“Còn trẻ, cứ lên thành phố lớn mà xông pha”: Liều mạng phấn đấu hay lựa chọn an yên? Quan trọng là bạn biết mình muốn gì!

0

Tôi nghĩ, cầu tiến vươn lên thực sự, nên là nhiệt huyết với cuộc sống, có thể cảm nhận được cái gọi là “đáng sống”, chứ không phải so sánh mình khổ sở, vất vả, chua xót, nỗ lực hơn người khác bao nhiêu.

Em họ của tôi năm nay năm cuối đại học, đợt tháng 5 vừa rồi, công ty mà em ấy vẫn luôn thực tập nói với em ấy rằng: không cần quay lại công ty nữa.

Nắm ngoái, quản lý vẫn còn nói em ấy rằng em ấy sẽ chắc suất có một chỗ chính thức trong công ty, nhưng kết quả là sau đó vì khó khăn chung nên công ty đã điều chỉnh nội bộ, và bộ phận của em ấy đã bị giải tán.

Nhưng, cá nhân tôi luôn cho rằng cô em họ này của tôi không cần phải quá lo lắng tới chuyện tìm việc làm, bởi lẽ em ấy là một người có năng lực, lại rất đáng tin, có trách nhiệm, mặc dù không nói nhiều, nhưng một khi đã hứa hoặc được giao việc gì đó, em ấy đều sẽ hoàn thành rất tốt.

Nhưng dạo vừa rồi, em ấy bỗng tìm tôi nói chuyện, bảo rằng: nếu không phải vì chuyện này, em ấy cũng không bao giờ nghĩ tới chuyện sẽ ở lại quê làm việc, mà sẽ nghe theo lời ba mẹ: “Đi tới thành phố lớn mà tìm việc, bởi vì, “người trẻ là phải biết xông pha, cầu tiến vươn lên”.”

Nhưng hiện tại, em ấy lại nghĩ: “Không lẽ, ở quê làm một viên chức, hoặc tìm một công việc ổn định, là không tốt ư?”

Hôm nay chúng ta cùng bàn về vấn đề này.

1. Đằng sau cái gọi là “cầu tiến vươn lên” là cái gì?

Có một câu chuyện cười như này:

Khi học tiểu học, phụ huynh nói với bạn: muốn vươn lên, không được ham chơi, đợi vào được trường cấp 2 tốt rồi làm gì thì làm.

Khi học cấp 2, phụ huynh nói với bạn: muốn vươn lên, không được ham chơi, đợi vào được trường cấp 3 tốt rồi muốn làm gì thì làm.

Khi học cấp 3, phụ huynh nói với bạn: muốn vươn lên, không được ham chơi, đợi vào được trường đại học tốt đã rồi muốn làm gì thì làm.

Khi học đại học, người xung quanh nói với bạn: muốn vươn lên, không được ham chơi, đợi tìm được công việc tốt rồi muốn bay nhảy ra sao thì bay nhảy.

Đi làm rồi, càng nhiều người nói với bạn: muốn thành công, không được ham chơi, đợi công thành danh toại rồi muốn tận hưởng gì thì tận hưởng…

Sau đó vẫn còn rất nhiều, nào là “đợi kết hôn xong đã”, “đợi sinh con xong đã”, “đợi con cái đi học đã”, “đợi con cái trưởng thành đã” …

Cuối cùng có một ngày, khi bạn bị bệnh chỉ có thể nằm trên giường, bác sỹ hỏi bạn: còn có nguyện vọng gì không?

Bạn nói: tôi có thể chơi không?

Bác sỹ nói: muốn ăn gì cứ ăn, muốn chơi gì cứ chơi, muốn xem gì cứ xem đi…

Nói thật lòng, kiểu “cầu tiến vươn lên” này, là điều mà bạn muốn ư?

Ở nơi làm việc, có một khóa học không thể thiếu mang tên: quản lý thời gian. Có một người bạn từng nói với tôi, người hướng dẫn khóa học ấy sẽ thường giới thiệu như này:

Nếu đối phương là ông chủ, người hướng dẫn sẽ nói: nâng cao năng lực quản lý thời gian của nhân viên, là mấu chốt trong việc nâng cao hiệu suất làm việc.

Nếu đối phương là nhân viên, người hướng dẫn sẽ nói: nâng cao năng lực quản lý thời gian, là mấu chốt trong việc có thể tan làm đúng giờ.

Bạn đã nhìn ra được vấn đề hay chưa, trước thì là “nâng cao hiệu suất công việc”, sau thì là “tan làm đúng giờ”, cái trước thì ông chủ thích, vì hiệu suất = làm việc; cái sau thì nhân viên thích, bởi lẽ tan làm đúng giờ = có thời gian hưởng thụ cuộc sống.

Vì vậy, trước khi phấn đấu, chúng ta hãy tự hỏi mình trước:

Điều bạn muốn thực sự là gì? Bạn muốn “xông pha”, muốn vươn lên, nhưng rốt cuộc là xông pha cái gì? Cuối cùng, cái xông pha ấy, đổi lại được cho bạn điều gì?

2. Lựa chọn ổn định, cũng chẳng có gì là xấu xa, hay không cầu tiến

Một người bạn cấp 2 của tôi, khi còn đi học, thành tích học tập của cậu ấy luôn thuộc top 10 trong trường.

Sau này, vì bố mẹ sắp xếp nên cậu ấy quay về quê làm viên chức, nghe nói là khi đó cậu ấy từ chối tất cả những lời mời tuyển dụng của một vài công ty lớn ở thành phố để về quê, giáo viên đại học khi biết chuyện đã tỏ ra thất vọng.

Sau đó, chúng tôi có một buổi họp lớp, so với mấy đứa cố gắng bám trụ lại thành phố làm việc như bọn tôi, cậu ấy trông trẻ hơn rất nhiều, khi chúng tôi phải tăng ca tới 9,10h là chuyện bình thường, thì cậu ấy lại đang vui vẻ ăn cơm, nói chuyện, cả nhà quây quần.

Nhiều khi, lựa chọn sự ổn định, không có gì là xấu cả, quan trọng là bạn có muốn điều đó hay không mà thôi.

Khi học đại học, tôi học về khoa học máy tính, một trong những giáo viên của bọn tôi trước đó làm việc tại một doanh nghiệp lớn rồi mới quay lại trường dạy học, sinh viên rất ít khi nghỉ học tiết của thầy ấy, không phải vì kiến thức chuyên ngành thầy ấy truyền đạt cao siêu ra sao, mà là bởi cách dạy lồng với những câu chuyện thực tế của thầy khiến buổi học trở nên rất thú vị.

Sau khi đi làm, nhưng nội dung mà trước đó thầy chia sẻ quả thực đã giúp đỡ tôi rất nhiều, bởi lẽ công việc và bài tập trên lớp vốn không quen biết nhau, mà nó chỉ quen biết với con người, vì đã nghe qua rất nhiều tình huống thực tế trong công việc của thầy mà tôi cũng có thể linh hoạt áp dụng và ứng phó trong thực tế công việc của mình.

Nếu không có người thầy quyết tâm từ bỏ doanh nghiệp quay về trường dạy học, vậy thì bọn tôi có lẽ đã không có được nhiều tri thức quý báu tới như vậy.

Cũng giống như hướng nội và hướng ngoại vậy, tôi cho rằng phấn đấu và ổn định, nhiều khi cũng có liên quan tới tính cách của mỗi người.

Nếu bạn cảm thấy vui vẻ, cảm thấy hài lòng khi phấn đấu không ngừng, vậy thì phấn đấu chính là lựa chọn của bạn.

Nhưng ngược lại, nếu thứ bạn theo đuổi là sự ổn định, bạn thấy hài lòng với sự an ổn đó, vậy thì sao phải suy nghĩ nhiều?

Bất kể là loại nào, chẳng phải cũng đều có giá trị của nó ư?

3. Phấn đấu thực sự, không có tiêu chuẩn cố định

Ngày xưa, mọi người nói: bạn nghèo vì bạn không nỗ lực.

Hiện tại, câu nói này trở thành: tôi chỉ thế thôi, tôi có lý của tôi.

Nói như vậy không phải để khích lệ mọi người không nỗ lực, không phấn đấu nữa, mà là không khích lệ mọi người đâm đầu theo tiêu chuẩn “bạn cần phải thành công” để đi phấn đấu.

Xã hội hiện đại rất đa nguyên hóa, công việc nhiều khi chẳng qua cũng chỉ là một “trải nghiệm trong cuộc sống”.

Tôi có một đồng nghiệp cũ, sau khi đi làm được một năm, cô ấy quyết định nghỉ việc đi du học, nhưng đi học không phải vì muốn học lên cao, mà là để du lịch, để tới với một nền văn hóa và trải nghiệm mới, sau khi về nước, cô ấy làm đạo diễn chương trình cho đài truyền hình, một năm sau vào đại học làm giảng viên, sau lại cùng bạn mở một homestay, nói là vì muốn quen biết nhiều người hơn, sau đó nữa còn mở cả một hiệu sách…

Tôi hỏi vì sao lại phải lăn lội làm nhiều nghề như vậy, sao cứ thích “rước việc vào thân” như vậy?

Cô ấy nói: tôi không muốn nhàn rỗi.

​Thực ra, cuộc sống của cô ấy khiến rất nhiều người khác ngưỡng mộ. Không nhất định quá giàu có, nhưng ít nhất vẫn có thể nuôi được mình, không lo ăn mặc. “Tìm việc gì đó để làm” “nếu không lại rảnh quá”, chính là ý nghĩa mà công việc mang đến cho cô ấy. Còn việc làm gì, làm đâu, liệu có “sang chảnh” hay, ngược lại lại không quá quan trọng.

Lời kết:

Mỗi ngày, làm việc từ khi mở mặt cho tới tối muộn lên giường đi ngủ, đây chưa chắc đã là cầu tiến, phấn đấu.

Mỗi ngày đi làm tan làm đúng giờ, ở bên vợ con, thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè, tập thể dục thể thao, đây cũng chưa chắc đã là tham lam sự thoải mái.

Cũng giống như câu hỏi của cô em họ tôi: nhất định phải lên thành phố làm việc ư?

Tôi nghĩ, cầu tiến vươn lên thực sự, nên là nhiệt huyết với cuộc sống, có thể cảm nhận được cái gọi là “đáng sống”, chứ không phải so sánh mình khổ sở, vất vả, chua xót, nỗ lực hơn người khác bao nhiêu.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: Cafebiz

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ