“Bậc thầy mưu trí” Trang Tử thời Chiến Quốc nói ra 10 câu, hậu nhân ngàn năm ai hiểu được chắc chắn làm nên nghiệp lớn
Nếu bạn nắm bắt được 10 câu nói đắt giá này của Trang Tử, sẽ giúp bạn tránh đi đường vòng vô ích và mất thời gian, đường tới thành công cũng từ đấy mà nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Trang Tử, tên thật của ông là Trang Chu, là một đại biểu của Đạo giáo, ông còn được gọi là “Lão Trang” cùng với Lão Tử. Văn xuôi của Trang Tử có một phong cách lãng mạn rất hiếm có trong văn xuôi cổ đại, có một không hai trong lịch sử văn học Trung Quốc và có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học đời sau này.
Dưới đây là 10 câu nói nổi tiếng của ông, thể hiện tư tưởng, ý nghĩa sâu xa của Trang Tử:
1. “Mộc dữ mộc tương ma tắc nhiên, kim dữ hỏa tương thủ tắc lưu”.
Khi quay bánh xe gỗ, các thanh gỗ sẽ ma sát vào nhau khiến chúng bị cháy lên. Khi chúng ta đốt lửa lò sau đó cho kim loại vào thì kim loại sẽ nóng chảy.
Câu nói này khuyên chúng ta phải thuận theo tự nhiên, mỗi người, mỗi vật đều có tánh tự nhiên không thể ép được. Nếu biết lựa theo, thuận theo tự nhiên thì sẽ đạt được hạnh phúc, còn làm trái thì thành ra tương khắc tự cản trở mình.
2. “Thời vũ hàng hĩ, nhi do tẩm quán, kỳ vu trạch dã, bất diệc lao hồ”.
Đúng vào lúc trời mưa thì lại đi lấy nước bể để tưới cây, so với việc nước mưa tưới ướt cho vạn vật, thì chẳng là một sự lãng phí công sức hay sao? Câu nói này cũng khuyên chúng ta rằng đừng nên làm những việc vô ích.
3. “Phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi”.
Chân của loài vịt trời tuy ngắn, nhưng nếu nối liền một đoạn chúng sẽ rất ưu phiền. Dù cho chân của hạc rất dài nhưng nếu cắt đi một đoạn thì sẽ rất bi thương. Điều này để nói với chúng ta rằng những gì phù hợp với bản thân chúng ta là tốt nhất, đừng ghen tị và bắt chước người khác.
4. “Mỹ thành tại nhân, ác thành bất cập cải”.
Thói quen tốt được hình thành qua quá trình luyện tập lâu dài, một khi đã hình thành thói quen xấu thì rất khó bỏ. Điều này muốn nói với chúng ta rằng bình thường chúng ta cần phải chú ý để hình thành những thói quen tốt cho bản thân.
5. “Tai nhân giả, nhân tất phản tai chi”.
Nếu bạn mang tai họa đến cho người khác thì người khác cũng sẽ mang lại bất hạnh đến cho bạn. Điều này muốn nói với chúng ta rằng làm người chúng ta nên làm nhiều việc thiện hơn, và nếu chúng ta làm điều ác thì sớm muộn gì cũng sẽ bị trừng phạt.
6. “Hảo diện dự nhân giả, diệc hảo bối nhi hủy chi”.
Người mà trước mặt thì thích nịnh nọt, tâng bốc thì cũng sẽ là người thích nói xấu sau lưng người khác. Câu này muốn nói với chúng ta rằng đừng để bị mê hoặc, lừa dối bởi những lời xu nịnh của người khác, nhất định phải cảnh giác trước những kẻ lời ngon tiếng ngọt.
7. “Chí nhạc vô nhạc, chí dự vô dự”.
Trong cuộc sống, vào lúc chúng ta vui vẻ nhất thì bản thân không cảm nhận được hạnh phúc, lúc đạt được danh tiếng thì bản thân cũng không cảm nhận được tiếng tăm.
Chúng ta làm việc gì cũng cần phải khiêm nhường, đừng đặt nặng vấn đề vui vẻ hay hạnh phúc. Có thể đạt được cảnh giới tĩnh tại như vậy thì mới coi là thực sự có được hạnh phúc, danh tiếng đối với con người cũng vậy.
8. “Đạo ẩn vu tiểu thành, ngôn ẩn vu vinh hoa”.
Ý kiến chủ quan, phiến diện sẽ làm cản trở việc tìm ra chân lý. Lời nói khoa trương thì dễ che lấp đi sự thật. Điều này nói với chúng ta rằng khi làm bất cứ việc gì thì cần phải suy nghĩ toàn diện từ nhiều mặt, đừng để sự chủ quan phiến diện khiến chúng ta trở lên mù quáng.
9. “Tha quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ”.
Tình bạn với người quân tử trong như dòng nước tinh khiết, còn giao tình với kẻ tiểu nhân thì ngọt giống như vị ngọt của rượu vậy. Tình bạn của những người quân tử không vì lợi ích mà quan tâm đến nhau, còn giao tình giữa những kẻ tiểu nhân thì hầu hết là vì lợi ích. Sau những lợi ích, người với người chỉ như mây khói mà thôi.
10. “Phàm nhân tâm hiểm vu san xuyên, nan vu tri thiên”.
Lòng người nham hiểm hơn cả núi sông, hiểu lòng người còn khó hơn là hiểu về trời đất. Đây có lẽ là cái gọi là lòng người nham hiểm, biết mặt nhưng không biết lòng.
Tư tưởng của Trang Tử có ảnh hưởng sâu rộng đến triết học, nghệ thuật và tôn giáo của các thế hệ sau này ở Trung Quốc. Nội dung tư tưởng sâu sắc và trình độ văn học tuyệt vời có trong cuốn “Trang Tử” đã có ảnh hưởng sâu sắc và to lớn đối với các nhà tư tưởng và nhà văn các thế hệ sau này.
Theo Trí thức trẻ
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://tapchithanhcong.org/danh-ngon/bac-thay-muu-tri-trang-tu-thoi-chien-quoc-noi-ra-10-cau-hau-nhan-ngan-nam-ai-hieu-duoc-chac-chan-lam-nen-nghiep-lon.html