì lý thuyết nào trên đời.

Điều này đúng một phần khi mà không phải bất kì kiến thức nào trên trường lớp cũng có thể áp dụng vào cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Mặc dù vậy, rất nhiều kiến thức cơ bản khác được đào tạo trong trường đại học sẽ giúp xây dựng nền móng vững vàng ở bất kì công việc hay ngành nghề nào.

Đây là Anne Beiler và bà bỏ học từ cấp 3 để thành lập chuỗi cửa hàng Auntie Anne’s sau đó trở thành triệu phú, thế nhưng chẳng mấy ai biết tới nữ doanh nhân thành công này.

Cần lưu ý thêm, những người bỏ học lập nghiệp không đồng nghĩa với việc họ dừng tích luỹ thêm kiến thức. Điểm khác là họ tích luỹ có chọn lọc và tin rằng những thứ họ tiếp thu sẽ giúp họ trong tương lai, bỏ học không có nghĩa với ngừng học.

Nếu bạn thần tượng Bill Gates hay Mark Zuckerberg, cần biết rằng họ chỉ bỏ học khi mà sản phẩm khởi nghiệp đã phát triển đến mốc họ mong muốn, họ biết rằng mình sẽ thành công với sản phẩm nên quyết định bỏ, nếu như bạn có ý tưởng tốt nhưng sản phẩm hoạt động không đúng hướng, tốt nhất đừng bỏ học vì nó có thể sẽ là cơ hội cuối cùng của bạn trong cuộc sống.

Đừng nghĩ bỏ học sẽ thành tài

Đa phần những người bỏ học đều có các ý tưởng vượt trội có thể mang lại khối tài sản khổng lồ cho bản thân. Thế nhưng, hãy ngưng ảo tưởng vì khả năng thành công của ý tưởng này còn chưa rõ ràng, chẳng ai chắc chắn sản phẩm ngày nào sẽ thành công và mang lại số tiền lớn nhưng họ có thể chắc chắn rằng không có bằng đại học đồng nghĩa với những sức ép lớn trong tương lai.

Để kể về những người bỏ học mà vẫn thành tài thì rất khó nhưng những người có bằng cấp và thành đạt lại chẳng khó khăn gì, thêm vào đó họ chiếm số lớn trong danh sách những người tự lập nghiệp giàu nhất thế giới, ví dụ như Warren Buffett chẳng hạn.

Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, bỏ học đôi khi cũng mang tới một số lợi thế so với những người chấp nhận hoàn thành quá trình học tập tại trường. Những người bỏ học sẽ có kinh nghiệm thực tế sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, có khả năng chọn lọc kiến thức để tích luỹ sâu hơn.

Trong khi bạn bè còn đang cắp sách tới trường, những người bỏ học đã phải đối mặt với áp lực “cơm áo gạo tiền” và điều này buộc họ phá cách, làm những việc không tưởng.

Tại sao những người thành công lớn đều bỏ học?

Nếu nghĩ rằng đại đa số những người thành công đều bỏ học lập nghiệp, bạn nhầm rồi. Những người bỏ học lập nghiệp chỉ là số rất ít so với những người đã tốt nghiệp và có kiến thức chuyên sâu.

Nhìn lại trong danh sách của Forbes phía trên, có tới 337 người trong top 400 tốt nghiệp đại học , đừng nghĩ chỉ vì họ đi theo con đường truyền thống là họ không thành công.

Những người bỏ học luôn thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng vì nó đi ngược với những gì chúng ta nghĩ. Những người bỏ học lập nghiệp cũng vậy, nếu họ thành công, họ sẽ mang lại nguồn cảm hứng cho rất, rất nhiều người.

Thế nhưng đằng sau những thành công đó lại là hàng triệu người thất bại, u uất với cuộc sống chỉ vì bỏ học.

Những người bỏ học thành tài đều có trí thông minh hơn người, khả năng lãnh đạo theo bản năng và những tố chất cơ bản của họ đều vượt trội hơn so với người bình thường.

Học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công, thế nhưng nó là con đường ngắn nhất, chắc chắn nhất và an toàn nhất để đạt được những gì con người mong muốn, đừng bỏ học vì nghĩ mình có thể trở thành Bill Gates!

Tổng hợp



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tapchithanhcong.org/thanh-cong/bill-gates-bo-hoc-ma-van-thanh-cong-van-thanh-ty-phu-ban-nham-tat-ca-deu-co-ly-do-cua-no.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ