25 tuổi tôi và bạn làm được gì rồi? Chuyện tiền bạc
Sự xấu xa cơ bản của thế giới này nảy sinh từ việc tiền Chúa tạo ra không đủ. (Heinrich Heine)
Tiền không tự nhiên sinh ra và củng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Những câu nói mang tính giải trí trên nếu đem ra mổ xẻ thì thấy thật thấm thía. Chắc chắn rất nhiều bạn cũng như tôi chúng ta muốn mình có thật nhiều tiền. Nhưng chúng ta phải lao động để tạo ra tiền bạc của cải. Mà năng lực của mỗi người đều có hạn. Nên việc thỏa mãn nhu cầu đó rất khó. Và tất nhiên không ít người than tới chúa trời, sao không công bằng, làm cho người thì giàu có, kẻ thì nghèo hèn. Và câu trả lời là sự “im lặng” đến “ khó chịu” từ các đấng tối cao của chúng ta. Không có câu trả lời nhưng chúng ta củng rất ít người đi tìm nó.
Thế giới là vậy, đầy rẫy sự bất công, kẻ giàu người nghèo. Người giàu thì có gắng lao động tạo ra của cải vật chất để giàu thêm, người nghèo thì tiếp tục đi làm bằng “nhiều cách” để làm giàu cho người giàu. Vậy là tiền đã chuyển từ túi người nghèo qua người giàu.
Câu chuyện muôn đời là như vậy nhưng tôi và các bạn củng vẫn theo lối mòn ấy, không thay đổi được. Ai củng muốn mình có nhiều tiền bạc, của cải, nhưng đã có bao nhiêu người trong chúng ta tiết kiệm để trở nên giàu có chưa. Chắc rất ít! Ông cha ta có câu “tích tiểu thành đại”. Bài học về sự tiết kiệm có từ ngàn đời nay nhưng hóc được nó không phải dễ. Tôi xin lấy một ví dụ về hai anh bạn của tôi: Anh thứ nhất ra trường không xin được việc, anh này đi làm phụ tiệc cưới, dạy thêm, số tiền hàng tháng nhận được khoảng 5 triệu sau khi ăn uống chi tiêu. Mổi tháng anh ấy quyết tâm giữ lại 1,5 triệu gửi tiết kiệm. Sau một năm anh dành dụm được 18 triệu, số tiền hẳn là không nhỏ. Anh thứ 2 nhờ sự quen biết xin vào công ty của nước ngoài, lương tháng khoảng 15 triệu, nhưng không có kế hoạch tài chính cụ thể, công với việc ăn chơi quá “bạo tay” mà tháng nào hết tháng đấy, thậm chí còn âm nữa, cuối năm hai người cùng về quê ăn tết với gia đình. Anh thứ nhất vui vẻ vì mua cho bố mẹ chiếc tivi và tủ lanh mới, gia đình anh có một cái tết vui vẻ, anh thứ hai thì ngược lại phải mượn tiền bạn bè về ăn tết, niềm vui đoàn tụ gia đình ngày tết không trọn vẹn, đã vậy trước khi đi còn xin tiền ba mẹ. Những câu chuyện như vậy ngoài đời không phải là ít, anh thứ 2 còn có chỗ mượn tiền để về sum vầy cùng gia đình, còn nhiêu bạn trẻ thì không có cơ may ấy, ngày tết đành ngậm ngùi ngồi tại phòng trọ nghe bài hát : “Xuân này con không về”. Hẳn nhiều anh chị đã khóc. Nhưng có nhân ắt có quả, người tiết kiệm chịu khó sẽ có được thành công, người hoang phí thì kết cục như thế nào các bạn biết rồi đấy. Bằng nhiều cách như chi tiêu không hợp lý, mua sắm những thứ chưa thực sự hoặc không cần, những cuộc vui thâu đêm suốt sắng… chúng ta đã trực tiếp làm chuyển tiền từ túi mình vào túi người khác.
Có thể nhiều bạn nói tiền bạc không quan trọng bằng tình cảm, điều này đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, “đồng tiền đi liên khúc ruột” tiền bạc với những người thân thiết phải rõ ràng tránh gây ra mâu thuẫn. Muốn giúp đỡ một ai đó chúng ta không chỉ nói suông là được mà phải có “tiên”, như vậy mới giúp được. Không có tiền thì tình cảm củng bị xem nhẹ, chúng ta ra đường với mấy trăm ngàn trong tay sẽ cảm thấy tự tin hơn là trong túi không có đồng nào. Người nào có tiền thì sẽ được tôn trọng hơn những người khác… Như vậy trên một khía cạnh nào đó đồng tiền sẽ giúp tôi và các bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn, được người khác tôn trọng nhiều hơn.
Tiền quan trọng là vậy, nhưng làm ra tiền không phải dễ dàng, ở tuổi như chúng ta chắc củng không còn được người lớn cho tiền để rồi không nhận mà nói rằng: cháu không lấy đây, bố mẹ cháu nhiều tiền lắm. Ngược lại chúng ta luôn muốn thể hiện mình, cố gắng lao động sản xuât, tạo ra tiền bạc của cải, phục vụ nhu cầu của bản thân và những người trong gia đình, Nhưng không phải vì vậy tôi và các bạn phải kiếm ra tiền bằng mọi cách, kể cả vi phạm pháp luật. Như vậy là không nên các bạn nhé.
Tiền bạc thì khó kiếm, và rất quan trọng với cuộc sống mỗi chúng ta. Kiếm được tiền đã khó, nhưng giữ nó thì còn khó hơn gấp bội. Chúng ta có thể làm việc cả ngày mệt nhọc, nhưng chỉ một phút “bồng bột”, thiếu suy nghĩ là bay luôn công sức ấy. Mấy bác thợ hồ làm việc cực nhọc như thế nào thì mọi người đều biết, tối về lán có 4 người thấy buồn buồn lôi nhau ra “chặt chém”. Các bạn công nhân lấy lương ngày 10 tây hàng tháng nhưng tới ngày 20 tây đã hết là bình thường. Làm như vậy là không quý trọng sức lao đọng của chính chúng ta. Chúng ta nướng hết vào nhậu nhẹt, café, karaoke, mua sắm lung tung, không hợp lý. Đành rằng có tiền thì mua sắm, nhưng chúng ta nên thực tế. Rất nhiều bạn mình mua xe sang, dế xịn, chỉ để bằng bạn bằng bè. Trong khi chúng không phục vụ gì cho chúng ta. Mua xe chỉ để đi làm có cần tới xe cả bốn năm mươi triệu không, xài Smartphone chỉ để chụp hình up facebook, nghe nhạc vậy mà phải bỏ tới cả chục triệu trong khi vài ba triệu là có. Chưa kể có bạn còn mua trả góp, cầm cố tài sản để mua đồ. Có phải hoang phí không. Gần chỗ tôi có mấy em học cấp 3, hỏi tôi một câu mà chắc ai củng phải nể đó là: “Sao anh không mua card game nạp mà làm trùm sever, để tiền làm gì”. Đúng là như cầu mỗi người mỗi khác, người thì chỉ cần tiền nạp game, người thì mua sắm quần áo, người mua điện thoại, có người có tiền là thích tụ tập bạn bè “chia vui”… không ai giống ai, nếu chúng ta không biết kiềm chế, chi tiêu hợp thì tài sản nhanh chóng tiêu tan vì chính những nhu cầu “thiết thực” ấy.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy hai mặt của đồng tiền nó có thể dìm ta xuống, hoặc đưa ta lên, và đôi khi nó thật cám dỗ nhưng có lúc làm ta ghê sợ. Nói chung là phải hợp lý không để đồng tiền biến ta thành nô lệ hướng đi lệch lạc, cũng không thể lạm dụng đồng tiền, mà phải “yêu thương, trân trọng” nó. Vì đó là mồ hôi công sức của chúng ta. 25 tuổi hầu như ai cũng đã dần ổn định công việc, có thu nhập, tức là đã tạo ra tiền bạc của cải. Vậy mỗi người trong chúng ta cũng nên học cách dùng tiền để có một cuộc sống như ý các bạn nhé.
Nguồn: Blogtamsu.vn