Tín hiệu tích cực của thị trường năng lượng

0

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro vừa đưa ra thông cáo khẳng định nước này và Iran đã thống nhất lập trường về “đóng băng” sản lượng dầu mỏ nhằm vực lại giá dầu.

dau-khi-iran_thegioibantin

Theo TTXVN, ông Maduro đã điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani để tái khẳng định sự đồng thuận đạt được trong cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại Algiers vừa qua, đồng thời nhấn mạnh cam kết phối hợp hành động với các đồng minh khác như Nga và một số nước ngoài OPEC.

Ngày 28/9 vừa qua, trong cuộc họp bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế lần thứ 15 diễn ra tại Algiers, 14 quốc gia thành viên OPEC đã nhất trí đóng khung sản lượng ở mức 32,5-33 triệu thùng/ngày nhằm vực giá dầu lên.

OPEC – hiện sở hữu 78% trữ lượng dầu khí đã kiểm chứng và chiếm 40% lượng dầu giao dịch trên thế giới – và các nhà sản xuất khổng lồ khác đã và đang chật vật trong việc ứng phó với tình trạng lao dốc của giá dầu.

Sự bùng nổ của hoạt động sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu giảm mạnh thời gian qua, từ mức đỉnh điểm 115 USD/thùng hồi tháng 6/2015 xuống dưới 30 USD/thùng đầu năm nay, trước khi phục hồi lên khoảng 45 USD/thùng hiện nay.

Trước đó, các chuyên gia phân tích nhận định thỏa thuận lịch sử cắt giảm sản lượng dầu thô xuống mức 32,5-33 triệu thùng/ngày của OPEC trong cuộc họp tối 28/9 sẽ chỉ có “tác động hạn chế”, chưa đủ để vực dậy giá dầu, đó là chưa kể việc hạn ngạch sản lượng mà OPEC đưa ra thường không được các nước thành viên tôn trọng.

Thị trường dầu mỏ thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức trong hai năm qua cả về vấn đề cung cấp và giá cả. Thu nhập của các nước xuất khẩu dầu giảm mạnh, khiến tăng trưởng kinh tế rơi vào nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, OPEC quyết định giảm sản lượng dầu xuống mức 32,5-33 triệu thùng/ngày cho đến hết năm 2017, mức giảm lớn nhất kể từ sau khi giá dầu lao dốc trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Việc cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC sẽ giúp lượng dầu trong kho bắt đầu giảm vào đầu năm tới, xuống còn khoảng 2,9 tỷ thùng vào cuối năm. Nhiều người cho rằng kế hoạch này tuy không khiến giá dầu tăng vọt, song có thể sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn mức 52 USD/thùng, thậm chí cao hơn nữa. Nếu không có gì thay đổi, kế hoạch cắt của OPEC có thể sẽ đưa kho dự trữ dầu trở lại ngưỡng đầu năm 2015.

Đề xuất cắt giảm sản lượng trên được cho là rất cần thiết song khó có tác động nhanh chóng tới tình trạng dư thừa dầu trên thế giới. Mức độ trong đề xuất của OPEC cho thấy thỏa thuận này về cơ bản được đề ra nhằm buộc Nga cũng phải cắt giảm sản lượng của mình. Nếu được thực hiện và duy trì nghiêm túc, việc tất cả các nước khai thác cùng cắt giảm sản lượng mới có thể giúp nhanh chóng giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung trầm trọng hiện nay.

Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) dự đoán sẽ có gần 3,1 tỷ thùng dầu tồn đọng trong các kho chứa của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào cuối năm nay. Con số trên sẽ tiếp tục tăng cho đến giữa năm 2017 và sau đó sẽ bắt đầu giảm vào cuối năm. Đây là một tín hiệu tốt song vẫn là gánh nặng lớn.

Mức cắt giảm mạnh nhất nói trên cho thấy OPEC vẫn còn nhiều điều phải làm để hiện thực hóa mục tiêu đề ra. Hơn nữa, trong những gì mà OPEC đã nhất trí vẫn chưa có thỏa thuận cụ thể về hạn ngạch khai thác đối với từng nước thành viên. Những cách thức thực hiện thỏa thuận sẽ được bàn luận tại cuộc họp tới của OPEC vào tháng 11 ở Vienna (Áo). Một ủy ban kỹ thuật cấp cao sẽ được thành lập nhằm xác định cơ chế giảm sản lượng cho mỗi nước.

Bên cạnh đó, OPEC cũng sẽ tiến hành đối thoại với các nước ngoài OPEC, nhất là Nga, nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, để tham gia vào những nỗ lực tái cân bằng thị trường. Nga cũng đã từng bày tỏ ủng hộ “đóng băng” sản lượng.

Thegioibantin.com

Nguồn: NangluongVietnam Online

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ