Tâm thư bố gửi con gái: “Bố không muốn con lấy chồng nghèo, tiền không có không sao nhưng chỉ sợ nghèo tư tưởng”
Con gái à! Cảm ơn vì đã đến trong cuộc đời này để bố có cơ hội được thể hiện sự yêu thương dành cho con! Rồi đây theo thời gian chắc chắn bố không thể nắm tay con như thế này mãi được, nhưng con đừng lo điều đó. Bởi sẽ có một chàng trai may mắn nào đó sẽ yêu thương con hết mực và cũng sẽ dành trọn tình cảm cho con giống như bố vẫn từng yêu thương con.
Con gái yêu!
Mấy hôm trước bố đi tìm con, con có dẫn theo bạn trai con tới gặp bố và nói: “Bố, con muốn được gả cho anh ấy”.
Bố đã không đồng ý mà nguyên nhân bố đưa ra đó là “nghèo”.
Bố không quên nổi ánh mắt con nhìn bố lúc đó, hình như đang muốn nói rằng bố của con cũng là một kẻ tiểu nhân vậy sao?
Bố đang đấu tranh tư tưởng rằng, không gì buồn hơn là bị chính con gái bé bỏng yêu quý của mình hiểu nhầm.
Thế hệ của bố và mẹ chưa từng được hưởng qua niềm hạnh phúc, việc gì cũng vâng vâng dạ dạ, lúc mẹ con mang thai con, bệnh viện đang làm việc bố đêm, không dám nghỉ phép vì sợ bị cắt tiền thưởng.
Nghèo đói có thể tác động đến thần kinh và áp lực lên linh hồn của con người. Người nghèo thì lại càng hiểu rõ hơn hết nỗi thống khổ của nhân gian, hiểu rõ tận cùng của thiện và ác. Vô duyên vô cớ khiến con đánh mất đi sự tôn nghiêm của mình, điều đó quả thực không phải điều tốt gì.
Điều khủng khiếp nhất của sự nghèo đói, không phải không có tiền, mà là nghèo trong chính tư tưởng, nghèo trong suy nghĩ, là không nhìn thấy tương lai trên chính con người đó.
Theo bố nhìn nhận thì cái nghèo của cậu ta có 4 điểm:
Một là nghèo khí chất:
Hôm đó, khi chúng ta mặt đối mặt, bố nhìn thấy cậu ta đứng cạnh bên con, ánh mắt nhấp nháy, dường như có chút gì đó thiếu tự tin, không có sức sống. Bố hỏi cậu ấy có dự định gì cho tương lai của hai đứa không thì ấp a ấp úng nói không thành lời.
Cậu ta nói rằng, bây giờ chưa có tiền để mua nhà, mua xe nên sợ bố ghét bỏ.
Nói thật, bố không phải không ưng cậu ta vì không có tiền mà bố không thích vì cậu ta đã không có tiền còn nghèo khí chất, không có ý chí quyết đoán là phải đi kiếm tiền.
Con hỏi bố, nếu để chọn lựa thì bố sẽ chọn một cậu công tử giá triệu đô hay một thanh niên xuất phát từ nông dân? Bố bảo con rằng điều đó rất khó nói. Con đừng quá tin tưởng vào những gì thấy qua. Nghèo thì đã sao, ai mà không từ nghèo mà đi lên hả con?
Người xưa có câu “bần hàn khó sinh quý tử”, bố không đồng ý với câu nói này, nghèo không phải do xuất thân bần hàn, suy cho cùng, chính là do “nghèo về tư duy”.
Lúc còn trẻ mà đã có tư tưởng sống lay lắt cho qua ngày…
Không phải bố đã từng nói với con một câu rồi sao? “Sợ nhất cuộc đời con quá tầm thường vô vị, mà lại tự an ủi mình rằng bình thường đáng quý.
Mỗi người đều khao khát có một tình yêu thuần khiết, nhưng khi trở về với cuộc sống thực tại, con không thể cùng anh ta đi ăn cơm trong canteen suốt đời, ngâm mình trong thư viện, đi du lịch một cách nghèo nàn, sống trong một căn nhà trọ rẻ tiền, các con phải tự mình đối mặt với cuộc sống này, con người ấy không thể bảo vệ được con. Thậm chí chưa từng có suy nghĩ là sẽ bảo vệ con.
Bố sao có thể yên tâm cho được!
Đàn ông không sợ nghèo, chỉ sợ cả đời này cam tâm tình nguyện chịu nghèo.
Nghe bà nội con nói, trước đây có một cách để bắt khỉ, đục hai cái lỗ ở trên tấm gỗ, vừa đúng hai tay khỉ có thể đút vào.
Đặt một ít đậu phộng phía sau ván gỗ, khỉ nhìn thấy đậu phộng sẽ thò tay vào lấy, kết quả cái tay nắm đậu phộng bị người nắm chặt, không thể rụt lại, cái bảng gỗ trở thành khóa sống, con khỉ gấp gáp ném đậu phộng đi nhưng muộn rồi, đã bị người bắt đi.
Câu chuyện này dựa trên câu nói của người xưa: “Giàu có rồi mới biết lễ tiết, no ấm rồi mới biết vinh nhục”.
Hai là nghèo tư tưởng:
Đời người dù có nghèo cũng không được nghèo về tư tưởng.
Đàn ông vốn dĩ chín chắn muộn hơn, còn lại là người sớm hiểu sự. Hai đứa nếu cùng nhau thì bố thực sự không thể tưởng tượng nổi.
Nghe con nói cậu ấy thích chơi game, vốn dĩ cũng chẳng có gì, bố cũng thích chơi game, nhưng chơi game cũng không thể tan sở về nhà cũng không thèm cởi giày cởi vớ, việc gì cũng không quản, nhà có việc gì cũng không để ý mà chỉ chăm chăm vào game, ấy mà con còn dâng trà rót nước cho nó.
Con thích đọc sách, lại thông minh, từ nhỏ khi cô dì chú bác tụ họp ăn tiệc đông vui, con đều có thể trò chuyện vui vẻ cùng mọi người, ai cũng đều khen con, đứa trẻ này sao mà linh hoạt thế.
Thế nhưng chàng trai ngồi trước mặt bố ngày hôm đó, bố nói thật, đầu óc và lời nói đều trống rỗng.
Nhân gian đều thành nên từ cát bụi, có thể đi lên được đều dựa vào tư duy của bản thân, còn có một điểm, cuộc sống đều là những điều nhàm chán, có thể khiến cho cuộc sống này trở nên thú vị hơn, không gì hơn là tư tưởng của một người.
Sợi dây ràng buộc của hôn nhân không phải là một đứa trẻ, không phải là tiền bạc mà là sự trưởng thành đồng nhất về mặt tư tưởng.
Bố nhớ khi con vừa ra đời, những đứa trẻ khác đều khóc, chỉ có con là nở miệng cười. Con từ nhỏ đã rất hay cười, đi đâu cũng khiến người khác yêu quý, bố cũng hy vọng con cả đời này lúc nào cũng cười vui vẻ như vậy.
Ba là nghèo giáo dục:
Khi người nhà cậu ấy bảo cậu ấy về quê để xây nhà, con đi cùng cậu ấy. Con nói nhà cậu ấy mỗi ngày đều chơi mạt chược.
Bố vừa nghe đã biết, cậu ấy do đâu mà trở thành người “nghèo tư duy” rồi.
Còn nữa, cậu ấy dùng Iphone, máy tính, để mua được những thứ ấy bây giờ thì thực sự vượt quá năng lực của cậu ấy.
Gần đây không phải mọi người đều đang nói đến một gia đình bản địa sao? Đúng, vấn đề gia đình bản địa không thể nói lên tất cả.
Nhưng bốn mươi năm kinh nghiệm của bố cho thấy, gia đình của một người sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách và quan điểm gia đình tương lai của người đó, dù nhiều hay ít thì điều đó chắc chắn có, bố đã nhìn thấy điều đó hiện hữu trong con người cậu ấy.
Con đã từng nghe qua một thử nghiệm rất nổi tiếng chưa nhỉ? Kể rằng nhân loại phân chia ra Thiên Nga và Ngỗng, có người lấy 1 quả trứng Thiên Nga bỏ vào đám trứng Ngỗng, đã phát hiện ra rằng Thiên Nga sau khi lớn lên cũng không biết bay. Điều đó chứng tỏ điều gì? Vốn dĩ Thiên Nga biết bay cơ mà.
Con biết đấy, chúng ta cũng giống như Thiên Nga kia.
Bởi vì nhận thức về hoàn cảnh và môi trường giáo dục, sẽ chôn vùi chúng ta, thay đổi chúng ta, đặc biệt là một người khi còn nhỏ.
Gia đình nghèo, dẫn đến giáo dục nghèo, lại thêm tầm nhìn hạn hẹp, khiến cho cậu ấy trở thành một người dù đã hơn hai mươi mấy tuổi mà vẫn chưa biết và chưa làm được một điều gì.
Bốn là nghèo kinh tế:
Bố biết rằng điều kiện gia đình cậu ấy không tốt, nhưng không sao, thời đại này mang đến cho các bạn trẻ rất nhiều cơ hội, chỉ cần nguyện cùng nhau cố gắng, bố tin rằng các con sẽ có một tương lai xán lạn.
Nhưng bố nghe nói, gia đình cậu ấy bảo con sau khi kết hôn không được đi làm mà ở nhà chuyên tâm chăm sóc con cái và phụng dưỡng bố mẹ.
Gia đình cậu ấy đã không giàu có gì mà lại còn có tư tưởng cổ hủ như vậy, nói cho dễ nghe thì là truyền thống, nhưng thực tế là ngu dốt.
Bậc làm cha mẹ, bố không hiểu rõ quan điểm sống của họ như thế nào, nhưng bố từ nhỏ đã cho con đi học ở những trường tốt, bỏ tiền ra cho con học đàn, học múa, học tiếng Anh, không cầu con phải làm nên đại sự gì, nhưng bố không đồng ý cho con sống một cuộc đời tẻ nhạt như vậy.
Bố càng không muốn nhìn thấy con và đứa con trong tương lai của con bị ràng buộc bởi những suy nghĩ lạc hậu như vậy.
Nghĩ đến khi con phải một mình đối mặt với thực tại phũ phàng, một mình rơi lệ, bố thực không đành lòng, bố thà không gả con cho ai chứ không muốn con gả vào một gia đình mà tương lai vừa nhìn là đã biết là tối tăm.
Bố cũng không muốn nhìn con còn trẻ như vậy mà đã phải cúi đầu trước cuộc sống.
Bố mẹ cực khổ cả một đời vì con, chỉ để cho con nền giáo dục tốt nhất, để con trở thành một công dân ưu tú, cũng là để con có một tương lai thật tốt đẹp.
Trên đây là 4 điều mà bố gọi là “NGHÈO” ở con người cậu ta, cũng là lí do mà bố không đồng ý gả con cho cậu ta.
Con thử nhớ lại xem, khi con 4 tuổi, người lớn hỏi đùa con rằng sau này con sẽ gả cho người như thế nào? Con nói: “Gả cho người giống như bố”. Con không biết rằng, bố không hy vọng con sẽ gả cho người giống như bố, mẹ con ở cùng bố, trải qua bao nhiêu là cực khổ.
Bố không muốn con phải chịu khổ, nhưng nếu con đi cùng người như vậy, xác suất chịu khổ là vô cùng lớn.
Bố hy vọng con mãi là cô tiểu công chúa, rồi một ngày con sẽ nhận ra, bố rồi cũng sẽ già đi, lưng sẽ còng, đi không vững và nghe không rõ.
Lúc đó bố hy vọng con vẫn là một tiểu công chúa.
Cuộc đời này của bố, những thứ nên ăn, nên chơi, nên nhìn, nên làm, tốt có, xấu có, thành công có, thất bại có, sướng có, khổ có, bố đều đã thử qua.
Nói thực lòng, giả sử ngày mai xa lìa cõi đời này, cũng chẳng có gì phải hối tiếc.
Chỉ duy nhất có con là bố không đành lòng…
Bố không phải là nịnh bợ, bố chỉ là mong muốn con được sống thật tốt.
Ảnh minh họa: Keith Negley
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafebiz.vn