10 hướng dẫn ngắn bạn nên làm để tạo hình mẫu cho hành vi ăn uống tốt của trẻ

0

Bạn là một hình mẫu lí tưởng cho phát triển hành vi ăn uống tốt ở trẻ nhỏ. 
Bạn là người có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với con của bạn. Có rất nhiều việc bạn nên làm khi trẻ bắt đầu ăn dặm để trẻ có thể học từ bạn nhằm phát triển thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ sau này, và hạn chế tình trạng biếng ăn sau này của trẻ.

NGUYÊN TẮC VỀ BỮA ĂN CHO TRẺ

NGUYÊN TẮC ĐA DẠNG: Đưa ra nhiều lựa chọn cho bé bằng cách đa dạng thức ăn để giúp trẻ lấy được chất dinh dưỡng mà chúng cần từ nhiều nhóm thực phẩm.

NGUYÊN TẮC LẬP LẠI: Trẻ cũng cần thời gian để học về mùi vị và cấu trúc thức ăn. Kiên nhẫn lập lại 10-15 lần cho những món mới.

NGUYÊN TẮC CÙNG ĂN: Khi trẻ có thể ngồi vững vàng, đó là lúc bạn dễ dàng lên kế hoạch bữa ăn gia đình và có sự hiện diện của bé ngồi trên ghế ăn dặm. Khi trẻ từ 3 tuổi, bạn cũng nên lên kế hoạch cho bé tham gia vào bữa ăn như cùng mẹ nấu ăn, ăn cùng nhau, nói chuyện với nhau và làm thời gian ăn trở thành thời gian của gia đình nhiều hơn

10 HƯỚNG DẪN NGẮN GIÚP BẠN NÊN LÀM ĐỂ TẠO HÌNH MẪU CHO HÀNH VI ĂN UỐNG TỐT CỦA TRẺ.

ĐIỀU 1: HÃY TRỞ THÀNH “VÍ DỤ” CỦA CON
Bạn muốn trẻ ăn rau hay thịt thì trước tiên bạn phải ăn tốt những món này. Trẻ từ 3 tháng tuổi có thể đọc và nhìn được cảm xúc về sự hứng thú khi ăn những món này hoặc những cảm xúc ngán ngẫm khi thưởng thức nó. Do đó, khi trẻ bước vào ăn dặm, trẻ sẽ quan sát nhiều hơn và ảnh hưởng nhiều hơn từ thái độ và cảm xúc của bạn khi ăn 1 loại/nhóm thức ăn nào đó.
Lời khuyên: Hãy cho bé ngồi ghế ăn dặm và đặt ghế cạnh bàn ăn, bé có thể ăn cùng lúc với các thành viên trong gia đình hoặc ăn sau khi bữa ăn kết thúc 10 phút. Khi bé ngồi cạnh bàn ăn, trẻ sẽ học được cách ăn, thái độ và cảm xúc của các thành viên trong gia đình mà trước tiên là bạn.

ĐIỀU 2: CÙNG TRẺ TÌM HIỂU VỀ RAU CỦ QUẢ VÀ THỰC PHẨM KHÁC
Quầy rau, củ quả tại siêu thị có thể là một gợi ý hay để bạn giới thiệu những loại thực phẩm với bé. Bạn có thể bắt đầu từ kì cuối thai kì cho đến bé lớn. Hoặc ít nhất khi bé 4 tháng tuổi, bạn cũng nên bế bé đi siêu thị, rảo bước qua các gian hàng và nói về những món ăn mẹ thích, và mẹ sẽ chế biến như thế nào khi con bắt đầu ăn dặm nhé. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhận để phát triển nhận thức sớm về hành vi ăn uống tốt của trẻ
Khi trẻ lớn, bạn cũng nên thường xuyên nói và hỏi con của bạn về nguồn gốc của các loại rau củ quả, các loại ngủ cốc, sữa, cũng như các loại thịt. Hãy để con của bạn tự chọn những thứ tốt cho sức khỏe.

ĐIỀU 3: CÁC MÓN ĂN NÊN CÓ TÊN, ĐẶC BIỆT MÓN MÀ BÉ CÙNG BẠN LÀM
Bạn có thể hướng dẫn và cho bé cùng bạn thực hành nấu ăn. Điều này chắc chắn sẽ tạo 1 động lực ăn rất lớn cho các bé nhỏ. Bạn có thể dùng 1 số dụng cụ cắt đơn giãn và an toàn để trẻ tự ấn và cắt thực phẩm thành những hình thù vui nhộn và đơn giản. Sau đó, bạn nên đặt tên món ăn con bạn đã giúp bạn làm theo tên của trẻ. Chẳng hạn như: Món Salad của Janie hoặc món khoai tây ngọt ngào của Jackie.
Hãy khuyến khích trẻ tạo ra những món ăn phụ mới và gọi tên . Ví dụ, nào Janie, chiều nay hai mẹ con chúng ta cùng đến siêu thị chuẩn bị món “Sữa chua cầu vồng” nhé. Trẻ sẽ hỏi: tại sao lại sữa chua cầu vồng, cầu vồng là gì hở mẹ? Hãy kết hợp điều số 2 để chỉ bé về thành phần và màu sắc của những món ăn. Và nhớ hãy đặt tên món ăn là: Cầu vồng Janie nhé!

ĐIỀU 4: ĐỪNG ĐỂ TRẺ THẤY TRẺ PHẢI ĂN KHÁC MỌI NGƯỜI
Trẻ sẽ dễ nhận ra là trẻ ăn những món ăn khác với những thành viên khác, điều này làm trẻ tò mò với món khác và trở nên ít hứng thú với những món trẻ đang ăn. Đơn giản, bạn nên chế biến món ăn của bé có cùng màu sắc như món gia đình ăn, chỉ có điều là không nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.
Bạn sẽ nhận ra thật dễ dàng để lên kế hoach bửa ăn gia đình mà tất cả mọi người đều ăn giống nhau.

ĐIỀU 5: Phần thưởng là sự quan tâm, không phải là thức ăn.
Hãy thể hiện tình yêu của bạn với bé bằng những cái ôm và những nụ hôn. Không nên chọn những thức ăn ngọt làm phần thưởng vì chúng sẽ làm cho bé nghĩ rằng những thúc ăn ngọt thì ngon hơn những thức ăn khác. Khi trẻ không ăn hết thức ăn, trẻ không cần phải “ăn thêm” chẳng hạn như kẹo hoặc bánh quy như thức ăn thay thế.

ĐIỀU 6: TẠO KHÔNG KHÍ BỮA ĂN VUI VẺ
Nói về những chuyện vui vẻ và hạnh phúc trong bữa ăn. Nhớ là hãy tắt tivi và để điện thoại ở chế độ chờ. Cố gắng tạo nên một bửa ăn thật thư giản nhé.

ĐIỀU 7 LẮNG NGHE NHU CẦU ĂN CỦA TRẺ
Hãy quan sát khi nào trẻ vừa đói và sẽ trở nên hứng thú với việc ăn. Nhưng hãy tránh cho bé ăn lúc bé vừa chơi xong quá mệt.
Nếu bé nói rằng bé đói bụng và muốn ăn thêm 1 món ăn nhẹ, thâm chí đó không phải thời gian ăn. Bạn nên gợi ý cho trẻ món ăn nhẹ nào bạn có thể làm cho bé hoặc bạn hãy làm 1 số món để trong tủ lạnh và nói: Xúc xích Superman Jackie đâu rồi, hãy nạp thêm năng lượng nào Superman.
Nhớ rằng, bạn nên cho bé lựa chọn bằng cách hỏi bé “Con muốn ăn món gì cho bữa tối, bông cải xanh hay súp lơ?” thay vì chỉ cho bé 1 lựa chọn “Con thích bông cải xanh cho bửa tối phải không?”

ĐIỀU 8 GIỚI HẠN THỜI GIAN XEM HOẶC CHƠI CÁC THIÊT BỊ ĐIỆN TỬ
Cho phép bé xem tivi hoặc các loại màn hình vi tính điện thoại ít hơn 2 tiếng mỗi ngày.

ĐIỀU 9: KHUYẾN KHÍCH BÉ VẬN ĐỘNG CÙNG BẠN
Bạn hãy tạo nên các hoạt động thể dục vui vẻ cho cả gia đình, bao gồm cả bé. Các động tác đi, chạy nhảy nên thực hiện cùng với bé thay vì để bé ngồi 1 bên

ĐIỀU 10: HÃY TRỞ THÀNH HÌNH MẪU CHO SỰ PHÁT TRIỂN KHỎE MẠNH CỦA TRẺ.

Bạn hãy tự thử những thức ăn mới. Miêu tả mùi, vị và cấu trúc của nó. Đưa 1 ít cho bé thử vào lúc đó. Đưa thức ăn mới cùng với 1 vài món bé thích. Bạn nên giới thiệu những thức ăn mới khi bắt đầu vào bữa ăn, lúc bé đói. Nên tránh thuyết giảng hoặc quá chú ý vào việc bé ăn.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Child Nutrition Foundation

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ