Giải mã bí mật thị trấn không rác thải đầu tiên trên thế giới

0

Từ một thị trấn nhỏ vô danh tại Nhật Bản, Kamikatsu đang nổi lên như là một hiện tượng thú vị của thế giới với biệt danh “thị trấn không rác thải”.

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh và con đường hẹp quanh co trên đảo Shikoku, Kamikatsu trông giống như bất kỳ một thị trấn nào khác ở Nhật Bản. Nhưng vài năm gần đây, nhờ những thay đổi tích cực cho môi trường, nơi đây đã nổi lên như một hiện tượng về bảo vệ môi trường trên khắp thế giới.


Kamikatsu nép mình trong một thung lũng xanh mát

Một ngày ở thị trấn “zero waste”

Chưa đến 8 giờ sáng, trung tâm tái chế ở thị trấn Kamikatsu đã rất nhộn nhịp. Người dân địa phương đến xếp thành hàng, dỡ các túi đầy chai, lon và giấy vào hàng chục thùng có nhãn rõ ràng. Tất cả rác thải được mang đến sẽ được người dân tự giác sắp xếp vào đúng loại dưới sự giúp đỡ của nhân viên. Tổng cộng có đến 45 loại rác thải riêng biệt, riêng giấy cũng có đến 9 loại.

Nhớ lại những ngày đầu tiên Kamikatsu tái chế chất thải, chỉ chín loại rác được phân loại. Trong thời gian ngắn, nó đã tăng lên 34. Và cho đến gần đây, con số này nhảy vọt lên mức 45 loại, một con số không thể tưởng tượng được.


Những thùng đựng rác được xếp ngay ngắn

Rác được phân loại rất chi tiết

Hộp đựng bàn chải đánh răng cũ

Hộp mực in theo tên từng nhãn hiệu

Không chỉ khó khăn trong quá trình phân loại, các món đồ như túi nhựa và chai phải được rửa và sấy khô để tạo điều kiện tái chế.

“Phức tạp chứ!”, Naoko Yokoyama, một cư dân 39 tuổi vừa mang rác của mình đến trung tâm tái chế, nói. “Nhưng tôi đã trở nên ý thức hơn về môi trường kể từ khi tôi đến đây một năm về trước”, cô chia sẻ thêm.

Không chỉ mỗi Naoko nghĩ như vậy. Khi chương trình rác thải mới bắt đầu, nó đã tạo thêm gánh nặng cho rất nhiều người dân trong thị trấn, nhất là những cửa hàng tiện lợi hay nhà hàng với lượng rác thải lớn. Nhưng nhờ những quy tắc tái chế nghiêm ngặt cùng sự nhận thức của người dân, giờ đây phân loại rác đã trở thành một “nghi thức đạo đức”, theo lời Takeichi, một chủ cửa hàng tiện lợi ở đây.

“Tôi đã có ý thức quan tâm mọi thứ. Mỗi khi bỏ bất cứ thứ gì, tôi đều suy nghĩ hơn. Có thể vất vả và tốn thời gian hơn một chút, nhưng tôi nghĩ chúng ta đều có được sự giàu có trong tâm hồn”, anh nói.

Việc nhặt rác thậm chí không xảy ra ở Kamikatsu. Không có dịch vụ thu gom rác. Hầu như tất cả mọi người phải mang rác vào trung tâm thu gom, và chỉ có 20% là không thể tái chế được hoàn toàn.

Còn đối với những người già, có một chiếc xe tải cần mẫn sẽ đi khắp thị trấn để thu gom rác của họ. Người lái chiếc xe đó là Kazuyuki Kiyohara. Anh cũng là một người thực sự quan tâm đến sử dụng tài nguyên của trái đất một cách khôn ngoan và cực kì nhiệt tình tái chế. Anh cũng có đến 14 thùng rác riêng ở nhà.

“Tôi hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình về cách rửa những món đồ có thể tái chế đúng cách tại nhà. Mới đầu khi rửa, họ bị tôi ‘ép buộc’ làm lại vì vẫn chưa sạch sẽ. Đó quả là nhiện vụ ‘khó nhằn’”, anh nói.

Công cuộc tái chế

Trước năm 2003, thị trấn này cũng đốt rác như bao làng quê khác ở Nhật Bản. Nhưng cho dù đã đầu tư xây dựng một lò đốt rác với công nghệ mới, nó vẫn thải ra khí điôxin và gây ra những rủi ro về sức khỏe và an toàn với người dân.

Do vậy cả thị trấn buộc phải tìm một biện pháp khác. Một phương án được đưa ra là chuyển chất thải sang nơi khác và thuê lò đốt để xử lý, nhưng cách làm này nhanh chóng bị bác bỏ vì chi phí quá cao và không phải là một giải pháp bền vững.

Thay vào đó, chính quyền đã quyết định hướng đến mục tiêu tham vọng là hoàn toàn không rác thải, và “Học viện chất thải Zero”, do Akira Sanako đứng đầu, đã ra đời. “Học viện” này thực chất là một tổ chức phi lợi nhuận, với mục tiêu quản lý chương trình tái chế của thị trấn.


Akira Sanako

Ngoài việc giúp đỡ môi trường, tái chế cũng mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Đốt tất cả mọi thứ, hoặc giảm chi phí đến 6 lần bằng việc tái chế và quản lý rác thải ngay bây giờ“, Sanako nói.

Nói về những thành công hiện tại, cô hào hứng chia sẻ: “Mọi người đã quen với cách làm việc mới và thay đổi cách họ đối xử với những món đồ bỏ đi. Điều này sẽ trở thành thói quen mỗi ngày.”

Và cho đến nay, khoảng 1.500 cư dân của ngôi làng đã chứng minh rằng họ sẽ hoàn thành có khả năng hoàn thành nhiệm vụ “không rác thải” vào năm 2020, với tỷ lệ tái chế và tái sử dụng lên đến 80% trong số 286 tấn thải ra năm ngoái, gấp 4 lần so với mức trung bình của Nhật Bản hiện tại.

Sự đặc biệt về một thị trấn không gửi bất cứ chất thải nào đến các bãi chôn lấp hoặc lò đốt rác đã thu hút sự chú ý của quốc tế, đặc biệt là gần đây, khi nơi này tiến gần đến năm mục tiêu không rác thải – năm 2020. Theo tờ Associated Press viết hồi đầu năm, các phái đoàn đại diện các thành phố và nhóm môi trường ở ít nhất 10 quốc gia đã đến Kamikatsu để theo dõi và học hỏi những gì được cho là sự phân loại rác thải cộng đồng nghiêm ngặt nhất thế giới.


Kamikatsu – xanh và không còn rác thải

Và vượt ra ngoài thị trấn nhỏ này, mọi người nhận ra rằng việc giảm những gì bỏ đi hoàn toàn có thể là một bước tiến lớn trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ