Tưởng rằng công nghệ kéo cả thế giới lại gần, riêng ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói “CNTT quả thực đã làm hỏng chúng ta! Tưởng là kết nối, nhưng thực ra là cắt đứt”

0

Trong khi cả thế giới đắm chìm trong công nghệ và mạng Internet thì giới siêu giàu dường như lại đứng ngoài cuộc. Chẳng hạn như quan điểm “vua cafe” Đặng Lê Nguyên Vũ, đã ngồi cạnh nhau thì đừng chụp ảnh rồi lại post cho nhau xem.

Khi xã hội ngày càng hiện đại thì dường như cuộc sống của con người càng phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ. Có vẻ như từ lâu, chúng ta đã quá quen với hình ảnh cả gia đình mỗi người đều “cắm mặt” vào một chiếc điện thoại smartphone mà không cần nói chuyện với nhau. Hay một nhóm bạn cùng ngồi uống cafe nhưng ai cũng có việc riêng trong thế giới “ảo” của mình.

Vô tình, chiếc điện thoại trở thành bức tường chia cắt con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh.

Nhiều năm trước, trong bài phỏng vấn với Tạp chí Đẹp, ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên (được mệnh danh là “vua” cà phê) đã đưa ra góc nhìn về vấn đề này mà đến hôm nay vẫn được cộng đồng mạng nhắc lại. Nguyên văn đoạn hội thoại như sau:

“– Một người như thế nào thì bị anh coi là khùng?

– Là ngồi trước mặt nhau còn… chụp ảnh nhau rồi post cho nhau xem.

– Không chừng còn comment và like nữa nhé!

– Thấy chưa, công nghệ thông tin quả thực đã làm hỏng chúng ta! Tưởng là kết nối, nhưng thực ra, cắt đứt. Khi phương tiện bị biến thành mục đích, thì đó là khùng!”

Khoảng một thập niên trước, các nhà xã hội học từng lo ngại việc hạn chế người thu nhập thấp tiếp cận công nghệ có thể gây nên bất bình đẳng trong xã hội. Điều đó không còn đúng ở thời điểm hiện tại nữa. Một cuộc điều tra vào năm 2017 tại Mỹ cho thấy 70% gia đình có thu nhập thấp sở hữu ít nhất một chiếc máy tính trong nhà, và tỷ lệ trẻ em Mỹ dưới 8 tuổi sở hữu máy tính bảng đã tăng lên 50 lần trong 10 năm qua. Nhưng ngay cả khi toàn thế giới chìm đắm trong đồ công nghệ, giới siêu giàu dường như vẫn đứng ngoài vòng quay đó.

Theo Mirror, gia đình nhà Gates có nguyên tắc rất rõ ràng về kiểm soát việc sử dụng công nghệ. Đó là các con của Bill Gates không được phép sử dụng iPhone, iPad, các thiết bị điện tử nói chung cho đến năm 14 tuổi.

Bà Melinda Gates cũng xác nhận thông tin trên và nói đây là quyết định hai vợ chồng đồng thuận đưa ra nhằm giúp con cái phát triển tốt nhất trong tương lai.

“Trong nhà chúng tôi, trẻ con không được dùng điện thoại thông minh”, bà Melinda Gates khi vẫn còn là vợ của Bill chia sẻ. “Tôi và chồng mình cho con tiền tiêu vặt nhưng không bao giờ mua điện thoại cho chúng. Ngay cả máy vi tính cũng chỉ có đúng một chiếc trong nhà. Bọn trẻ chỉ được dùng cho mục đích học tập, và mỗi lần mở máy đều phải xin phép bố mẹ. Tôi biết các con của mình không thích điều đó, nhưng sau này chúng sẽ dần nhận ra ý nghĩa của việc tránh xa đồ dùng công nghệ”.

Tương tự Gates, Steve Jobs lúc sinh thời cũng cấm các con sử dụng đồ công nghệ ở nhà. Thật khó tưởng tượng con cái của nhà sáng lập Apple lại chưa bao giờ được dùng điện thoại iPhone hay máy tính bảng iPad.

Trong cuốn tiểu sử về cựu sáng lập Apple, nhà văn Walter Issacson tiết lộ nguyên tắc của Steve là tập trung vào thời gian cho gia đình. Do đó, tất cả thành viên đều chủ yếu kết nối, trò chuyện với người thân hoặc đọc sách. Họ tuyệt nhiên không dùng điện thoại hay máy tính trong khoảng thời gian quý báu này.

“Mỗi tối, khi đã bước vào bàn ăn, gia đình Steve luôn cùng nhau ngồi quây quần bên chiếc bàn bếp lớn. Ông nói về sách, lịch sử và nhiều thứ khác. Không một ai thấy iPad, iPhone hay máy tính ở khu vực này. Các con của Steve càng không mảy may quan tâm chúng phải nhắn tin hay lướt mạng vào giờ đó làm gì”, cây bút tiết lộ.

Mark Zuckerberg có thói quen “lướt mạng” nhiều hơn so với các tỷ phú khác. Việc này cũng dễ hiểu bởi anh chính là “cha đẻ” của Facebook. Nhưng vị tỷ phú 36 tuổi chưa bao giờ ngồi xem quá một giờ đồng hồ mỗi ngày. Anh vẫn duy trì thói quen chạy bộ, đọc sách, cũng như giúp vợ chăm con. Thậm chí, khi Facebook ra mắt ứng dụng chuyên dành cho trẻ em, bản thân Zuckerberg lại không cho con mình dùng.

Cựu biên tập viên trang công nghệ Wired Chris Anderson, CEO công ty sản xuất máy bay không người lái 3D Robotics cho hay ông trực tiếp nhìn thấy sự nguy hiểm của công nghệ. Đó là các nội dung độc hại như khiêu dâm, bạo lực học đường. Tỷ phú công nghệ và vợ thừa nhận đã “nghiện” điện thoại nên không muốn các con tiếp tục cuốn vào vòng xoay này.

Trong khi đó, CEO OutCast Agency (chuyên về makerting và cộng đồng công nghệ), Alex Constantinople, tiết lộ với New York Times con trai út của bà không được phép sử dụng thiết bị công nghệ. Hai con đầu được dùng điện thoại 30 phút mỗi đêm trong những ngày đi học.

Một ví dụ thú vị khác là Waldorf, trường tư danh giá bậc nhất tại thung lũng Silicon thậm chí còn cấm các học sinh dưới 11 tuổi mang đồ điện tử đến trường.

Mặt trái của công nghệ

Theo trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic, việc lạm dụng, sử dụng quá nhiều các thiết bị công nghệ gây tổn hại thị lực, gây nhức mắt, mỏi mắt và có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó tập trung, chảy nước mắt, khô, ngứa, nóng rát hoặc đau mắt. Việc lạm dụng quá mức cũng có thể gây mờ mắt, song thị và tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng.

“Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ gọi đây là hội chứng thị giác màn hình hay còn gọi là mỏi mắt kỹ thuật số. Những người sử dụng điện thoại, máy tính trên hai giờ liên tục mỗi ngày có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này”, trung tâm Mayo Clinic cho biết.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ. Nguyên nhân là do bước sóng ngắn và ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ màn hình điện thoại và máy tính làm chậm đồng hồ sinh học, ngăn chặn sự giải phóng melatonin, loại hormone tự nhiên có tác dụng điều hòa chu kỳ thức-ngủ của cơ thể.Ánh sáng màu xanh có thể làm gián đoạn quá trình đó, làm cho bạn không thể đi ngủ theo thời gian hợp lý.

Mất ngủ sẽ có một số tác động tiêu cực lên não. Nếu không ngủ đủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, tâm trạng của bạn sẽ ngày càng xấu đi, giảm tập trung trong công việc và các vấn đề liên quan tới khả năng ghi nhớ, chưa kể đến việc một số mô não bị chết.

Nhà tâm lý học Doreen Dodgen-Magee cho biết, trung bình, một người trưởng thành ở Mỹ dành hơn 11 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ. Điều này gây tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của người dùng.

Dành quá nhiều thời gian trên internet có thể gây ra những thay đổi trong não không khác gì những người lệ thuộc ma túy và rượu, theo một nghiên cứu năm 2012. Người nghiện internet, đáng chú ý nhất là game thủ, là những người có thể bỏ ăn, trốn học và không ngủ để chơi.

Những người này có vùng trắng và xám bất thường trong bộ não, bị tổn thương các vùng liên quan đến xử lý cảm xúc cũng như điều tiết sự chú ý và ra quyết định. Người nghiện rượu và nghiện ma túy có bất thường não bộ rất giống như vậy, nghiên cứu cho hay.

Tôi đã thấy những người rời xa giảng đại học mà không có bằng cấp trong tay, hoặc cuộc hôn nhân của họ bị phá vỡ vì nghiện game trực tuyến”, tiến sĩ Henriette Bowden Jones, người điều hành một bệnh viện dành cho người nghiện internet tại Anh, nói với The Independent.

Khi sử dụng điện thoại, máy tính, chúng ta thường nằm hoặc ngồi trên bàn làm việc, trên ghế hoặc trên giường trong một thời gian dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một lối sống ít vận động như vậy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, ung thư ruột kết và béo phì.

Tổ chức này cũng cho biết: “60% đến 85% người dân trên thế giới – cả ở những nước phát triển và những nước đang phát triển – đều có lối sống ít vận động. Điều này đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được giải quyết trong thời đại chúng ta”.

Ngoài vấn đề sức khỏe, một mặt trái nghiêm trọng khác được nhắc đến rất nhiều trong những năm qua đó chính là rò rỉ thông tin cá nhân.

Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào năm 2018, Mark Zuckerberg thừa nhận các ứng dụng như Facebook, Instagram được thiết lập để khai thác, thậm chí nghe lén mọi cuộc chuyện trò của người sử dụng. Việc này vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi người sử dụng gỡ ứng dụng trên điện thoại, thế nên chẳng ai trong giới siêu giàu muốn dùng cả.

Mất thông tin cá nhân cũng đồng nghĩa với nguy cơ chuyện đời tư bị tiết lộ, và kẻ xấu có thể mượn danh người nổi tiếng để thực hiện những việc phạm pháp.

Chẳng hạn, tài khoản Twitter của Bill Gates và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng xuất hiện một thông điệp lạ: “Hãy đầu tư vào tiền ảo. Đưa cho tôi 1.000 USD, tôi sẽ lập tức trả bạn 2.000 USD. Điều này chỉ duy trì trong 30 phút nữa thôi, thế nên hãy nhanh chóng chuyển tiền cho tôi theo số tài khoản ở bên dưới”.

Không lâu sau khi xảy ra sự cố trên, Giám đốc điều hành của Twitter phải lên tiếng xin lỗi và nhanh chóng khắc phục. Tuy nhiên chẳng ai biết đã có bao nhiêu người mất tiền oan vì nghe theo lời của những kẻ mạo danh Gates hay Obama trên mạng xã hội, và số tiền đó chắc chắn không bao giờ đòi lại được.

Hãy kết nối từ trong gia đình

Các tỷ phú đều biết rõ mặt trái của đồ công nghệ, bởi họ chính là một phần nguyên nhân tạo ra xã hội như hiện tại, nên họ không để bản thân và con cái mình chìm đắm vào.

Khi bà Melinda Gates tiết lộ về việc đưa các con đến học ở trường Waldorf, bà cũng chia sẻ luôn một số thông tin thú vị liên quan đến môi trường giáo dục tại đây. 100% học sinh Waldorf là con em của những kỹ sư, chuyên viên cao cấp làm việc tại eBay, Google… nhưng không được tiếp xúc với máy tính tại trường. Ở đây không hề có công cụ tìm kiếm, cũng chẳng có màn hình điện tử nào cả. Thay vào đó giáo viên khuyến khích các em tham gia hoạt động ngoài trời, hoặc tập làm việc nhà như dọn đồ, nấu ăn và may vá.

Với trẻ dưới 1 tuổi, WHO khuyến khích cha mẹ đọc, kể chuyện cho con nghe, tương tác nhiều hơn. Trẻ em ở độ tuổi này cũng nên ngủ đủ giấc từ 10-14 giờ mỗi đêm.

New York Times khuyến cáo trẻ em dưới 10 tuổi dễ bị “nghiện” điện thoại nhất. Vì vậy, cha mẹ cần đưa ranh giới, không được để trẻ sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào nếu không được phép. Vào cuối tuần, thời gian sử dụng điện thoại, máy tính bảng cũng chỉ nên dài 30-120 phút.

Đặc biệt, trước khi đi ngủ, trẻ không được dùng điện thoại để tránh thói quen xấu, ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe.

Theo CNN, cha mẹ có thể đưa ra khoảng thời gian cố định dùng thiết bị điện tử của con. Ngoài khung giờ này, phụ huynh nên xây dựng thời khóa biểu cho con khám phá thế giới, hoạt động thể chất.

Việc học online khiến trẻ phải ngồi liên tục nhiều giờ trước màn hình máy tính. Chúng ta nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời đưa ra quy định, theo dõi con sát sao để trẻ an toàn khi lên mạng.

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn bài viết Nguồn
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ