21 ngày duy trì 12 thói quen này: Đảm bảo bạn không thành công cũng thành… đàn ông đích thực, biết cố gắng để trở nên tốt hơn!
Một hành động của con người nếu như được lặp lại liên tục 21 ngày thì sẽ biến thành một thói quen, hoặc là trở thành một cách nghĩ. Đây được gọi là “hiệu ứng 21 ngày”. Cuộc đời của chúng ta chẳng ngắn cũng chẳng dài nhưng sẽ có rất nhiều những cái 21 ngày để lựa chọn.
Thói quen sinh hoạt quyết định mấy giờ bạn thức giấc, đánh răng mấy phút.
Thói quen ăn uống quyết định bạn có thích ăn hành hay không, thích ăn cơm hay ăn phở.
Thói quen tình cảm quyết định cách thức mà bạn liên hệ, giao tiếp với một người.
Có những thói quen là thiên tính, tức là sinh ra đã có; có những thói quen thì được dần dần hình thành khi ta lớn lên.
Để hình thành một thói quen cơ bản cần rất nhiều yếu tố, xong quan trọng nhất vẫn là “thời gian”.
Khi bạn tình nguyện để một việc gì đó tiêu tốn thời gian của mình, chứng tỏ là bạn đang muốn biến hành động đó thành thói quen.
Việc của bạn là hãy xem xem: Thói quen mà bạn duy trì được lâu nhất là gì? Thói quen đó đã đem lại những thay đổi gì đối với bạn?
1. Kiên trì đọc sách, làm một người có hiểu biết sâu rộng
Đọc sách giúp thế giới nội tâm của chúng ta được giải tỏa, xua đi những vướng bận trong lòng.
Đọc xong mỗi cuốn sách giống như là đã trải qua một đời người. Mỗi một cuốn sách được yêu thích bởi những điểm khác nhau, thế nên người với người mới có những hiểu biết không giống nhau. Nhưng chỉ cần duy trì thói quen đọc sách thì cuộc sống tự nhiên sẽ bớt đơn điệu hơn, và còn giúp chúng ta có một hiểu biết phong phú.
2. Kiên trì rèn luyện sức khỏe
Kiên trì tập thể dục, một tháng tôi đã giảm được 7,5kg. Trạng thái tinh thần tốt lên nhiều, giấc ngủ buổi tối cũng tốt hơn nhiều so với trước đây. Bây giờ luyện tập hằng ngày đã trở thành một thói quen không thể thiếu của tôi. Tiếp tục kiên trì nào!
Kiên trì luyện tập thể dục, trên thực tế chính là việc giữ vững một lối sống lành mạnh, và có thể thông qua sức khỏe thân thể của họ, giúp các thành viên trong gia đình tạo nên những thói quen lành mạnh.
Cứ như thế hệ của bố mẹ chúng ta, thật ra có rất nhiều thói quen không lành mạnh, bố của tôi đặc biệt thích ăn thịt mỡ, bởi vì điều kiện trước đây không đủ ăn, sau này liền ăn rất nhiều thịt và uống nhiều rượu làm tổn hại men gan và xương.
Những năm gần đây dưới sự thúc đẩy của tôi, cuối cùng ông ấy cũng có sự điều độ rồi bắt đầu kiểm soát cân nặng của mình, tôi cũng đưa bố mẹ đi kiểm tra sức khỏe đúng định kỳ hơn.
Còn với những đứa trẻ, chẳng phải đứa trẻ nào cũng luôn học bắt chước hành vi của phụ huynh sao. Vì thế khi bạn không có thói quen đánh răng vào mỗi sáng – tối, thì làm sao bạn có thể trực tiếp yêu cầu trẻ làm điều đó?
Gia đình tôi có hai đứa nhỏ (đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 6 tuổi), hiện tại thì đều có thể ăn cơm đúng giờ, và không ăn đồ ăn vặt, về nhà rửa tay, dành thời gian giúp tôi dọn dẹp vệ sinh, có thể đi bộ thì sẽ không ngồi xe.
Nhớ lại một chút thì tôi đã rất lâu rồi không phải đến bệnh viện. Cảm ơn chính tôi vì sự kiên trì với sức khỏe của chính bản thân, cũng cảm ơn sự hợp tác của các thành viên trong gia đình nữa.
3. Kiên trì ghi lại quá trình trưởng thành của con cái
Tôi nghĩ không nhiều người làm được điều này.
Tôi đã viết nhật ký trưởng thành cho con vào một cuốn sổ tay mỗi ngày.
Bắt đầu từ khi mang thai, bây giờ con đã hơn 11 tuổi rồi, những gì tôi viết cũng đã hơn vạn từ và giờ tôi vẫn kiên trì. Có lúc tôi cũng rất ngưỡng mộ bản thân mình. Nhìn một đứa trẻ, từ lúc nhỏ, non nớt, chầm chậm trưởng thành, bây giờ chúng đã có thể chạy nhảy trước mặt bạn, thực sự là một điều kỳ diệu.
Lần đầu tiên gọi cha mẹ! Lần đầu tiên bước đi! Lần đầu tiên tự ăn cơm, những cái đầu tiên ấy đều là những khoảnh khắc làm cha mẹ rơi nước mắt. Cha mẹ cứ nhìn con từng chút trưởng thành, cuối cùng nắm tay ra khỏi cửa lớn và thành lập một gia đình mới.
Sau đó con cũng sẽ trở thành cha mẹ, lại một lần đi trên con đường mà cha mẹ đã đi. Rồi người làm cha mẹ sẽ vỡ òa trong hạnh phúc khi con nói: “Cảm ơn bố mẹ đã không bao giờ bỏ rơi từng ngày trưởng thành của con.”
4. Duy trì sự tự kiểm điểm bản thân
Việc tự mình kiểm điểm này là để nhắc bản thân phải thường xuyên chú ý đến một vài chi tiết nhỏ. Kiểm điểm cũng chính là kiểm tra.
Ví dụ, trước khi ra cửa thì kiểm tra vật tùy thân (CMTND, điện thoại di động, chìa khóa, ví tiền) đã cất đi chưa, nước điện ga đã tắt chưa.
Lúc rời khỏi một nơi, kiểm tra xem những đồ vật bạn mang đến có còn mang theo hay không, như là ô và bút.
Kiểm tra lại 3 lần trước khi gửi email, trước khi xóa tập tin cần xác nhận lại sự cần thiết của chúng, tập tin quan trọng cần được sao lưu.
Những đồ vật dùng xong rồi cần được đặt lại đúng vị trí, cả về nơi chúng được đặt trước đó và hiện trạng của chúng.
…
Cứ như thế, tôi đã có rất nhiều năm rồi không đánh mất thứ gì, và cũng rất ít khi xuất hiện những sai lầm.
Bạn có thể nói rằng tôi bị chứng ám ảnh cưỡng chế, nhưng tôi chắc chắn rằng không ít người trong số chúng ta đã phải bao lần lao đao vì bỏ qua những chi tiết nhỏ như thế đó.
5. Kiên trì học thuộc ngoại ngữ mới, vì tương lai mà nỗ lực
Điều tôi luôn kiên trì đó là việc học, mặc dù có những lúc không vì mục tiêu gì nhưng tôi vẫn luôn nỗ lực học thêm một ngoại ngữ mới.
Thay vì nói rằng kiên trì học, chúng ta nên nói rằng tôi lại đang kiên trì với giấc mơ của bản thân.
Từ khi bắt đầu vào đại học, tôi liền quyết định phải thi nghiên cứu sinh và du học tại Úc. Dĩ nhiên vấn đề nghiêm trọng nhất chính là trình độ tiếng anh của tôi quá kém. Các giáo viên đưa cho tôi gợi ý đơn giản và thô lỗ: “Đi học thuộc từ, đợi khi bạn có thể hiểu tất cả các từ thì mọi chuyện đơn giản hơn nhiều rồi.”
Mọi việc lúc bắt đầu đều khó khăn, việc nhớ 20 từ mỗi ngày ngay từ đầu là một vấn đề lớn, đến bây giờ tôi có thể một ngày học mới và ôn tập cả 100 từ, đến bản thân cũng có chút ngưỡng mộ chính mình, thực sự đã rất kiên trì thói quen đó cho tới những năm 30 tuổi này giúp bản thân có thể hiểu được 3 thứ ngôn ngữ Anh, Trung, Nhật. Con đường công việc cũng từ đó mà thênh thang dễ sải bước hơn rất nhiều.
Trên thế giới không có việc gì khó, nếu bạn không thử, làm sao bạn có thể khẳng định rằng bạn không làm được.
6. Duy trì gọi điện cho người nhà thường xuyên
Có lẽ nhiều người sẽ giật mình tự vấn rằng: “Ôi! đã bao lâu rồi mình chưa gọi về nhà nhỉ?”. Tức là bạn đã không duy trì thói quen này rồi.
Từ khi lên đại học, cứ một tháng tôi lại gọi điện về cho gia đình ít nhất một lần, cơ bản là nói về cuộc sống học tập của bản thân, hỏi về tình hình trong nhà.
Tốt nghiệp nhiều năm, tôi cứ thế mà bị cuốn vào luồng công việc, cùng người nhà liên lạc ngày càng ít. Có một ngày bố tôi gọi điện cho tôi, nói rằng mẹ của tôi bị ngã và phải vào viện, tôi muốn ngay lập tức về nhà. Bố tôi không hề ngăn tôi, dù nói chân của mẹ con không nghiêm trọng, chỉ cần một tháng là khỏi, nhưng chủ yếu là mẹ cũng nhớ con lắm, mỗi bữa làm đồ ăn cũng đều thẫn thờ.
Sau khi nói chuyện xong với bố, tôi nghẹn ngào xem lại nhật ký cuộc gọi, lần nói chuyện gần nhất cho mẹ cũng là 2 tháng trước rồi. “Không dám tình cờ gọi điện cho con, sợ làm phiền con lúc làm việc hay nghỉ ngơi” – Đây là lý do của mẹ tôi.
Bây giờ, tôi luôn duy trì gọi điện về nhà vào cuối tuần, lúc em gái tôi ở nhà, cả nhà còn cùng gọi video, nhìn khuôn mặt vui vẻ của bố mẹ, tôi chợt nhớ ra rằng, từ khi tôi bắt đầu đi xa quê hương, nỗ lực làm việc, không phải vì muốn cho họ có một tuổi già hạnh phúc hay sao, thế nào mà đến tận sau này, ngay cả một cuộc điện thoại cũng không nhớ gọi.
Thế nên, bạn trẻ à! Thói quen này nhất định người làm con phải duy trì, nếu không sau này chúng ta sẽ phải ôm đầu hối hận trong nước mắt đó.
7. Duy trì viết nhật ký, ghi lại những thời khắc đẹp đẽ
Viết nhật ký, trong 18 năm, giống như nói chuyện với chính bản thân, thật tốt.
Viết nhật ký, chính là một loại tự suy ngẫm. Cuốn nhật ký nhỏ bé không chỉ có thể ghi lại cảm xúc hỉ nộ ái ố mỗi ngày, những chuyện đã xảy ra, tâm trạng của bạn, mà cả những câu nói, lời bài hát bạn yêu thích, như một tâm hồn lặng lẽ.
Bất cứ lúc nào mở ra, cũng đều là những ký ức không thể phai mờ.
Mùa hè năm 2015, cũng là một đêm mưa sắp đến như hôm nay, tôi đã can đảm tỏ tình.
Bây giờ, cô nàng ngốc nghếch đó đã là vợ của tôi.
Vào thời điểm đó, tôi đã viết dòng nhật ký này: “Cuối cùng cũng đợi được anh, một người đáng để em ủy thác cả đời.”
8. Duy trì ăn đầy đủ bữa sáng, đảm bảo tinh thần cho cả ngày
Trong mắt tôi, ăn sáng là một việc rất có ý nghĩa. Phải ăn thật tốt, ăn no, còn phải không lo lắng khi ăn.
Bởi vì ai cũng rõ bữa sáng cung cấp năng lượng cho cả một ngày, ăn một bữa sáng ngon, cả ngày đều có thể tuyệt vời hơn, tâm trạng vui vẻ.
Tôi kiên trì ăn sáng, còn vì một lý do khác nữa, thức tế điều đó không khó lý giải:
Nếu bạn muốn có một bữa sáng được chuẩn bị tốt, thì nhất định bạn phải dậy sớm, nếu bạn muốn dậy sớm, bạn phải đi ngủ sớm, một cách gián tiếp, tôi phải thường xuyên có lịch trình làm việc, đi ngủ đúng giờ giấc và từ đó nó mang đến nhiều hơn một động tác tốt cho bản thân, tại sao không ?
9. Kiên trì tiết kiệm tiền trong tài khoản
Bám sát sổ sách kế toán, mỗi tháng tiết kiệm một khoản tiền nhỏ.
Có lẽ thói quen này chỉ được hình thành sau 3 năm làm việc, vào thời điểm đó việc tiêu tiền trở nên mạnh hơn, nhưng bạn lại không biết là đã tiêu tiền vào đâu, điều này đối với nhân viên văn phòng là một điều rất khủng khiếp.
Hãy tâm niệm rằng khi bạn duy trì thói quen này thì số tiền tiết kiệm sẽ ngày càng nhiều, và nó chính là nền tảng vững nhất cho cuộc sống độc lập của bạn.
10. Duy trì thói quen lên kế hoạch trước mọi việc
Những gì bạn có thể làm tốt thì liền làm trước, không được trì hoãn, cũng không được để muộn.
Trong cuộc sống và công việc, chúng ta luôn đặt ra một “deadline”, mục đích là để bản thân hoàn thành nhiệm vụ một cách bình tĩnh. Tuy nhiên đến cuối cùng, nó thường trở thành một đống hỗn loạn, tăng ca làm thêm giờ để hoàn thành trước thời hạn, đưa ra một câu trả lời thiếu thuyết phục.
Điều này chỉ có thể nói rằng đó là bản chất của sự lười biếng của con người, tôi đã một lần vì phỏng vấn muộn nên bị từ chối, cũng vì hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp muộn nên bị giáo viên hướng dẫn mắng.
May mắn thay, cuối cùng tôi cũng đã được thức tỉnh, “làm bài tập vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ hè”, đó thực sự không phải là việc mà một người trưởng thành nên làm.
Đừng chần chừ, miễn là bạn dựa vào thời gian lập kế hoạch nghiêm ngặt của mình thì bạn sẽ chiến thắng, nếu bạn làm những gì bạn đã lên kế hoạch trước, bạn sẽ tận dụng được sức mạnh để nắm bắt các cơ hội khác và đạt được sự phát triển tốt hơn.
Thói quen này đáng để chúng ta vì nó mà bỏ ra ít nhất 21 ngày trong đời để duy trì!
11. Duy trì thói quen mang theo khăn giấy mỗi khi ra ngoài
Đây thực sự là lịch sử của máu và nước mắt, tôi đã trải qua vô số trường hợp mà bản thân không mang giấy, và kết quả là tôi rơi vào tình huống xấu hổ.
Ví dụ, những nơi nên có giấy lại không có giấy như nhà vệ sinh, căng tin, mặc dù có chút khó khăn để mô tả chúng, nhưng các bạn có cảm thấy suy sụp không nếu bạn không nhìn thấy có giấy vệ sinh?
Lúc trên đường phố nếu có một vết bẩn xuất hiện, người không mang giấy chỉ có thể xấu hổ nhìn nó. Dù sao, tôi cũng không thể mô tả cho bạn biết tôi làm thế nào để mang một thân dínhbê bết kem đi từ cổng trường vào đến nhà vệ sinh tòa nhà giảng dạy, một điều rất là khó tưởng tượng.
Hay là lúc người khác cần khăn giấy, đưa nó ra đúng lúc khiến mọi người thực sự cảm thấy bạn rất lịch lãm và chu đáo.
12. Kiên trì làm một người có học thức trong mọi tình huống
Sự văn minh của một người được thể hiện ở nhiều khía cạnh, ngoài những hành vi lịch sự cụ thể, tôi cảm thấy điều quan trọng nhất là ở hai điểm sau:
– Giao tiếp tốt và không bị mất bình tĩnh.
– Giao tiếp tốt, chủ yếu là nói đúng trọng tâm, luôn luôn duy trì sự bình tâm, nói lời cảm ơn và thật là ngại quá, ít những lời ra lệnh và tất nhiên là không nói xấu sau lưng người khác.
Đừng làm ầm ĩ, hãy nói về những vấn đề có thể giải quyết một cách hợp lý, đừng nên cố gắng giải quyết chúng bằng phương pháp thô bạo. Tôi tin rằng, lúc đối mặt với một người nóng nảy, không ai có thể giữ bình tĩnh. Nhưng để giải quyết vấn đề, bạn cần thực sự bình tĩnh, nếu bạn không thể chắc rằng mình có thể bình tĩnh, ít nhất bạn đừng là người mất kiểm soát trước.
Tôi đã tuân thủ những thói quen này trong hơn 10 năm, và đến bây giờ chỉ có lợi ích chứ không có tác hại. rất nhiều vấn đề khó khăn được làm dịu đi, chúng được được giải quyết theo hướng tốt, ví dụ như có một trận mưa bão, việc tắc cống thoát nước đã làm hỏng kho hàng của khách hàng, tôi phải chịu đựng hàng giờ tức giận từ bên đối tác, sau đó tôi vẫn bình tình đưa ra phương án giải quyết, sau khi khách hàng bình tĩnh lại, vì xấu hổ (anh ta xúc phạm tôi), anh ta đã chủ động giảm tỷ lệ bồi thường.
Tôi chẳng lẽ không tức giận sao, tất nhiên là tức giận, nhưng tôi là một người có học thức, tôi biết rõ việc mất bình tĩnh không thể giải quyết vấn đề.
Chúng ta thường nói rằng chúng ta nên hình thành thói quen tốt, nhưng những thói quen đã được hình thành không phải lúc nào cũng định hình chắc chắn. Chúng ta cần bỏ ra ít nhất 21 ngày để giúp hình thành một thói quen như thế.
Luôn có một vài “thói quen” sẽ khiến bạn trở nên khác biệt, khiến bạn nhận ra rằng, bạn cần phải có một vài điều gì đó để chứng minh rằng bạn đang sống một cuộc sống thực, mà không phải là chạy theo thời gian, hoang mang và sửng sốt.
Do đó, chúng ta kiên trì chạy bộ, bám sát vào sở thích của bản thân, kiên trì đọc sách và luôn luôn tận hưởng những điều tốt đẹp.
Một số người khác luôn chăm chăm vào sự thật, tuân thủ công lý và khẳng định trong linh hồn con người không thể xóa đi chân thiện mỹ.
Cũng rất nhiều người, lại dùng cả chặng đường cuộc đời để kiên trì với tình yêu. Đây có lẽ là điều mà khiến chúng ta có thể kiên trì lâu nhất, cũng dễ thay đổi thói quen của chúng ta.
Thói quen mà bạn vẫn luôn giữ bấy lâu nay là gì? Nó khiến bạn thay đổi như thế nào? Đáp án của bạn là gì?
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafef.vn