Tầm cao mới của ngành công nghiệp khí Việt Nam

0

Với vai trò quan trọng trong nhóm ngành đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và ngành công nghiệp khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã tiên phong cung cấp nguồn năng lượng sạch cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế đất nước theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trong 27 năm qua, PV Gas đã tạo dựng và phát huy toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghiệp khí tương đối hoàn chỉnh

Chế biến sâu khí thiên nhiên

Khí thiên nhiên, hay khí đồng hành sau khi được xử lý, trở thành một nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường, thải ra ít CO2 và NOx (là các nhân tố chính gây ra sự nóng lên toàn cầu và mưa acid) so với dầu và than đá. Do sự đa dạng về thành phần mà khí thiên nhiên được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp từ sản xuất năng lượng (điện, nhiên liệu) đến sản xuất nguyên liệu cho ngành hóa dầu.

Từ khí có thể sản xuất các sản phẩm quan trọng như LPG, amoniac, metanol, etylen, propylen trong đó etylen, propylen là những nguyên liệu cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp hóa dầu… Chúng ta gọi chung chặng đường xử lý khí này là chế biến sâu khí thiên nhiên. So với việc bán và sử dụng khí ban đầu, thì việc chế biến sâu sẽ giúp gia tăng giá trị khí, tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giúp chủ động trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong những năm gần đây, PV Gas cũng đi đầu tiên phong phát triển CNG (Compressed Natural Gas) là khí thiên nhiên với thành phần chủ yếu là methane (CH4), được xử lý và nén ở áp suất cao (từ 200-250 bar tại nhiệt độ môi trường), tạo điều kiện thuận lợi cho tồn trữ và vận chuyển do giảm thể tích khí xuống 200-250 lần.

Cũng như khí tự nhiên, CNG là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường vì khi sử dụng làm nhiên liệu giúp làm giảm đến 20% lượng CO2, 30% lượng NOx, 70% SOx so với các nhiên liệu từ dầu. Khi sử dụng trong động cơ, CNG cũng làm giảm đến 50% lượng hydrocarbon thải ra so sánh với động cơ xăng.

Do quá trính cháy xảy ra hoàn toàn, không gây đóng cặn trong thiết bị đốt và bộ chế hòa khí của các phương tiện nên CNG giúp nâng cao hiệu suất, kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng và tuổi thọ máy móc thiết bị. Giá thành CNG rẻ hơn xăng khoảng 10% đến 30% và có tính ổn định trong thời gian dài so với giá các sản phẩm dầu mỏ.

Do vậy, ngày nay CNG được sử dụng rộng rãi trên thế giới làm nhiên liệu động cơ thay thế xăng, dầu. Tại Việt Nam, PV Gas và các đơn vị thành viên là nhà cung cấp hàng đầu phát triển các phương tiện giao thông công cộng chạy bằng CNG, được cộng đồng xã hội hoan nghênh.

Được Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tín nhiệm giao phó, PV Gas thực hiện vai trò chính là thu gom, vận chuyển, tồn trữ, chế biến, kinh doanh khí và các sản phẩm khí trên phạm vi cả nước. Trong đó tập trung vào mục tiêu: xây dựng PV Gas thành doanh nghiệp hàng đầu về quy mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh trong lĩnh vực khí và phát triển công nghiệp hóa dầu từ khí.

Trong 27 năm qua, PV Gas đã tạo dựng và phát huy toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghiệp khí tương đối hoàn chỉnh, với 4 hệ thống khí: Cửu Long, Nam Sôn Sơn, PM3 – Cà Mau và Hàm Rồng – Thái Bình, cùng hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm khí trên địa bàn cả nước. Đặc biệt là hệ thống phân phối khí thấp áp, hệ thống phân phối CNG, hệ thống phân phối LPG (với tổng công suất tồn chứa trên 100.000 tấn LPG – chiếm trên 60% công suất kho LPG cả nước) cho các khách hàng công nghiệp, khu đô thị, giao thông vận tải; hệ thống sản xuất và bọc ống dầu khí… Hiện giá trị tài sản của PV Gas ước đạt 60.400 tỷ đồng. Những công trình khí được vận hành không những sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các dự án khác trong khu vực, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

PV Gas liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao về sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận. Kể từ khi đưa dòng khí đầu tiên vào bờ vào tháng 4/1995 đến nay, PV Gas cung cấp cho thị trường khoảng 120 tỷ m3 khí, 12,8 triệu tấn LPG và 1,7 triệu tấn Condensate; đóng góp doanh thu cho ngành Dầu khí Việt Nam 620.000 tỷ đồng, thu được 97.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách Nhà nước trên 60.000 tỷ đồng.

Không dừng lại với nguồn khí đầu vào là các mỏ trong nước, PV Gas còn quan tâm phát triển nhập khẩu khí và các sản phẩm khí từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước, chủ động trước tương lai gần khi nguồn cung khí nội địa có xu thế giảm. Mặt khác, PV Gas còn phát triển mạnh một số dịch vụ như vận chuyển khí, tàng trữ, vận chuyển condensate, bảo dưỡng sửa chữa nhiều công trình khí, sản xuất ống thép và bọc ống cho hoạt động dầu khí…

Định hướng phát triển nguồn nguyên liệu sạch

Quá trình thu gom an toàn, hiệu quả, tối đa các nguồn khí hiện có, tích cực tìm kiếm các mỏ/nguồn khí bổ sung, tập trung nguồn lực đưa các nguồn khí mới vào bờ đúng tiến độ, tăng cường chất lượng chế biến và kinh doanh khí… là những hành động đúng đắn, sáng tạo mà PV Gas đang và sẽ thực hiện để biến chiến lược thành hiện thực hiệu quả.

Trong Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 và Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, PV Gas đề ra quan điểm phát triển “Tiếp tục vai trò và sứ mệnh phát triển ngành công nghiệp khí thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, với hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp khí an toàn, hiện đại trên phạm vi toàn quốc, cấp đủ khí cho các hộ tiêu thụ để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực, bảo vệ môi trường, tài nguyên, giữ vững an ninh quốc phòng quốc gia”.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, PV Gas sẽ vươn lên hàng thứ Tư khu vực ASEAN về sản lượng khí kinh doanh hàng năm và có tên trong các doanh nghiệp khí mạnh của châu Á. Tổng tài sản đạt khoảng 128.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2015 (năm 2020 gấp 2 lần năm 2015). Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 8%/năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ trung bình trên 20%/năm. Duy trì 100% thị phần khí khô, 70% thị phần LPG toàn quốc với cơ cấu sản phẩm theo doanh thu: khí và LNG chiếm 61%, sản phẩm khí 27%, dịch vụ khí 12%.

Về khai thác, thu gom khí, PV Gas phấn đấu tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thu gom khí, tham gia hoạt động thượng nguồn trong và ngoài nước để chủ động nguồn khí cung cấp cũng như nâng cao vị thế của PV Gas. Phấn đấu tổng sản lượng khí thu gom trong nước giai đoạn 2016 – 2035 đạt gần 300 tỷ m3 khí (giai đoạn 2016 – 2020 đạt gần 60 tỷ m3); sẵn sàng phương án gia tăng sản lượng thu gom trong nước. Mục tiêu từ năm 2017 gia tăng sản lượng thêm khoảng 0,2 – 1,5 tỷ m3/năm tùy thuộc kết quả tìm kiếm thăm dò các nguồn khí.

Bên cạnh đó, PV Gas đề ra kế hoạch tham gia hoạt động đầu tư thượng nguồn trong nước từ năm 2016, ở nước ngoài từ năm 2020; phấn đấu năm 2025 bắt đầu có sản lượng khí/LNG từ nước ngoài, sẽ đạt sản lượng 5 – 10 tỷ m3/năm từ 2030. PV Gas sẽ tiếp tục xây dựng, vận hành và kinh doanh đồng bộ, an toàn, hiệu quả, tối ưu các hệ thống khí trên toàn quốc, từng bước hình thành hệ thống khí quốc gia.

Toàn bộ nguồn khí vào bờ đều được đưa qua các nhà máy chế biến khí, gia tăng sản lượng các sản phẩm khí; tăng cường chế biến sâu khí và sản phẩm khí. Đồng thời, PV Gas cũng sẽ nhanh chóng triển khai đầu tư nhằm mục tiêu nhập khẩu LNG từ năm 2021, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh chú trọng các sản phẩm chính (khí, LNG, LPG, Condensate, Ethane), PV Gas sẽ tích cực phát triển rộng rãi các sản phẩm CNG, Gas City, Autogas, ES (dịch vụ tiết kiệm năng lượng). Tham gia đầu tư sản xuất, cung cấp Amoniac, Methanol, DME, Propylene, PP… Nghiên cứu, đầu tư sử dụng khí than (CBM), khí hydrat, khí từ các tầng đá sét (khí phiến sét – shale gas), CO2 (từ các nguồn khí có hàm lượng CO2 cao), vv…

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ