Video – Chia sẻ kinh nghiệm quản trị Doanh nghiệp của Tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam
Anh Vượng – VINGROUP và VIETTEL: Một số ghi chép và đánh giá nhanh
1. Biến Vingroup thành một tổ chức học tập
– Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo chương trình học tập và tham gia giảng dạy cho cán bộ quản lý hàng tuần
– Mỗi cấp quản lý mỗi tuần phải bỏ ra 1h đào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý của mình
– 1 năm 1 nhân viên có khoảng 100h đào tạo
– Không đạt chỉ tiêu đào tạo => cắt phúc lợi bổ sung (không phạt)
2. Đa ngành hay một ngành?
– Đa ngành cũng okie, ngành mới thì phải học hỏi
– Người chưa hiểu về ngành vẫn có thể thành công
– Trước hết cần có đam mê, học hỏi
– Lăn xả
– Cần Liều
3. Thuê Tây – Đánh Tây
– Lương cao cũng không làm được
– Do đặc thù thị trường?
– Viettel đang bắt đầu mời Tây
– Tây hơn ta cái gì: khi mọi thứ đều chuẩn chỉ, đúng quy trình
– Ta hơn Tây cái gì: sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt, sai thì sửa
– Hiện nay: Tây chỉ là thứ cấp
– Tây dùng chiêu gì ta dùng chiêu tương ứng hóa giải
– Cuộc chiến Tây – Ta rất giằng co, ứng biến chiêu hàng ngày
– Viettel: có thể học được từ Tây xịn (Tây làm chủ lớn)
4. Lý thuyết và Thực tế
– Nhiều chuyên gia tính toán mô hình kinh tế nhưng kém hiểu thực tế
– Nhiều kết quả chạy mô hình chỉ đáng cho vào sọt rác
– KL: Do thiếu thực tế
5. Tinh thần đoàn kết, tương trợ
– Làm sao để kết nối cộng đồng: Lập hội cùng chung định hướng, quê hương…
– Lập hội có kinh phí hoạt động (không cần nhiều)
– Làm việc vì cái Tâm, hỗ trợ lẫn nhau, người đi trước hướng dẫn người mới
– Đoàn kết mọi người dưới 1 ngọn cờ
6. Quy mô – Chiến lược
– Đã làm là làm lớn
– Trở thành người bán buôn, không đi bán lẻ
– Độ phủ lớn, cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trước khi đối thủ kịp ra tay
– Phân phối: Đến thời điểm chuyển hướng – Lấy nông thôn vây thành thị
– Chiến lược hợp tác: Bài học DN nước ngoài: đoàn kết, giúp nhau cùng đi lên.
– Vingroup bắt tay Tân Hoàng Minh, Sungroup…
7. Chiến lược đầu tư nước ngoài
– Vingroup cũng đang nghiên cứu 1 số thị trường
– Sẽ xây dựng thương hiệu khách sạn đẳng cấp quốc tế ở 1 số nước: Mỹ, Úc…(Làm branding, chấp nhận chi phí).
– Viettel chia sẻ: không nên đi vào thị trường đã phát triển; nên đi vào thị trường chưa/đang phát triển.
8. Marketing
– Không xây dựng đội Sales riêng
– Xây dựng đội ngũ Đại lý, bán ăn hoa hồng (HCM: 20.000 đại lý bán nhà)
9. Outsourcing
– Mạnh dạn sử dụng Outsourcing
– Kiểm soát chất lượng Outsourcing là quan trọng
10. Địa chính trị – Kinh tế
– Không nên vào Ucraina thời điểm này
– Ảnh hưởng của Nga là rất mạnh
11. Tư nhân – Nhà nước (Vingroup-Viettel)
– Viettel là DN Nhà nước nhưng làm như tư nhân (người Viettel tự nhận)
– Tư nhân: không làm được “chém” ngay
– Viettel: không như vậy, không có quyền sinh sát nhân viên.
– Viettel: chỉ làm tốt những lĩnh vực DN Nhà nước làm được; thử lấn sang lĩnh vực tư nhân làm tốt thì chưa tốt (Bán lẻ)
– Hai bên không nhất thiết cần đi song hành: Mỗi bên cần phát huy tối đa thế mạnh của mình
– Hai bên có thể hỗ trợ ưu tiên dùng sản phẩm của nhau
– Hợp tác trên nguyên lý Thị trường: Chốt deal tại bàn: chốt 6ha tại Phạm Hùng mà Vingroup định làm chung cư cho Viettel làm Tổng hành dinh. Bên cạnh hồ nước 14ha đang chuẩn bị đào.
12. Quản trị
– Thay đổi nhân sự liên tục để tạo sức mới
– Thay đổi nhân sự để tránh sức ỳ, tham nhũng, tạo ekip (một số DN khác dùng chiêu luân chuyển cán bộ)
13. Tài chính – Đòn bẩy vốn
– Làm to thì phải vay to
– Có thời điểm đi vay 70.000 tỷ
14. Bất động sản
– Xu hướng tăng giá trong dài hạn là tất yếu
– Thời điểm là quan trọng
– Vẫn phải đi từ Trung tâm rồi mới lan tỏa ra ngoài.
– Chớp thời cơ chiếm lĩnh thị trường
– Chấp nhận tỷ lệ tồn kho
15. Rủi ro
– Rủi ro là tất yếu
– Chấp nhận rủi ro
– Quyết định đầu tư đôi khi cần rất nhanh và liều (trong 12h đồng hồ)
– Với quy mô lớn chắc chắn có tỷ lệ rủi ro đi kèm Vấn đề là cần kiểm soát để giảm thiểu
16. Trách nhiệm xã hội
– Nhiều lĩnh vực chấp nhận lãi thấp, hướng đến xã hội
17. SWOT
– Mỗi tổ chức có 1 sức mạnh riêng, không thay thế được nhau
– Vingroup: Kỷ luật và Sáng tạo, tính chủ động, tự quyết
– Viettel: Kỷ luật, nhân văn
18. Kỷ luật – Sáng tạo
– Viettel thành công nhờ thời điểm, chiến lược tốt, kỷ luật cao
– Đến giai đoạn hiện nay, cần sáng tạo Nhân viên Viettel hiện nay khá khó khăn trong đối đầu
– Nhân viên Vingroup ra ngoài: cũng rất thành công.
19. Nhân sự – Phát triển nhân tài
– Anh Hùng: Làm sao để sinh ra nhiều ông Vượng nữa
– Cần tạo nguồn cán bộ ở các cấp: những người đã phù hợp Văn hóa doanh nghiệp từ nội bộ
– Có lộ trình công danh phù hợp, tích cực đào tạo
– Cần tạo sự cạnh tranh giữa các vị trí
– Sau 3 năm nữa: tự cung tự cấp cán bộ.
– Tỷ lệ thành công: Đào tạo 5 được 1 là thành công
20. Kiểm soát/Thưởng – Phạt
– Hệ thống kiểm soát nhiều cấp: Cần giám sát ngay cả công ty được thuê để giám sát
– Đuổi ngay khi không thực hiện giám sát tốt.
– Phạt công ty giám sát, phạt công ty vi phạm lỗi thi công (cụ thể theo từng mức, từng lỗi nhỏ)
– Phạt: Phạt cả tổ chức (công ty – nhóm), phạt cả cá nhân Trách nhiệm kiểm soát lẫn nhau
21. Văn hóa doanh nghiệp
– Chú ý tới các yếu tố giới tính, sở trường…khi phân công nhiệm vụ; Nữ giới: giỏi Tài chính – Kế toán, kinh doanh, ổn định, chăm chỉ hơn nam giới.
– Ở cấp phó: thường Nữ tốt hơn
– Nam giới: sở trường Kỹ thuật, thi công…
– Đàn ông Vingroup xịn: 1 đàn ông có thể lãnh đạo 7 phụ nữ .
22. Quản trị công ty
– Vingroup đi lên từ gian khổ: A Vượng khởi nghiệp từ sinh viên, phá sản nhiều lần.
– Dần dần đã bài bản hơn khi đi vào sản xuất
– Mỳ tôm: Trong vòng 10 năm doanh số tăng lên 150 triệu USD/năm Đạt điểm tới hạn
– Làm Vinpearl, khách sạn 5 sao, gặp khó khăn
– Tiếp tục làm mạnh, bất chấp khó khăn.
– Khó làm vừa lòng tất cả mọi người
23. Quản trị quan hệ khách hàng
– Lắng nghe phản hồi của khách hàng: tìm chỗ bị chê mà xử lý
– Sử dụng đa kênh để lấy phản hồi, đặc biệt là kênh truyền thông xã hội
24. Tầm nhìn – Sứ mệnh
– Mỗi người Việt Nam phải làm gì để con cháu khác chúng ta bây giờ
– Người Việt Nam đã từng chịu nỗi nhục của một đất nước nghèo hèn
– Cuối cùng thì chúng ta cũng ra đi, di sản còn lại là gì.
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hải – 26/7/2016